4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài luận văn
3.3.1. Hạn chế, yếu kém và nguyên nhân
3.3.1.1. Hạn chế, yếu kém
- Tỷ lệ hộ nghèo của huyện có giảm nhưng vẫn còn rất cao (toàn huyện còn 811/4.899 hộ, chiếm tỷ lệ 16,55%). Trong đó còn 03/8 xã có tỷ lệ hộ nghèo từ 20% trở lên (xã Thanh Sơn 24,04%, Nam Sơn 25,99%, Đồn Đạc 30,6%). Tỷ lệ hộ nghèo có giảm theo đúng lộ trình đề ra hàng năm, nhưng vẫn còn nhiều hộ phát sinh nghèo. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2013 có giảm nhưng không có sơ sở vững chắc, do đối tượng điều tra, rà soát có sự thay đổi so với năm 2012 (Không xét vào diện hộ nghèo, hộ cận nghèo đối với những hộ gia đình chỉ có 02 vợ chồng trẻ tuổi đời dưới 40 hiện chưa có con hoặc nuôi con đang học phổ thông, có sức lao động, có tư liệu sản xuất nhưng lười lao động); không bình xét vào diện hộ nghèo, hộ cận nghèo đối với những hộ chỉ có người già, cao tuổi, nhưng con của họ có đời sống khá trở lên.
- Tỷ lệ hộ cận nghèo cao (656 hộ cận nghèo, chiếm 13,4% tổng số hộ trên địa bàn huyện) tiềm ẩn nguy cơ tái nghèo rất lớn, bởi vì mỗi khi có những tác động bất lợi đến hộ cận nghèo (thiên tai, dịch bệnh, ốm đau...) thì họ dễ bị tái nghèo trở lại do không đủ năng lực để đối phó với những biến cố đó. Kết quả giảm nghèo chưa bền vững; mức sống của hộ nghèo và hộ cận nghèo chưa có sự khác biệt đáng kể nên vẫn tiềm ẩn nguy cơ tái nghèo, nhất là khi có thiên tai, dịch bệnh xảy ra. Tốc độ giảm nghèo không đồng đều giữa các vùng, khu vực, tỷ lệ hộ nghèo còn chênh lệch cao, tập trung lớn ở các xã vùng cao, xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
- Cơ cấu kinh tế của huyện chuyển dịch chậm; sản xuất các lĩnh vực còn nhỏ lẻ, manh mún, năng suất, chất lượng, hiệu quả còn thấp, chưa có nhiều vùng sản xuất hàng hóa tập trung đảm bảo nguồn nguyên liệu cung cấp ra thị trường. Chưa khai thác được hết các tiềm năng, lợi thế của địa phương trong phát triển kinh tế xã hội, việc kết nối tiêu thụ sản phẩm hàng hóa còn khó khăn.
- Việc lồng ghép các chương trình phát triển kinh tế xây dựng nông thôn mới với chương trình 135, chương trình hỗ trợ phát triển sản xuất,… thực hiện các chính sách cho đồng bào dân tộc thiểu số, vùng khó khăn chưa mang lại kết quả như mong
3.3.1.2. Nguyên nhân
- Huyện Ba Chẽ là địa phương xuất phát điểm kinh tế - xã hội chậm phát triển, có khó khăn đặc thù, nguồn lực đầu tư của nhà nước còn hạn chế; tỉnh chưa có cơ chế chính sách đặc thù cho huyện miền núi vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Kinh tế xã hội trên địa bàn huyện tuy đã có sự phát triển nhưng còn thấp, chưa thực sự khai thác được thế mạnh của địa phương trong phát triển kinh tế, các nghị quyết thúc đẩy phát triển kinh tế, an sinh xã hội của huyện chưa thực sự đi vào đời sống nhân dân, bên cạnh đó do địa hình chia cắt phức tạp nên ảnh hưởng đến phát triển kinh tế của người dân.
- Điều kiện kinh tế - xã hội, địa lý của các xã nghèo, thôn nghèo còn khó khăn, một số phong tục tập quán lạc hậu ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, một bộ phận người nghèo còn tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào chính sách của Nhà nước làm cản trở mục tiêu giảm nghèo bền vững.
- Công tác phối hợp giữa các cơ quan, ban ngành, Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể và UBND các xã, thị trấn trong việc thực hiện công tác giảm nghèo chưa chặt chẽ và đồng bộ; công tác kiểm tra, giám sát còn hạn chế.
- Việc lồng ghép giữa cho vay vốn với tập huấn hướng dẫn cách sản xuất chưa gắn kết nên việc sử dụng vốn vay của hộ nghèo còn kém hiệu quả.
- Cấp ủy, chính quyền ở một số nơi chưa thực sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác giảm nghèo tại địa phương; biểu hiện trong việc chỉ đạo rà soát lập danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo để có biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo, tạo điều kiện cho những hộ nghèo tiếp cận các nguồn tín dụng, tiếp cận các các dự án, mô hình làm ăn có hiệu quả từ đó để họ vươn lên thoát nghèo bền vững.
- Trình độ dân trí không đồng đều, thiếu kiến thức và kinh nghiệm làm ăn; năng lực trong phát triển kinh tế hộ và tham gia phát triển kinh tế- xã hội của đia phương còn hạn chế; khi được hỗ trợ vay vốn thì không biết phát huy hiệu quả của đồng vốn, dẫn đến không hoàn được nợ; chưa có ý thức tiết kiệm; chưa chủ động tìm kiếm và tiếp cận các cơ hội phát triển cũng như chủ động phòng ngừa chống đỡ được với những cú sốc và áp lực bên ngoài. Nhiều mô kinh tế, hình kinh nghiệm giảm nghèo có hiệu quả chậm được áp dụng, phổ biến nhân rộng.
- Một bộ phận nhân dân vẫn còn có tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào nhà nước để được nhận sự hỗ trợ, trợ cấp của nhà nước; còn có tư tưởng bằng lòng với cuộc sống hiện tại, có gì dùng đấy, không chịu khó làm ăn, lười lao động, không tự vươn lên thoát nghèo.
- Sự vào cuộc của chính quyền ở một số xã đối với mục tiêu giảm nghèo còn chưa thỏa đáng; chậm triển khai, tổ chức thực hiện chủ trương, chính sách về giảm nghèo. Việc chỉ đạo, điều hành tổ chức thực hiện còn chung chung, thiếu giải pháp cụ thể phù hợp cho từng đối tượng và từng địa bàn khác nhau. Thiếu phối hợp chặt chẽ giữa các ngành và đoàn thể trong việc huy động các nguồn lực, xây dựng cộng đồng đoàn kết, tương trợ lẫn nhau phòng chống rủi ro, hỗ trợ sản xuất.
- Cán bộ giảm nghèo chưa được xem trọng, một số nơi bố trí cán bộ không đủ tầm, trình độ năng lực yếu phụ trách công tác giảm nghèo. Công tác tuyên truyền vận động của cấp ủy, chính quyền về xóa nghèo vươn lên làm giàu ở một số xã thực hiện chưa quyết liệt và thường xuyên; chưa làm tốt công tác tôn vinh, khen thưởng đối với các cá nhân có thành tích xuất sắc trong giảm nghèo.
- Cơ chế hỗ trợ, giúp đỡ hộ thoát nghèo, cận nghèo trong vòng 3 năm đầu ổn định cuộc sống chưa được quan tâm, phần nào tác động không nhỏ đến tâm lý, động lực thoát nghèo trong đối tượng hộ nghèo. Một số cơ chế hỗ trợ dành cho người nghèo của Trung ương đang tạo ra tâm lý ỷ lại của người người nghèo, chưa khuyến khích tính chủ động vươn lên của người nghèo.
3.4. Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo, góp phần giảm nghèo và phát triển kinh tế-xã hội huyện miền núi Ba Chẽ, tỉnh