Hình 3.1. Cơ cấu tổ chức KBNN Điện Biên
(Nguồn tài liệu: Văn phòng KBNN Điện Biên)
Về cơ cấu tổ chức KBNN Điện Biên gồm có 1 Giám đốc, 2 phó giám đốc, được tổ chức theo hệ thống gồm: Văn phòng KBNN Điện Biên và 9 KBNN huyện, thị xã trực thuộc. Tổng số cán bộ: 155 người trong đó trong đó có 81 nam, 74 nữ , trong đó ở văn phòng KBNN tỉnh 63 và KBNN cấp huyện là 92. Trong đó trình độ Thạc sỹ 04, đại học 120, cao đẳng 01, trung cấp 05, sơ cấp, chưa qua đào tạo 25. Đảng viên 107, người dân tộc 17, trình độ lý luận chính trị: Cao cấp 7, trung cấp 23 người. Cơ cấu tổ chức KBNN Điện Biên gồm Phòng Kế toán Nhà nước, Phòng Kiểm soát chi; Phòng Thanh tra – Kiểm tra; Phòng Tài vụ quản trị và Văn phòng.
Ngoài ra, KBNN Điện Biên có mối quan hệ làm việc thường xuyên với các đơn vị trên địa bàn như: Cục thuế, Sở Tài chính, Hải quan, Ngân hàng phát triển, Ngân hàng Nhà nước và các Ngân hàng thương mại khác. Đó là mối quan hệ tác nghiệp, phối hợp giải quyết để đảm bảo thu chi NSNN trên địa bàn được nhanh chóng kịp thời. Các đơn vị sử dụng kinh phí từ NSNN có quan hệ giao dịch với KBNN Điện Biên rất lớn, liên tục tăng hàng năm.
Hàng năm KBNN Điện Biên quản lý khối lượng tiền, tài sản tương đối lớn. Nếu năm 1990 quản lý 150 tỷ đồng thì đến năm 2014 là 172.863 tỷ đồng (tăng 1.152 lần). Số đơn vị giao dịch năm 1990 là 330 đơn vị, năm 2014 tăng lên 1.328 đơn vị (tăng 4 lần). Số Tài khoản mở tại kho bạc năm 1990 là 426 tài khoản, năm 2014 là 3.546 tài khoản (tăng 8,3 lần). Thông qua điều hoà vốn và các kênh thanh toán; quản lý kho quỹ… đã đảm bảo an toàn tuyệt đối, đáp ứng kịp thời nhu cầu thanh toán của các đơn vị thụ hưởng NSNN.
3.2. Thực trạng kiểm soát chi cho các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại Kho bạc Nhà nước Điện Biên
3.2.1. Cơ sở pháp lý
Công tác kiểm soát chi CTMT quốc gia xây dựng nông thôn mới được thực hiện theo các văn bản quy định của Quốc hội, Chính phủ, hướng dẫn của Bộ Tài chính, KBNN và các cơ quan có thẩm quyền liên quan. Đây là những cơ sở pháp lý
và nền tảng của việc đề ra cơ chế kiểm soát chi NSNN phù hợp. Đồng thời, nó cũng quy định cụ thể những vấn đề về: nguyên tắc kiểm soát, thanh toán các khoản chi; điều kiện, phương thức chi; hồ sơ kiểm soát chi; nội dung, quy trình kiểm soát c hi; phân định trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan liên quan đến kiểm soát chi..
Một số văn bản mang tính nguyên tắc chung nhất sau:
- Luật Ngân sách nhà nước số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002
- Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 06 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiếtvà hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước
- Luật Ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13 ngày 25/06/2015
- Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ngân sách nhà nước 2015.
- Thông tư số 342/2016/TT-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2016 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính Phủ.
- Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Hội nghị lần thứ 7 khóa X, về nông nghiệp, nông dân, nông thôn..
- Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về Ban hành bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới.
- Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020
- Quyết định số 342/QĐ-TTg ngày 20/2/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi một số tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới.
- Thông tư 21/2009/TT-BXD, ngày 30/6/2009 về Quy định việc lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng nông thôn Liên bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC, ngày 13 tháng 4 năm 2011 để hướng dẫn một số nội dung thực hiện Quyết định 800/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia
xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020
- Thông tư số 03/2013-TT-BKHĐT ngày 07/8/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Hướng dẫn thực hiện Quyết định số 498/QĐ-TTg ngày 21/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ bổ sung quy chế đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020.
- Thông tư 86/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011 của Bộ tài chính Hướng dẫn về quản lý, thanh toán vốn đầu tư, vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước (nay là thông tư 08/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016); Quyết định 282/QĐ-KBNN ngày 20/12/2012 của KBNN về việc ban hành Quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư trong nước qua KBNN.
- Thông tư 46/2010/TT-BTC ngày 08/4/2010 của Bộ tài chính Quy định quản lý, thanh toán, quyết toán vốn đầu tư cho các dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng – kinh tế xã hội của các huyện nghèo thực hiện Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giãm nghèo nhanh và bền vững đối với các huyện nghèo (nay là Thông tư 22/2015/TT-BTC ngày 12/2/2015)
- Thông tư 22/2015/TT-BTC ngày 12/2/2015 của Bộ tài chính Quy định quản lý, thanh toán, quyết toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư trên địa bàn các huyện nghèo và các huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao.
- Quyết định số 42/2002/QĐ-TTg ngày 19/3/2002 và Quyết định số 135/2009/QĐ-TTg ngày 04/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý, điều hành các Chương trình MTQG.
- Quyết định số 69/QĐ-BNN-VPĐP ngày 09/01/2017, về việc Ban hành sổ tay hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016- 2020.
- Thông tư số 05/2017/TT-BNNPTNT ngày 01/03/2017, hướng dẫn một số nội dung thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016- 2020.
13/4/2011, hướng dẫn một số nội dung thực hiện Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020.
- Thông tư liên tịch số 51/2013/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC ngày 02/12/2013, sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT - BNNPTNT-BKHĐT-BTC ngày 13/4/2011.
- Thông tư số 72/2010/TT-BTC ngày 11/5/2010, hướng dẫn cơ chế đặc thù về quản lý, sữ dụng chi phí, quản lý dự án đầu tư tại 11 xã thực hiện đề án “ Chương trình xây dựng thí điểm mô hình nông thôn mới, thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa”.
- Thông tư số 08/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016, về quản lý, thanh toán vốn đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước.
- Thông tư số 108/2016/TT-BTC ngày 30/06/2016, sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 08/2016/TT-BTC.
- Thông tư số 349/2016/TT-BTC ngày 30/12/2016, quy định về thanh toán, quyết toán nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020.
- Nghị định số 161/2016/NĐ-CP ngày 02/12/2016, về cơ chế đặc thù trong quản lý đầu tư xây dựng đối với một số dự án thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016- 2020.
- Quyết định số 558/QĐ-TTg ngày 05 tháng 4 năm 2016, ban hành Bộ tiêu chí huyện nông thôn mới.
- Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17 tháng 10 năm 2016, ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới giai đoạn 2016- 2020.
- Quyết định số 12/2017/QĐ-TTg ngày 22 tháng 4 năm 2017, ban hành quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016- 2020.
nông thôn mới giai đoạn 2016-2020..
- Ngoài ra, công tác kiểm soát chi của KBNN còn được thực hiện theo rất nhiều văn bản hướng dẫn riêng và những quy định cụ thể phù hợp với tính đặc thù của mỗi CTMT.
3.2.2. Tổ chức bộ máy và phát triển nguồn nhân lực kiểm soát chi
Chi NSNN trong thực hiện CTMTQG là khoản chi từ NSNN của các cấp ngân sách nhằm thực hiện nội dung của Chương trình, giúp các cấp chính quyền đạt được mục tiêu xây dựng NTM theo đúng kế hoạch chương trình đề ra. Do đó việc kiểm soát chi đầu tư thuộc nguồn vốn NSNN qua hệ thống Kho bạc Điện Biên được tổ chức chặt chẽ từ cấp tỉnh đến cấp huyện phù hợp với chế độ phân cấp quản lý NSNN và tổ chức hoạt động của hệ thống KBNN; theo đó nhiệm vụ Kiểm soát chi cho các dự án thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM từ ngân sách trên địa bàn tỉnh Điện Biên đều được quản lý và thanh toán tập trung, thống nhất qua Kho bạc.
3.2.2.1. Phòng kiểm soát chi
Từ tháng 10/2017 trở về trước phòng kiểm soát chi tại KNN tỉnh thực hiện kiểm soát chi phần chi phí chỉ đạo chương trình do Văn phòng điều phối Chương trình nông thôn và các sở, ban ngành cấp tỉnh quản lý; thông báo kế hoạch vốn đến Kho bạc huyện khi có quyết định giao vốn của UBND tỉnh; tổng hợp báo cáo, quyết toán vốn năm theo quy định. Phòng kiểm soát chi thực hiện kiểm soát thanh toán tất các khoản chi đầu tư XDCB, chi CTMTQG. Sau đó chuyển bộ hồ sơ thanh toán đến phòng kế toán để phòng kế toán thực hiện kế toán NSNN.
Từ 01/10/2017 sau khi thực hiện thống nhất một đầu mối kiểm soát chi, giao dịch viên một cửa thì công tác kiểm soát chi được phân công cụ thể cho các chuyên viên khác nhau đảm nhiệm phụ trách kiểm soát chi, đồng thời thực hiện nhiệm vụ nhập dữ liệu chứng từ trên hệ thống TABMIS, sau đó bộ chứng từ sẽ được chuyển đến bộ phận kế toán để tiếp tục thực hiện công tác kế toán NSNN.
3.2.2.2. Kho bạc nhà nước các huyện, thị
CTMTQG xây dựng nông thôn mới trên địa bàn; thực hiện việc báo cáo, quyết toán vốn năm gửi Kho bạc tỉnh theo quy định.
Hiện nay công tác kiểm soát chi các dự án được phân công cho các chuyên viên kiểm soát chi phụ trách kiểm soát chi đầu tư XDCB và CTMTQG, đồng thời thực hiện nhập số liệu thanh toán trên hệ thống TABMIS cũng như cập nhật số liệu trên hệ thống tổng hợp báo cáo đầu tư kho bạc và chịu sự kiểm soát của kế toán trưởng và lãnh đạo KBNN cấp huyện. Các chủ đầu tư, ban quản lý dự án thực hiện giao dịch chỉ với một chuyên viên KSC duy nhất, chuyên viên KSC là cán bộ trực tiếp quản lý hồ sơ và giải ngân vốn.
3.2.2.3. Phát triển nguồn nhân lực
Thực hiện Chiến lược phát triển KBNN đến năm 2020, KBNN Điện Biên đã kiện toàn, tinh gọn tổ chức bộ máy theo hướng tập trung quản lý điều hành và nâng cao tính chuyên môn hóa.
Bảng 3.1: Cơ cấu trình độ cán bộ KBNN Điện Biên
Đơn vị tính: Người Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Tổng số biên chế 162 166 159 154 155 147 Trình độ Thạc sỹ 2 2 2 2 4 19 Đại học 95 106 107 115 120 100 Cao đẳng 7 4 3 1 1 1 Trung cấp 26 24 19 10 5 5 Khác 32 30 28 26 25 22
(Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác năm 2014,2015,2016,2017,2018 và 2019 KBNN Điện Biên và tính toán tổng hợp của tác giả)
Qua bảng số liệu cho chúng ta thấy KBNN Điện Biên đã luôn không ngừng thực hiện tổ chức bộ máy cán bộ phù hợp với cơ cấu tổ chức bộ máy hành chính. Năm 2016 số lượng biên chế giảm 4% so với năm 2015, năm 2017 giảm 3% so với
năm 2016, năm 2019 giảm 5% so với năm 2018. Trình độ cán bộ công chức của KBNN Điện Biên cũng được cải thiện theo từng năm.
Hình 3.2: Cơ cấu trình độ cán bộ KBNN Điện Biên
(Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác năm 2014,2015,2016,2017, 2018 và 2019 KBNN Điện Biên và tính toán tổng hợp của tác giả)
gia xây dựng nông thôn mới tại Kho bạc Nhà nước Điện Biên
3.2.3.1. Nội dung kiểm soát:
Căn cứ hồ sơ đã nhận, chuyên viên kiểm soát chi thực hiện kiểm soát sự đầy đủ, tính pháp lý của hồ sơ tạm ứng, thanh toán (bao gồm cả việc kiểm tra mẫu dấu, chữ ký) phù hợp mã đơn vị sử dụng ngân sách, mục lục ngân sách, đầy đủ và thống nhất các chỉ tiêu ghi trên các hồ sơ, chứng từ đề nghị tạm ứng, thanh toán; đồng thời cần tập trung kiểm tra các nội dung sau:
- Dự án đã được giao kế hoạch vốn năm của cấp có thẩm quyền (theo nguồn vốn, niên độ kế hoạch vốn) và đã được nhập trên TABMIS theo quy định hiện hành, phù hợp với dữ liệu trên TABMIS.
- Kiểm tra các khoản đề nghị tạm ứng, thanh toán theo hợp đồng đảm bảo thuộc đối tượng thực hiện cam kết chi thì phải được quản lý, kiểm soát cam kết chi theo quy định hiện hành.
- Đối với hồ sơ đề nghị tạm ứng: Kiểm tra, đối chiếu hạng mục, nội dung công việc đề nghị tạm ứng có phù hợp với dự toán, hoặc hợp đồng đã ký. Kiểm tra mức vốn đề nghị tạm ứng phù hợp với quy định hiện hành, trong phạm vi kế hoạch vốn năm được giao.
- Đối với hồ sơ đề nghị thanh toán khối lượng hoàn thành: Đối với các công việc thực hiện theo hợp đồng: Kiểm tra, đối chiếu hạng mục, nội dung c ông việc, khối lượng hoàn thành ghi tại Bảng xác định giá trị khối lượng công việc hoàn thành đề nghị thanh toán, Bảng xác định giá trị khối lượng công việc phát sinh ngoài hợp đồng đề nghị thanh toán có phù hợp với tên công trình, hạng mục, nội dung công việc hoặc số lượng và danh mục thiết bị nếu có (đối với hợp đồng mua sắm thiết bị) quy định trong hợp đồng, phụ lục hợp đồng (nếu có) đã ký; giá trị khối lượng hoàn thành đề nghị thanh toán không được vượt giá trị hợp đồng kinh tế đã ký kết, hoặc dự toán được duyệt (trường hợp chỉ định thầu và thanh toán theo dự toán được duyệt hoặc trường hợp tự thực hiện hoặc phát sinh khối lượng ngoài hợp đồng thanh toán theo dự toán); phù hợp với từng loại hợp đồng, giá hợp đồng và các điều kiện trong hợp đồng. Đối với hợp đồng theo đơn giá: thực hiện kiểm tra, xem
xét sự phù hợp giữa đơn giá đề nghị thanh toán với đơn giá ghi trong hợp đồng, hoặc dự toán được duyệt nếu hợp đồng quy định thanh toán theo đơn giá trong dự toán được duyệt. Trường hợp đơn giá trong hợp đồng, hoặc dự toán được duyệt là