trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại Kho bạc Nhà nước Điện Biên
Bên cạnh những kết quả KBNN Điện Biên đã đạt được vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế. Những hạn chế trong công tác nhân sự, trong cơ chế quản lý, ứng dụng công nghệ thông tin…Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế là từ công tác tổ chức cán bộ, việc đào tạo, công tác tuyển dụng, cơ chế chính sách thiếu đồng bộ, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm soát chi cho các dự án thuộc CTMTQG xây dựng NTM. Một số những hạn chế và nguyên nhân cụ thể như sau:
3.3.2.1. Hạn chế
Những vấn đề còn tồn tại trong việc kiểm soát chi các dự án thuộc nguồn vốn CTMTQG xây dựng NTM tại KBNN Điện Biên là:
Thứ nhất, hạn chế về phân bổ dự toán (kế hoạch vốn) cho các dự án thuộc CTMTQG xây dựng NTM tại KBNN Điện Biên. Các dự án thuộc nguồn vốn CTMTQG xây dựng NTM mang tính chất đặc thù, phức tạp bởi CTMTQG đa dạng, được thực hiện ở nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, mỗi dự án lại có phạm vi, quy mô, mục tiêu, cách tổ chức thực hiện khác nhau, tính chất nguồn vốn phức tạp bao gồm vốn đầu tư phát triển, vốn sự nghiệp, vốn ngân sách trung ương, vốn ngân sách địa phương vì thế việc phân bổ dự toán còn chậm trễ và quy trình phức tạp. Đối với vốn ngân sách trung ương 100% là nguồn vốn trái phiếu chính phủ thì việc phân bổ dự toán phải thực hiện qua nhiều bước trên hệ thống TABMIS: Vụ ngân sách – Bộ Tài chính thực hiện nhập tổng và phân bổ dự toán nguồn trái phiếu chính phủ xuống cho từng tỉnh, sau đó sở Tài chính thực hiện phân bổ dự toán xuống cho từng dự án.
Các dự án thuộc CTMTQG xây dựng NTM có thời gian kéo dài vốn kế hoạch sang năn sau thường rất dài và không thống nhất giữa Luật đầu tư công và Nghị định Chính phủ nên phải phụ thuộc nhiều vào văn bản hướng dẫn của Bộ kế hoạch đầu tư. Phân cấp quản lý các dự án thuộc nguồn vốn CTMTQG xây dựng NTM cũng khác nhau làm cho công tác kiểm soát chi thêm phức tạp.
Quy định về ứng trước dự toán năm sau, để bảo đảm kỷ cương tài chính, Luật NSNN 2015 đã quy định việc ứng trước dự toán năm sau: “Ngân sách trung ương, ngân sách cấp tỉnh và ngân sách cấp huyện được ứng trước dự toán ngân sách năm sau để thực hiện các dự án quan trọng quốc gia, các dự án cấp bách của trung ương và địa phương thuộc kế hoạch đầu tư trung hạn nguồn NSNN đã được cấp có thẩm quyền quyết định. Mức ứng trước không quá 20% dự toán chi đầu tư xây dựng cơ bản năm thực hiện của các công trình xây dựng cơ bản thuộc kế hoạch đầu tư trung hạn nguồn NSNN đã được phê duyệt...” (Luật NSNN số 83/2015/QH13, 2015, trang 42). Do đó từ năm 2017, việc kiểm soát các dự án thuộc CTMTQG xây dựng NTM trong định mức ứng trước dự toán trở nên khó kiểm soát hơn đã đặt ra nhiều vấn đề cho KBNN Điện Biên.
Thông thường việc chuẩn bị dự toán đầu tư được thực hiện tốt trong kế hoạch giao đầu năm, tuy nhiên trong năm vẫn còn phát sinh dự án mới có tổng mức đầu tư lớn gây khó khăn trong quá trình thẩm định và cân đối vốn đầu tư theo quy định. Đa số các dự án cấp huyện, xã chưa thực hiện nghiêm túc việc giao danh mục chuẩn bị đầu tư trong kế hoạch đầu năm; chưa thực hiện thẩm nguồn vốn trước khi quyết định đầu tư.
Thứ hai, hạn chế về cơ chế quản lý các dự án thuộc nguồn vốn CTMTQG xây dựng NTM.Các dự án được đầu tư lồng ghép từ các nguồn vốn khác nhau, trong khi cơ chế quản lý của mỗi nguồn vốn đều có những khác biệt, chịu tác động của các nhân tố khác nhau vì vậy công tác kiểm soát, thanh toán của KBNN cũng trở nên phức tạp và khó khăn hơn. Từ tháng 10 năm 2017 trở về trước việc tổ chức kiểm soát chi cho các dự án thuộc CTMTQG xây dựng NTM còn chồng chéo do sự phân công đảm nhiệm giữa phòng kế toán và phòng kiểm soát chi, mỗi phòng đảm nhiệm các nguồn vốn khác nhau như phòng kiểm soát chi đảm nhiệm các nguồn vốn có tính chất đầu tư, phòng kế toán đảm nhiệm các nguồn vốn có tính chất thường xuyên, vốn sự nghiệp. Vì vậy khi một dự án được đầu tư bằng nhiều nguồn vốn khác nhau dẫn đến bị chồng chéo nhiệm vụ.
Thủ tục đăng ký mở tài khoản thanh toán qua KBNN cũng có vướng mắc khi với hai chủ đầu tư cùng một dự án do lồng ghép vốn. Theo quy định tại thông tư số 72/2017/TT-BTC ngày 17/07/2017 quy định BQLDA quản lý 1 dự án có tổng mức đầu tư nhỏ hơn 15 tỷ đồng thì không phải lập và duyệt dự toán thu, chi quản lý dự án; BQLDA quản lý nhiều dự án phải thực hiện lập dự toán thu chi quản lý dự án, phải mở tài khoản tiền gửi (Tài khoản 3731) tại KBNN. Theo nghị định số 161/2016/NĐ – CP ngày 02/12/2016 của Chính phủ thì: dự án thuộc CTMTQG giai đoạn 2016-2020 có quy mô nhỏ, kỹ thuật không phức tạp, nhà nước hỗ trợ đầu tư một phần, một phần do đóng góp của nhân dân, có mức đầu tư dưới 05 tỷ đồng, nằm trên một địa bàn xã do UBND xã quản lý. Như vậy đối với cơ chế vốn lồng ghép thì việc xác định mở tài khoản tiền gửi của Ban quản lý xã cũng bị chồng chéo và mâu thuẫn với nhau.
Luật NSNN số 83/2015/QH13 đã thay đổi hệ thống Mục lục ngân sách nhà nước năm 2017. Việc thay đổi hệ thống mục lục ngân sách bắt đầu từ đầu năm 2018 đã gây không ít khó khăn cho cán bộ kho bạc trong việc phân loại cũng như hạch toán kế toán các khoản chi đúng theo lĩnh vực, nhiệm vụ chi mới trong danh mục Mục lục ngân sách nhà nước. Theo đó, việc thay đổi hệ thống Mục lục ngân sách ảnh hưởng tới công tác tổng hợp báo cáo của Kho bạc về tình hình sử dụng dự toán. Một số lĩnh vực chi chưa có quy định cụ thể hướng dẫn cho đơn vị sử dụng ngân sách dẫn đến hiểu nhầm hoặc cố tình hiểu sai dẫn đến sai lệch về nội dung chi.
Thứ ba, hạn chế về hồ sơ thủ tục của chủ đầu tư: Đa số các dự án đầu tư XDCB nói chung và dự án thuộc nguồn vốn CTMTQG xây dựng NTM nói riêng thường thanh toán rất chậm trong những tháng đầu năm, chủ đầu tư, ban quản lý dự án chưa bám sát tình hình triển khai, quy trình ghi thu, ghi chi, công tác chuyển nguồn. Chủ đầu tư các dự án xây dựng chương trình nông thôn mới trên địa bàn xã là Ban quản lý xây dựng nông thôn mới xã do Ủy ban nhân dân xã quyết định, mặt khác UBND xã là cấp quyết định đầu tư, phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật các công trình có mức vốn đầu tư đến 3 tỷ đồng có nguồn gốc từ ngân sách. Như vậy
chế thì việc làm hồ sơ thanh quyết toán, chi phí quản lý dự án là vấn đề rất phức tạp đã ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân. Chủ đầu tư là người được Nhà nước giao nhiệm vụ quản lý, thực hiện các dự án nhưng chủ đầu tư chưa có biện pháp kiểm soát chặt chẽ tiến độ thực hiện và chế tài đủ mạnh đối với các đơn vị tư vấn, thi công thực hiện không đúng hợp đồng đã ký kết. Trong nhiều trường hợp không xác định được nguyên nhân chủ quan hay khách quan khi chậm tiến độ thực hiện gây khó khăn trong việc xem xét trách nhiệm.
Thứ tư, hạn chế về tạm ứng và thu hồi tạm ứng: Thông tư 08/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 của Bộ Tài chính quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư sử dụng NSNN thì việc tạm ứng vốn cho nhà thầu là do chủ đầu tư quy định; mức tạm ứng thông thường không vượt quá 50% giá trị hợp đồng và đảm bảo thu hồi hết khi khối lượng thanh toán hoàn thành 80% giá trị hợp đồng. Nhưng trên thực tế tạm ứng vốn đầu tư còn nhiều lúng túng và bất cập. Hầu hết chủ đầu tư và nhà thầu đều không có thõa thuận cụ thể, rõ ràng về mức thu hồi tạm ứng cũng như thời gian và số lần thu hồi tạm ứng dẫn đến gây áp lực cho chuyên viên KSC trong việc thu hồi tạm ứng khi thanh toán khối lượng hoàn thành đạt 80% giá trị hợp đồng. Tình trạng số dư tạm ứng kéo dài qua nhiều năm ngân sách.
Thứ năm, hạn chế về việc các dự án tồn đọng chậm quyết toán: Tại Điện Biên các dự án thuộc nguồn vốn CTMTQG xây dựng NTM từ năm 2015 đến nay thường thực hiện nhiều nguồn vốn khác nhau nên việc hoàn thành dự án phải tính theo nội dung nguồn vốn vì vậy tồn đọng các dự án chậm quyết toán. Việc kéo dài thanh toán các nguồn vốn CTMTQG xây dựng NTM từ nguồn trái phiếu chính phủ phải được sự chấp thuận của Bộ kế hoạch và Đầu tư. Việc chờ đợi văn bản thông báo danh mục dự án kéo dài của Bộ kế hoạch và Đầu tư thì mất nhiều thời gian và công đoạn.
Thứ sáu, hạn chế về chất lượng dịch vụ công: KBNN được coi là một đơn vị cơ quan hành chính cung cấp dịch vụ công. Chất lượng dịch vụ công được đánh giá từ nhiều nội dung khác nhau như quy trình dịch vụ công, thái độ phục vụ của cán bộ
công chức …Để đánh giá chất lượng dịch vụ công, hiện tại KBNN chưa có hệ thống chỉ tiêu cụ thể để đánh giá chất lượng dịch vụ công do đó để nâng cao chất lượng dịch vụ công. Một bộ phận cán bộ, công chức chưa có sự thay đổi về thái độ, tác phong làm việc, vẫn còn tồn tại các biểu hiện quan liêu, phiền hà, nhũng nhiễu, thiếu trách nhiệm trong thực thi công vụ ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ công của KBNN.
Thứ bảy, hạn chế trong ứng dụng công nghệ thông tin: Xuất phát từ yêu cầu của quản lý, với sự thay đổi về cơ chế quản lý chi ngân sách nhà nước, hệ thống quản lý ngân sách và kho bạc sau gần 10 năm vận hành, đến nay hệ thống đã có nhiều điểm không còn phù hợp. Về quản lý dự toán trên hệ thống TABMIS, hiện nay hệ thống TABMIS chưa theo dõi được chi tiết những nội dung về dự toán được chuyển nguồn quy định trong Luật NSNN số 83/2015/QH13 khó khăn cho Kho bạc trong việc xác định số chuyển nguồn để thực hiện quyết toán ngân sách cuối năm cho đơn vị. Hệ thống TABMIS cũng không theo dõi quản lý chi tiết trong tài khoản tiền gửi của đơn vị số nào là số tạm ứng, số nào là số thực chi, gây khó khăn trong việc kiểm soát thanh toán.
Về việc khai thác báo cáo phục vụ cho công tác quản lý, điều hành ngân sách, công tác quyết toán NSNN hàng năm, hệ thống báo cáo hiện nay được quy định theo Thông tư 77/2017/TT-BTC ngày 28/7/2017 về hướng dẫn Chế độ kế toán ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc nhà nước. Tuy nhiên các báo cáo này chỉ phục vụ cho công tác điều hành ngân sách và chủ yếu được khai thác trên hệ thống TABMIS. Ngoài ra để phục vụ cho hoạt động quản lý, một số nội dung hệ thống báo cáo hiện nay chưa đáp ứng được như so sánh số dự toán, số thực hiện giữa các kỳ kế toán khác năm hoặc các kỳ trong cùng một năm, số chi giữa các địa bàn khác nhau. Hệ thống TABMIS là một hệ thống tác nghiệp nên việc khai thác báo cáo còn hạn chế.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý NSNN còn hạn chế như trong việc triển khai dịch vụ công, đối chiếu mẫu dấu chữ ký của đơn vị. Hiện nay
tỷ lệ đơn vị tham gia dịch vụ công còn thấp do cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin chưa đáp ứng được. Việc đối chiếu mẫu dấu chữ ký của đơn vị còn phải thực hiện thủ công nên không tránh khỏi nhiều sai sót do chủ quan của cán bộ kiểm soát.
3.3.2.2. Nguyên nhân hạn chế
Nguyên nhân chủ quan
Thứ nhất về cơ cấu tổ chức bộ máy kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản nói chung và các dự án thuộc CTMTQG xây dựng NTM nói riêng còn chưa ổn định, đang trong quá trình thay đổi thường xuyên liên tục. Việc cắt giảm biên chế, tinh gọn bộ máy tổ chức theo chiến lược của KBNN đang trong quá trình thực hiện nên cũng còn nhiều bất cập. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ công chức KBNN Điện Biên còn hạn chế, nhất là việc kiểm soát chi các dự án thuộc CTMTQG xây dựng NTM có nhiều quy định, nguồn vốn lồng ghép, nhiều đơn vị quản lý nên còn nhiều chồng chéo.
Thứ hai về phối hợp tổ chức thực hiện các dự án thuộc CTMTQG xây dựng NTM. Do đặc thù của Chương trình CTMTQG xây dựng nông thôn mới bao trùm lên nhiều cấp, nhiều ngành, tổ chức,nhiều lĩnh vực và nhiều đối tượng thụ hưởng, cần sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ của các cấp, các ngành, các cơ quan đơn vị. Tuy nhiên, sự phân định quyền hạn, trách nhiệm không rõ ràng, còn trùng lắp, chồng chéo, nên công tác chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện giữa các cấp, các ngành, các tổ chức..còn thiếu sự thống nhất. Đặc biệt, vai trò của đơn vị chủ đầu tư đôi khi khá mờ nhạt, thụ động.
Thứ ba về ứng dụng công nghệ thông tin: với sự thay đổi về cơ chế quản lý chi ngân sách nhà nước, hệ thống quản lý ngân sách và kho bạc sau 10 năm vận hành, đến nay hệ thống đã có nhiều điểm không còn phù hợp. Về quản lý dự toán trên hệ thống TABMIS, hiện nay hệ thống TABMIS chưa theo dõi được chi tiết những nội dung về dự toán được chuyển nguồn quy định trong Luật NSNN số 83/2015/QH13 khó khăn cho Kho bạc trong việc xác định số chuyển nguồn để thực hiện quyết toán ngân sách cuối năm cho đơn vị.
sách, công tác quyết toán NSNN hàng năm, hệ thống báo cáo hiện nay được quy định theo Thông tư 77/2017/TT-BTC ngày 28/7/2017 về hướng dẫn Chế độ kế toán ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc nhà nước. Tuy nhiên các báo cáo này chỉ phục vụ cho công tác điều hành ngân sách và chủ yếu được khai thác trên hệ thống TABMIS, hệ thống kho dữ liệu. Ngoài ra để phục vụ cho hoạt động quản lý, một số nội dung hệ thống báo cáo hiện nay chưa đáp ứng được như so sánh số dự toán, số thực hiện giữa các kỳ kế toán khác năm hoặc các kỳ trong cùng một năm, số chi giữa các địa bàn khác nhau … Hệ thống TABMIS là một hệ thống tác nghiệp nên việc khai thác báo cáo còn hạn chế.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý NSNN còn hạn chế như trong việc triển khai dịch vụ công, đối chiếu mẫu dấu chữ ký của đơn vị. Hiện nay tỷ lệ đơn vị tham gia dịch vụ công ở KBNN Điện Biên còn thấp do cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin chưa đáp ứng được cũng như trình độ ứng dụng công nghệ thông tin của các đơn vị sử dụng ngân sách chưa cao. Việc đối chiếu mẫu dấu chữ ký của đơn vị còn phải thực hiện thủ công nên không tránh khỏi nhiều sai sót do chủ quan của cán bộ kiểm soát chi.
Thứ tư về chất lượng dịch vụ hành chính công: Chất lượng dịch vụ công được đánh giá từ nhiều nội dung khác nhau như quy trình dịch vụ công, thái độ phục vụ của cán bộ công chức, chuyên viên KSC…Để đánh giá chất lượng