Hộ nghèo theo độ tuổi năm 2015-2019

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giảm nghèo ở huyện ba chẽ, tỉnh quảng ninh (Trang 73)

Stt Năm Danh mục Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 1 Tổng hộ nghèo 1.000 2097 1624 1299 811 2 Tổng số khẩu 4.452 9.437 7.307 5.711 3.611 3 Tuổi từ 18-30 (hộ) 415 853 580 382 153 Số khẩu 1.652 2.619 1.777 1.436 596 4 Tuổi từ 31-40 (hộ) 283 589 624 478 185 Số khẩu 1.429 2.961 3.156 2.393 905 5 Tuổi từ 41-60 (hộ) 216 427 316 250 312 Số khẩu 1.135 2.169 1.593 1.220 1.565 6 Tuổi từ 61 trở lên (hộ) 86 228 211 189 161 Số khẩu 321 849 781 662 545

(Nguồn: Số liệu tổng hợp từ Phòng Lao động TBXH huyện)

Nguyên nhân thứ hai: Là do tỷ lệ lao động phụ thuộc trong gia đình rất cao, quy mô nhân khẩu bình quân của nhóm hộ nghèo năm 2019 là 4,51 nhân khẩu/hộ; trong khi đó nhóm hộ không nghèo quy mô là 3,94 nhân khẩu/hộ. Đặc biệt qua kết quả điều tra phần lớn các hộ gia đình trẻ được tách hộ thì vợ ở nhà chăm con nhỏ, làm việc nhà, người chồng chịu trách nhiệm chính trong việc tìm kiếm các khoản thu

Nguyên nhân thứ ba: Là do tư tưởng của chủ hộ muốn tách khẩu để được hưởng các cơ chế hỗ trợ về đất đai, nhà ở; đặc biệt là một bộ phận không nhỏ thanh niên còn mang nặng tâm lý trông chờ, ỷ lại vào nhà nước, lười lao động; ý thức chưa đầy đủ về việc phải tự giải thoát mình khỏi cảnh nghèo khó, chưa lo tích góp vốn để đầu tư phát triển sản xuất - kinh doanh; còn cho rằng, đầu tư xóa đói, giảm nghèo là việc của Nhà nước, của chính quyền các cấp. Đối với nhóm hộ nghèo có độ tuổi từ 40 tuổi trở lên phần lớn nằm trong diện ốm đau, tàn tật; trong đó đáng chú ý là một bộ phận không nhỏ hộ gia đình có điều kiện về kinh tế (diện tích rừng lớn, có lao động…) nhưng không muốn thoát nghèo, không công khai các nguồn thu nhập trong quá trình điều tra, bình xét,… một bộ phận thì mắc vào tệ nạn xã hội là cờ bạc (nhóm hộ này tập trung tại các thôn Lang Cang, Nà Làng, Khe Vang xã Đồn Đạc).

- Trình độ học vấn của chủ hộ

Trình độ văn hóa của chủ hộ có ảnh hưởng lớn trong việc tiếp thu khoa học kỹ thuật, đến trình độ tổ chức điều hành sản xuất cũng như chi tiêu của hộ. Kết quả điều tra tổng hợp (bảng 3.5) cho thấy trình độ của những hộ nghèo thấp hơn hẳn những hộ không nghèo. Trình độ trung bình của chủ hộ nghèo là lớp 5 còn những hộ không nghèo là lớp 7.

Bảng 3.5. Trình độ học vấn của chủ hộ

Stt Trình độ chủ hộ

Hộ nghèo và cận

nghèo không nghèo

Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%)

1 Chưa tốt nghiệp Tiểu học 25 26,04 12 11,76

2 Tốt nghiệp Tiểu học 57 59,38 58 56,86

3 Tốt nghiệp THCS 14 14,58 25 24,51

4 Tốt nghiệp THPT 0 7 6,86

Trung bình năm 5,708 7,039

(Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, 2019)

cao trình độ cho các hộ gia đình ở nông thôn miền núi là rất cần thiết. Tuy nhiên trong quá trình khảo sát của nhóm điều tra cho thấy nhiều hộ nghèo có trình độ THCS và đều thuộc các hộ gia đình trẻ; Ở đây có thể xác định được nguyên nhân nghèo của hộ là do không biết cách làm ăn, thiếu kiến thức về khoa học kỹ thuật. Do vậy cần phải đẩy mạnh hơn nữa việc nâng cao trình độ nhận thức cho người dân, để họ có thể tiếp cận với trình độ kỹ thuật mới, phân tích được thông tin thị trường, để từ đó họ có thể áp dụng cho hoạt động sản xuất, giúp họ tự thoát nghèo.

Bên cạnh yếu tố nâng cao trình độ học vấn và kiến thức sản xuất cho các hộ gia đình, thì một nội dung quan trọng khác là động viên, đưa được lực lượng lao động trẻ là con em của các hộ dân đã tốt nghiệp THCS, THPT đi học nghề, làm việc trong ngành than hoặc lao động tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Thực tế cho thấy nếu một hộ nghèo có một lao động được tuyển dụng làm việc tại các đơn vị trên thì với mức lương, công lao động hiện tại có thể hỗ trợ gia đình thoát nghèo một cách hiệu quả.

- Kinh nghiệm sản xuất của chủ hộ

Kinh nghiệm sản xuât của chủ hộ có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo ra nguồn thu nhập ổn định cho hộ gia đình, nâng cao hiệu quả sản xuất. Khi lao động gia đình có kỹ năng và kiến thức tốt sẽ góp phần đa dạng hóa việc làm, thực hiện tốt hơn các hoạt động sản xuất phi nông-lâm nghiệp góp phần nâng cao thu nhập cho hộ gia đình.

Bảng 3.6. Tổng hợp kinh nghiệm sản xuất của chủ hộ

Stt Chỉ tiêu ĐVT

Hộ nghèo và cận

nghèo không nghèo Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%)

1 Học nghề Hộ 37 38,54 54 52,94

2 Tập huấn chuyển giao KHKT Hộ 35 36,46 72 70,59

3 Thăm quan học tập kinh nghiệm Hộ 29 30,21 46 45,10

4

Được tư vấn, giúp đỡ của nhóm hộ trong cộng đồng (cầm tay chỉ việc)

Hộ 17 17,71 93 91,18

Từ kết quả điều tra cho thấy nhóm hộ nghèo có ít kinh nghiệm sản xuất hơn từ việc tham gia các lớp học nghề, tham gia tập huấn, tham quan học tập mô hình. Trong khi đó nhóm hộ thoát nghèo có số lượng hộ học nghề, được tập huấn rất cao. Điều đáng nói là ý thức tham gia các chương trình tập huấn của người dân, đặc biệt là nhóm hộ nghèo còn thấp, nhiều hộ gia đình có tư tưởng tham gia các lớp tập huấn phải được hỗ trợ kinh phí mới tham gia, nếu không được hỗ trợ thì ở nhà. Kết quả điều tra cũng cho thấy công tác tập huấn khoa học kỹ thật, hướng dẫn cách làm ăn cho người dân được triển khai phổ cập đến mọi người dân, không phân biệt giầu, nghèo. Tuy nhiên hiệu quả của các chương trình tập huấn vẫn chưa tạo ra được nhiều các bước đột phá trong chuyển đổi nhận thức, thúc đẩy sản xuất của người dân. Nguyên nhân là do nhiều nội dung mang tính chung chung, thiếu cụ thể, chưa sát với nhu cầu của người dân, đặc biệt là chưa có sự phân loại định hướng cho từng đối tượng cụ thể.

Kết quả điều tra cũng cho thấy, tính hiệu quả rất cao trong việc tư vấn, giúp đỡ nhau thoát nghèo, giúp đỡ nhau làm giầu trong cộng đồng dân cư; đặc biệt là việc học tập kinh nghiệm sản xuất từ những hộ tại địa phương theo hình thức cầm tay chỉ việc, 93% số hộ thoát nghèo được nhận sự tư vấn giúp đỡ thường xuyên của cộng đồng và của hộ khá giả, có kinh nghiệm làm ăn trong thôn xóm, anh em, họ hàng. Có thể nói đây là mô hình thực sự có hiệu quả, sát với thực tiễn, bám sát được các yêu cầu của nhóm hộ trong công tác giảm nghèo, làm giàu chính đáng.

- Khả năng đa dạng hóa việc làm

Khả năng đa dạng hóa việc làm được coi như là một phương cách cải thiện thu nhập của hộ nông thôn trong điều kiện thiếu hụt về đất đai phục vụ sản xuất. Hoạt động phi nông nghiệp và làm công, làm thuê, làm việc xa nhà là những nguồn thu nhập quan trọng và phổ biến ở khu vực nông thôn.

Bảng 3.7. Đa dạng hóa việc làm của các nhóm hộ

Stt Nội dung

Hộ nghèo và cận

nghèo Thoát nghèo

Số hộ Tỷ lệ

(%) Số hộ Tỷ lệ (%)

1 Làm thêm, làm thuê 51 53,13 77 75,49

2 Kinh doanh dịch vụ 3 3,13 12 11,76

3 Lao động làm việc tại các khu

công nghiệp 0 6 5,88

4 Lao động làm trong ngành than 0 5 4,90

5 Xuất khẩu lao động 0 2 1,96

6 Nghề phụ 0 0

(Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, 2019)

Từ biểu điều tra cho thấy khả năng đa dạng hóa viêc làm của nhóm hộ nghèo thấp hơn nhiều so với nhóm hộ thoát nghèo, đặc biệt là việc thoát ly, đi làm việc tại các công ty doanh nghiệp. Đối với các nhóm hộ thoát nghèo sau khi đã vượt ngưỡng “đủ ăn”, đa số hộ có lợi thế đất đai sẽ đa dạng hóa để tăng thu nhập từ sản xuất lâm nông nghiệp bằng cách kết hợp trồng cây hàng hóa ngắn ngày và dài ngày, và phát triển chăn nuôi. Bên cạnh đó, một số hộ đã tìm cách tăng thu nhập phi nông nghiệp bằng cách đi làm ăn xa hoặc xuất khẩu lao động, đầu tư thương mại – dịch vụ, phát triển nghề truyền thống để đảm bảo dòng tiền và tăng thu nhập bền vững. Để giải quyết tốt vấn đề giảm nghèo, cần phải quan tâm đẩy mạnh hơn nữa việc đưa lao động nông thôn đi làm việc tại các công ty, đơn vị của Tập đoàn than và các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hạ Long, Móng Cái, Vân Đồn; gắn chặt việc dạy nghề với giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Bồi dưỡng cho người nghèo kiến thức về thị trường gắn với hướng dẫn cách làm ăn, tiếp cận các nguồn lực kinh tế góp phần tăng thu nhập.

b. Vốn tài chính của hộ - Thu nhập của hộ gia đình

Theo báo cáo của Chi cục thống kê huyện Ba Chẽ thu nhập bình quân đầu người 21triệu đồng/người/năm, năng suất lao động bình quân 51,23 triệu đồng/người/ năm. (Báo cáo của UBND huyện Ba Chẽ về tình hình kinh tế- xã hội huyện Ba Chẽ năm 2015). Theo kết quả điều tra, tổng thu nhập của hộ nghèo trên địa bàn huyện tương đối thấp (khoảng trên dưới 18.740.000,đồng/năm/hộ); theo đó, thu nhập trung bình của hộ thuần nông chỉ đạt 100.500 đồng/ngày, tức khoảng 3.015.000 đồng/tháng. Thu nhập khẩu/tháng được tính từ tổng thu nhập ròng của hộ (thu nhập toàn bộ trừ đi chi phí cho sản xuất) chia cho nhân khẩu và tính theo tháng. Kết quả cho thấy nhóm hộ nghèo có thu nhập khoảng trên dưới 590.000 đồng/tháng/người. Với thu nhập đầu người như vậy cho thấy nhu nhập và đời sống của nhóm hộ thuộc diện nghèo rất khó khăn, chưa có tích lũy để tái sản xuất và phát triển đời sống văn hóa tinh thần. Phần thu nhập này được tính toán tất cả các sản phẩm do hộ sản xuất ra bao gồm cả phần được sử dụng cho hộ gia đình. Như vậy thu nhập của người dân cơ bản còn rất thấp, chủ yếu cố gắng đảm bảo an toàn lương thực, thực phẩm.

Bảng 3.8. Cơ cấu thu nhập của hộ gia đình

Chỉ tiêu

Hộ nghèo và cận nghèo Không nghèo Giá trị (1000đ) Tỷ lệ (%) Giá trị (1000đ) Tỷ lệ (%) Tổng thu nhấp 18.740 100 47.280 100 Trồng trọt 3.342 17,83 6.990 14,78 - Ruộng 1.978 10,55 5.265 11,14 - Vườn 1.364 7,28 1.725 3,65 Chăn nuôi 5.657,6 30,19 15.254 32,26 - Gia súc 4.462 23,81 12.718 26,90 - Gia cầm 1.195,6 6,38 2.536 5,36 Lâm nghiệp 4.863 25,95 18.285 38,67 Dịch vụ 753,4 4,02 1.266 2,68 Thu khác 4.124 22.01 5.485 11,6

Cơ cấu thu nhập của nhóm hộ nghèo tuy khá đa dạng bao gồm từ vườn hộ, khai thác lâm sản, chăn nuôi, làm thuê và dịch vụ; tuy nhiên mức thu nhập này không cao và thường kém ổn định do quy mô sản xuất, chăn nuôi còn nhỏ lẻ; nhiều hộ gia đình không có đất để sản xuất, thu nhập phần lớn từ làm thuê (phát cỏ thuê, khai thác gỗ keo) hoặc từ khai thác tre nứa, lâm sản khác,... nhưng tính ổn định không cao, chỉ làm được vào ngày nắng, vào mùa khô. So với hộ nghèo, hộ thoát nghèo và hộ khá có thu nhập cao hơn, nguồn thu này được tính từ sản xuất lâm nghiệp, chăn nuôi, cây hoa mầu, dịch vụ và làm nghề khác. Những hộ không nghèo thường có nhiều diện tích đất rừng, thuận tiện lợi trong việc khai thác lâm sản và đầu tư phát triển trồng rừng hơn hộ nghèo. Như vậy hộ nghèo chủ yếu thu nhập từ cây hàng năm, ít được tiếp cận với thu nhập từ sản xuất Lâm nghiệp và sản xuất hàng hóa. Chăn nuôi đóng vai trò quan trọng trong thu nhập kinh tế hộ, các hộ thoát nghèo được nhờ có thu nhập từ chăn nuôi, ngoài ra những hộ được cấp đất rừng và sản xuất lâm nghiệp thường có thu nhập rất cao khi đến chu kỳ khai thác gỗ nguyên liệu, bên cạnh đó việc tận dụng thời gian làm thêm, làm thuê góp phần đáng kể vào cơ cấu thu nhập của hộ khá giả và hộ thoát nghèo.

- Tình hình sử dụng vốn và nhu cầu vay vốn

Vốn cho sản xuất tác động rất lớn đến kết quả sản xuất và thu nhập của các hộ gia đình; quy mô sản xuất được mở rộng hay thu hẹp lại là phụ thuộc vào nguồn vốn mà hộ dân nắm trong tay. Nhóm hộ có nguồn lực dồi dào thì quy mô sản xuất sẽ không ngừng được mở rộng, còn nhóm hộ không có nguồn lực vốn thì quy mô sản xuất không tăng lên; nếu khả năng sản xuất của hộ như nhau thì hộ nào có ít vốn hơn chắc chắn sẽ gặp khó khăn hơn. Khi quyết định đầu tư sản xuất hoặc mở rộng sản xuất thì buộc các hộ dân phải có vốn, trong đó vốn được hình thành từ các khoản tiết kiệm của hộ gia đình được dùng vào sản xuất và các khoản vốn vay khác. Đối với nhóm hộ có tiết kiệm cao sẽ chủ động về vốn đầu tư cho sản xuất hơn và ít chịu sự rủi ro hơn so với nhóm hộ có nguồn tiết kiệm thấp.

Kết quả điều tra cho thấy nhóm hộ nghèo có mức tích kiệm tiền mặt bình quân thấp (3,855 triệu đồng), trong khi đó nhóm hộ không nghèo có nguồn vốn tiết kiệm cao hơn 2,43 lần nhóm hộ nghèo. Nguyên nhân là do nhóm hộ nghèo ít đất sản xuất,

sản,… để đảm bảo an ninh lương thực nên không tạo được nhiều sự dôi dư về tài chính; Bên cạnh đó, trong cộng đồng dân tộc Dao (Dao Thanh Y, Dao Thanh phán) vẫn còn có thói quen sử dụng tiền bạc, người nào làm ra tiền thì người đó tiêu, không biết cánh hình thành nguồn tài chính chung trong gia đình. Tích lũy hạn chế, cùng với thiếu kiến thức về sản xuất, khoa học kỹ thuật là nguyên nhân của việc đầu tư sản xuất không mang lại hiệu quả cao ở nhóm hộ nghèo. Ngược lại những hộ có thu nhập càng cao, càng có điều kiện tích lũy để đầu tư tái sản xuất, và càng có cơ hội để tạo ra thu nhập.

Bảng 3.9. Tình hình sử dụng và nhu cầu vay vốn

TT Diễn giải ĐVT Hộ nghèo và

cận nghèo Hộ không nghèo So sánh (%) 1 Số hộ điều tra 72 78

2 Tiền tiết kiệm/hộ 1000đ 3.855 9.389 243,55

3 Số vốn vay/hộ

- Ngân hàng CSXH 1000đ 18.750 20.540 109,55

- Ngân hàng NN 1000đ 3.021 8.627 285,57

- Nguồn khác 1000đ 1.055 2.260 214,22

4 Nhu cầu vay tiếp 1000đ 20.000 30.000 150,00

(Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, 2019)

Đối với nguồn vốn vay, không có sự chênh lệch quá nhiều giữa các nhóm hộ. Nguyên nhân là do việc cung cấp nguồn vốn của các tổ chức tín dụng ở địa phương (Ngân hàng Nông nghiệp, Ngân hàng Chính sách xã hội huyện…) đã hoạt động tương đối tốt, đáp ứng được nhu cầu về vốn của tất cả các đối tượng có nhu cầu. Phân tích số liệu cho thấy, mức vay hiện nay của các hộ nghèo còn thấp, nguyên nhân là do những hộ này không có đất sản xuất hoặc diện tích đất sản xuất thấp, khó canh tác, không biết lập các phương án sản xuất, thiếu tài sản thế chấp,… phần lớn các hộ nghèo vẫn chỉ tiếp cận và quan tâm đến nguồn cho vay hộ nghèo là chủ yếu, chưa biết cách khai thác nguồn cho vay giải quyết việc làm của Chính phủ; ngồn vốn của Ngân hàng Nông nghiệp.

c. Vốn vật chất của hộ

- Thực trạng nhà ở, phương tiện sinh hoạt chủ yếu

Thiếu hoặc không có tài sản luôn là nguyên nhân gây ra nghèo đói đối với các hộ gia đình. Như các đôi vợ chồng trẻ, mới bước vào cuộc sống, có điểm xuất phát

thấp (giá trị tài sản ban đầu nhỏ) họ gặp rất nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh, trong việc tiếp cận thị trường. Các hộ có xuất phát điểm thấp thì rất dễ rơi vào cảnh nghèo đói nếu có rủi ro xảy ra. Để đánh giá khả năng đáp ứng một cuộc sống đẩy đủ của các nhóm hộ, tác giả đã tiến hành đánh giá tình hình trang bị tài sản phục vụ đời sống hàng ngày cua người dân.

Tình hình nhà ở và phương tiện sinh hoạt chủ yếu của nhóm hộ điều tra cho thấy, đa số các hộ nghèo có nhà bán kiên cố, nhà thiếu kiên cố và nhà tạm, số hộ có nhà kiên cố chiếm tỷ lệ rất nhỏ (7,29%), cá biệt con một số hộ đang sinh sống trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giảm nghèo ở huyện ba chẽ, tỉnh quảng ninh (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)