4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài luận văn
3.1.3. Kết quả giảmnghèo tại huyện Ba Chẽ
Trong những năm qua, cùng với sự tăng trưởng kinh tế cao và tương đối ổn định, hàng loạt các chính sách XĐGN được triển khai đồng bộ ở tất cả các xã, thị trấn đã cải thiện đáng kể diện mạo nghèo đói ở huyện, đặc biệt là vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc. Những nỗ lực trên đã góp phần làm giảm nhanh tỷ lệ nghèo hộ nghèo của huyện từ 23,50% năm 2009 (chuẩn cũ) xuống còn 16,55% năm 2019 (chuẩn mới). Bộ mặt các xã nghèo đã có sự thay đổi đáng kể, chất lượng cuộc sống của người dân được nâng lên. Nhiều chính sách tạo cơ hội để người nghèo tiếp cận các dịch vụ sản xuất, dịch vụ xã hội cơ bản được thực hiện như lập quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo, huy động nguồn lực xóa nhà ở tạm bợ,… đời sống vật chất văn hoá tinh thần của nhân dân được nâng lên. Các chỉ tiêu của chương trình cơ bản hoàn thành theo đúng lộ trình, cụ thể:
- Tỷ lệ hộ nghèo bình quân hàng năm giảm 10%, không có hộ tái nghèo, phát sinh nghèo (Các hộ hộ tái nghèo, phát sinh nghèo hàng năm, nguyên nhân chủ yếu do ốm đau bệnh tật, thiếu lao động, mới tách hộ, đông con, lao động chính bị chết,…)
- Có 6 xã (Lương Mông, Minh Cầm, Đạp Thanh, Thanh Lâm, Thanh Sơn) đã được Chính phủ công nhận hoàn thành chương trình 135 của Chính phủ và thoát ra khỏi danh sách các xã đặc biệt khó khăn của Tỉnh.
- Nhận thức của nhân dân về công tác giảm nghèo đã có bước chuyển biến tích cực. Người dân đã thấy được trách nhiệm của mình trong việc XĐGN từ đó họ tự nỗ lực vươn lên thoát nghèo.
- Các chính sách, dự án giảm nghèo của nhà nước và của Tỉnh cơ bản đảm bảo tạo cho chương trình hiệu quả, nhất là chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng các xã, đặc biệt khó khăn; tín dụng hộ nghèo, khuyến nông, khuyến lâm, đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ giảm nghèo, dạy nghề cho lao động nông thôn,...
- Nhiều mô hình hay, cách làm mới đã đươc ứng dụng góp phần nâng cao hiệu quả năng suất lao động trong sản xuất nông – lâm nghiệp trên địa bàn, như: Mô hình trồng Nấm linh chi, trồng Ba kích tím, trồng Măng tre mai, thanh long, trồng cây chè rừng, nuôi gà đồi, ngan đen, trồng cây dược liệu,...
- Số lượng và tỷ lệ hộ nghèo giai đoạn 2016-2019:
+ Năm 2016 tổng số hộ toàn huyện tại thời điểm 31/10/2016 là 4.415 hộ, số hộ nghèo là 2.097 hộ (theo tiêu chí mới) chiếm tỷ lệ 16,48,13 %.
+ Năm 2017 tổng số hộ toàn huyện tại thời điểm 31/10/2017 là 4.588 hộ, số hộ nghèo là 1.624 hộ chiếm tỷ lệ 35,39%.
+ Năm 2018 tổng số hộ toàn huyện tại thời điểm 31/10/2018 là 4.746 hộ, số hộ nghèo là 1.299 hộ chiếm tỷ lệ 27,37%. Hộ cận nghèo 662 hộ, chiếm 13,94%.
- Năm 2019 tổng số hộ toàn huyện tại thời điểm 31/10/2109 là 4.899 hộ dân, số hộ nghèo là 811 hộ chiếm tỷ lệ 16,55%; hộ cận nghèo 656 hộ, chiếm 13,4% tổng số hộ trên địa bàn huyện.
Từ năm 2016 việc rà soát hộ nghèo được thực hiện theo Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020; Thông tư số 17/2016/TT- BLĐTBXH ngày 28/6/2016 của Bộ Lao động TB&XH hướng dẫn quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020.
Đánh giá kết quả giảm hộ nghèo huyện Ba Chẽ giai đoạn 2016-2019
Qua bảng trên cho thấy số hộ nghèo và tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua các năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân hàng năm 10%. Nhiều xã có tỷ lệ giảm nghèo rất tốt (Lương Mông, Đạp Thanh, Thanh Lâm); Tuy nhiên bên cạnh đó, một số xã còn có tỷ lệ hộ nghèo rất cao (xã Đồn Đạc, Nam Sơn). Nguyên nhân của sự khác biệt trên: Đối với những xã có tỷ lệ hộ nghèo thấp, nhận thức của cấp ủy, chính quyền đối với công tác giảm nghèo rất cao, đã quan tâm đầu tư xây dựng các mô hình kinh tế, vận động người dân tích cực tham gia triển khai thực hiện; làm tốt công tác giải quyết việc làm cho hộ nghèo; người dân nhận thức rõ hơn về trách nhiệm của bản thân và gia đình đối với công tác giảm nghèo. Ngược lại, những xã có tỷ lệ hộ nghèo cao, bên cạnh
yếu tố địa bàn rộng, bị chia cắt, giao thông đi lại khó khăn; ở đây các hình thức tổ chức sản xuất chưa được phát triển, vai trò của cấp ủy, chính quyền và cộng đồng tham gia vào hoạt động giảm nghèo còn hạn chế; nhận thức, tính chủ động tham gia các hoạt động giảm nghèo của người dân chưa cao.
Hoạt động giảm nghèo và chỉ số giảm nghèo trong thời gian quan trên địa bàn huyện Ba Chẽ đã có nhiều khởi sắc; tuy nhiên những kết quả trên chưa phản ánh đúng vấn đề giảm nghèo bền vững trong cộng đồng dân cư; những vấn đề mang tính trụ cột trong giảm nghèo bền vững chưa chưa được phân tích đánh giá một cách sát thực, chưa đi sâu vào giải quyết những nguyên nhân sâu xa, cản trở đến công tác giảm nghèo.
Bảng 3.1. Thực trạng hộ nghèo huyện Ba Chẽ giai đoạn 2016-2019
Nguồn: Niên giám thống kê năm 2019
3.2. Đánh giá chương trình giảm nghèo huyện Ba Chẽ
Để có số liệu phục vụ việc nghiên cứu đề tài, chúng tôi đã tiến hành điều tra 150 hộ thuộc 3 xã: Lương Mông, Thanh Lâm, Đồn Đạc, cụ thể:
Danh mục
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
Tổn g số hộ Hộ nghèo Tỷ lệ (%) Tổng số hộ Hộ nghèo Tỷ lệ (%) Tổn g số hộ Hộ nghè o Tỷ lệ (%) Tổng số hộ Hộ nghèo Tỷ lệ (%) Lương Mông 318 36 11,32 328 16 4,88 339 9 2,65 344 4 1,16 Minh Cầm 113 54 32,99 120 31 18,26 126 14 16,82 129 3 9,64 Đạp Thanh 409 257 45,69 429 176 34,81 447 113 28,3 466 43 16,5 Thanh Lâm 383 200 34,92 388 152 25,46 424 115 19,00 439 73 11,47 Thanh Sơn 343 219 60,59 364 182 46,05 380 152 36,36 391 94 25,74 Nam Sơn 540 347 61,14 566 236 57,17 602 200 54,83 608 158 38,18 Đồn Đạc 1.175 906 58,43 1.238 767 52,23 1.271 651 48,33 1.340 410 45,78 Thị Trấn 1.13 4 78 14,85 1.155 64 10,63 1.157 45 10,45 1.182 26 5,91 Tổng cộng 4.41 5 2.09 7 47,50 4.588 1.624 35,40 4.746 1.299 27,37 4.899 811 16,55
Bảng 3.2. Phân loại hộ điều tra
Stt Đơn vị Tổng Nghèo và cận nghèo Thoát nghèo
1 Lương Mông 40 20 20
2 Thanh Lâm 45 22 23
3 Đồn Đạc 65 30 35
Tổng 150 72 78
(Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, 2019)
Đối với các hộ nghèo chúng tôi tập trung điều tra nghiên cứu các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nghèo và các kiến nghị đề xuất của các chủ hộ nhằm tìm ra những giải pháp thiết thực giúp các hộ vươn lên thoát nghèo. Đối với các hộ không nghèo, chúng tập trung điều tra nghiên cứu thu nhập, kinh nghiệm sản xuất kinh doanh của các hộ để làm cơ sở cho các giải pháp thoát nghèo trên địa bàn toàn huyện. Bên cạnh đó là tìm hiểu các nguồn lực của các trong phát triển kinh tế của 02 nhóm hộ trên, thông qua đó hiểu rõ hơn về lý do của sự khác biệt giữa nhóm hộ nghèo và không nghèo.
3.2.1. Năng lực của người dân trong giảm nghèo bền vững
a. Vốn nhân lực: Hộ nghèo theo độ tuổi và quy mô nhân khẩu
Trong nhóm hộ nghèo, số lao động bình quân/hộ gia đình là 1,83 thấp hơn so với nhóm hộ không nghèo và thoát nghèo là 2,31; số lao động trực tiếp tham gia sản xuất và có nghề phụ của nhóm hộ nghèo cũng thấp hơn so với nhóm hộ không nghèo.
Bảng 3.3. Lao động của hộ gia đình
TT Số lao động hộ
Hộ nghèo và cận
nghèo không nghèo
Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) 1 Không có lao động 0 0 2 Từ 1 đến 2 lao động 75 78.13 58 56.86 3 Trên 2 lao động 21 21.88 44 43.14 4 Lao động bình quân/hộ 1,83 2,31
5 Lao động Lâm-nông nghiệp (người) 152 80,85 183 77,54
6 Lao động có nghề phụ (người) 36 53
Việc thiếu lao động là một trong nguyên nhân tác động đến khả năng phát triển kinh tế, vượt qua ngưỡng nghèo của các hộ gia đình. Phân tích bảng tổng hợp hộ nghèo theo độ tuổi (Bảng 3.4) cho thấy lứa tuổi mà thuộc diện nghèo cao nhất là từ 18-30 và từ 31-40 tuổi; diện hộ nghèo từ 41 tuổi trở lên có xu hướng ổn định, tăng giảm không nhiều qua các năm. Nguyên nhân của thực trạng trên là do:
Nguyên nhân thứ nhất: Tỷ lệ hộ gia đình trong độ tuổi từ 18 đến 40 cao, phần lớn là do các hộ mới tách khẩu, chưa được chia đất rừng, diện tích đất phục vụ cho sản xuất nông nghiệp ít hoặc không có; nhóm hộ này phải đầu tư cho xây dựng nhà cửa, vật dụng trong gia đình, phương tiện sản xuất; nhiều hộ gia đình phải nuôi con nhỏ.
Bảng 3.4. Hộ nghèo theo độ tuổi năm 2015-2019
Stt Năm Danh mục Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 1 Tổng hộ nghèo 1.000 2097 1624 1299 811 2 Tổng số khẩu 4.452 9.437 7.307 5.711 3.611 3 Tuổi từ 18-30 (hộ) 415 853 580 382 153 Số khẩu 1.652 2.619 1.777 1.436 596 4 Tuổi từ 31-40 (hộ) 283 589 624 478 185 Số khẩu 1.429 2.961 3.156 2.393 905 5 Tuổi từ 41-60 (hộ) 216 427 316 250 312 Số khẩu 1.135 2.169 1.593 1.220 1.565 6 Tuổi từ 61 trở lên (hộ) 86 228 211 189 161 Số khẩu 321 849 781 662 545
(Nguồn: Số liệu tổng hợp từ Phòng Lao động TBXH huyện)
Nguyên nhân thứ hai: Là do tỷ lệ lao động phụ thuộc trong gia đình rất cao, quy mô nhân khẩu bình quân của nhóm hộ nghèo năm 2019 là 4,51 nhân khẩu/hộ; trong khi đó nhóm hộ không nghèo quy mô là 3,94 nhân khẩu/hộ. Đặc biệt qua kết quả điều tra phần lớn các hộ gia đình trẻ được tách hộ thì vợ ở nhà chăm con nhỏ, làm việc nhà, người chồng chịu trách nhiệm chính trong việc tìm kiếm các khoản thu
Nguyên nhân thứ ba: Là do tư tưởng của chủ hộ muốn tách khẩu để được hưởng các cơ chế hỗ trợ về đất đai, nhà ở; đặc biệt là một bộ phận không nhỏ thanh niên còn mang nặng tâm lý trông chờ, ỷ lại vào nhà nước, lười lao động; ý thức chưa đầy đủ về việc phải tự giải thoát mình khỏi cảnh nghèo khó, chưa lo tích góp vốn để đầu tư phát triển sản xuất - kinh doanh; còn cho rằng, đầu tư xóa đói, giảm nghèo là việc của Nhà nước, của chính quyền các cấp. Đối với nhóm hộ nghèo có độ tuổi từ 40 tuổi trở lên phần lớn nằm trong diện ốm đau, tàn tật; trong đó đáng chú ý là một bộ phận không nhỏ hộ gia đình có điều kiện về kinh tế (diện tích rừng lớn, có lao động…) nhưng không muốn thoát nghèo, không công khai các nguồn thu nhập trong quá trình điều tra, bình xét,… một bộ phận thì mắc vào tệ nạn xã hội là cờ bạc (nhóm hộ này tập trung tại các thôn Lang Cang, Nà Làng, Khe Vang xã Đồn Đạc).
- Trình độ học vấn của chủ hộ
Trình độ văn hóa của chủ hộ có ảnh hưởng lớn trong việc tiếp thu khoa học kỹ thuật, đến trình độ tổ chức điều hành sản xuất cũng như chi tiêu của hộ. Kết quả điều tra tổng hợp (bảng 3.5) cho thấy trình độ của những hộ nghèo thấp hơn hẳn những hộ không nghèo. Trình độ trung bình của chủ hộ nghèo là lớp 5 còn những hộ không nghèo là lớp 7.
Bảng 3.5. Trình độ học vấn của chủ hộ
Stt Trình độ chủ hộ
Hộ nghèo và cận
nghèo không nghèo
Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%)
1 Chưa tốt nghiệp Tiểu học 25 26,04 12 11,76
2 Tốt nghiệp Tiểu học 57 59,38 58 56,86
3 Tốt nghiệp THCS 14 14,58 25 24,51
4 Tốt nghiệp THPT 0 7 6,86
Trung bình năm 5,708 7,039
(Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, 2019)
cao trình độ cho các hộ gia đình ở nông thôn miền núi là rất cần thiết. Tuy nhiên trong quá trình khảo sát của nhóm điều tra cho thấy nhiều hộ nghèo có trình độ THCS và đều thuộc các hộ gia đình trẻ; Ở đây có thể xác định được nguyên nhân nghèo của hộ là do không biết cách làm ăn, thiếu kiến thức về khoa học kỹ thuật. Do vậy cần phải đẩy mạnh hơn nữa việc nâng cao trình độ nhận thức cho người dân, để họ có thể tiếp cận với trình độ kỹ thuật mới, phân tích được thông tin thị trường, để từ đó họ có thể áp dụng cho hoạt động sản xuất, giúp họ tự thoát nghèo.
Bên cạnh yếu tố nâng cao trình độ học vấn và kiến thức sản xuất cho các hộ gia đình, thì một nội dung quan trọng khác là động viên, đưa được lực lượng lao động trẻ là con em của các hộ dân đã tốt nghiệp THCS, THPT đi học nghề, làm việc trong ngành than hoặc lao động tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Thực tế cho thấy nếu một hộ nghèo có một lao động được tuyển dụng làm việc tại các đơn vị trên thì với mức lương, công lao động hiện tại có thể hỗ trợ gia đình thoát nghèo một cách hiệu quả.
- Kinh nghiệm sản xuất của chủ hộ
Kinh nghiệm sản xuât của chủ hộ có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo ra nguồn thu nhập ổn định cho hộ gia đình, nâng cao hiệu quả sản xuất. Khi lao động gia đình có kỹ năng và kiến thức tốt sẽ góp phần đa dạng hóa việc làm, thực hiện tốt hơn các hoạt động sản xuất phi nông-lâm nghiệp góp phần nâng cao thu nhập cho hộ gia đình.
Bảng 3.6. Tổng hợp kinh nghiệm sản xuất của chủ hộ
Stt Chỉ tiêu ĐVT
Hộ nghèo và cận
nghèo không nghèo Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%)
1 Học nghề Hộ 37 38,54 54 52,94
2 Tập huấn chuyển giao KHKT Hộ 35 36,46 72 70,59
3 Thăm quan học tập kinh nghiệm Hộ 29 30,21 46 45,10
4
Được tư vấn, giúp đỡ của nhóm hộ trong cộng đồng (cầm tay chỉ việc)
Hộ 17 17,71 93 91,18
Từ kết quả điều tra cho thấy nhóm hộ nghèo có ít kinh nghiệm sản xuất hơn từ việc tham gia các lớp học nghề, tham gia tập huấn, tham quan học tập mô hình. Trong khi đó nhóm hộ thoát nghèo có số lượng hộ học nghề, được tập huấn rất cao. Điều đáng nói là ý thức tham gia các chương trình tập huấn của người dân, đặc biệt là nhóm hộ nghèo còn thấp, nhiều hộ gia đình có tư tưởng tham gia các lớp tập huấn phải được hỗ trợ kinh phí mới tham gia, nếu không được hỗ trợ thì ở nhà. Kết quả điều tra cũng cho thấy công tác tập huấn khoa học kỹ thật, hướng dẫn cách làm ăn cho người dân được triển khai phổ cập đến mọi người dân, không phân biệt giầu, nghèo. Tuy nhiên hiệu quả của các chương trình tập huấn vẫn chưa tạo ra được nhiều các bước đột phá trong chuyển đổi nhận thức, thúc đẩy sản xuất của người dân. Nguyên nhân là do nhiều nội dung mang tính chung chung, thiếu cụ thể, chưa sát với nhu cầu của người dân, đặc biệt là chưa có sự phân loại định hướng cho từng đối tượng cụ thể.
Kết quả điều tra cũng cho thấy, tính hiệu quả rất cao trong việc tư vấn, giúp đỡ nhau thoát nghèo, giúp đỡ nhau làm giầu trong cộng đồng dân cư; đặc biệt là việc học tập kinh nghiệm sản xuất từ những hộ tại địa phương theo hình thức cầm tay chỉ việc, 93% số hộ thoát nghèo được nhận sự tư vấn giúp đỡ thường xuyên của cộng đồng và của hộ khá giả, có kinh nghiệm làm ăn trong thôn xóm, anh em, họ hàng. Có thể nói đây là mô hình thực sự có hiệu quả, sát với thực tiễn, bám sát được các yêu cầu của nhóm hộ trong công tác giảm nghèo, làm giàu chính đáng.
- Khả năng đa dạng hóa việc làm
Khả năng đa dạng hóa việc làm được coi như là một phương cách cải thiện thu nhập của hộ nông thôn trong điều kiện thiếu hụt về đất đai phục vụ sản xuất. Hoạt động phi nông nghiệp và làm công, làm thuê, làm việc xa nhà là những nguồn thu