Đối tượng Chung Cán bộ xã Cán bộ huyện Số lượng (%) Số lượng (%) Số lượng (%)
Bản thân người nghèo 50 41,67 27 54,0 23 46,00
Chính quyền các cấp 16 13,33 09 56,25 07 43,75
Các hội, đoàn thể 20 16,67 12 60,0 08 40,0
Cộng đồng 14 11,66 08 57,14 06 42,86
Nhiệm vụ chung 20 16,67 11 55,0 09 45,0
Tổng 120 100 301 100 85 100
(Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, 2019)
Tìm hiểu nhận thức của cán bộ các cấp về cách thức giải quyết đói nghèo có ý nghĩa quan trọng vì các giải pháp mà họ đưa ra sẽ dựa trên cơ sở đó. Vì vậy, nghiên cứu đã đặt câu hỏi: “Theo ông/bà, định hướng chính để giảm nghèo bền vững nên tập trung vào giải pháp nào sau đây (đánh số từ 1 đến 4 theo thứ tự 1 là quan trọng nhất, 4 là ít quan trong nhất):
+ Hỗ trợ trực tiếp mang tính cho không (ví dụ: hỗ trợ bằng tiền mặt, thẻ bảo hiểm miễn phí, cấp giống, ưu đãi vốn,...)
+ Nâng cao năng lực cho người dân (ví dụ: thúc đẩy ý thức tự vươn lên, nâng cao kỹ năng sản xuất, khả năng quản lý kinh tế hộ gia đình,...)
+ Tạo môi trường thuận lợi (Ví dụ: thông tin cơ hội việc làm, cơ hội kinh doanh, kêu gọi đầu tư vào địa phương,...).
+ Cải thiện dịch vụ xã hội cơ bản (ví dụ: tăng chất lượng dịch vụ y tế, giáo dục, hạ tầng cơ sở,...)
Kết quả cho thấy, hai khía cạnh được đánh giá là quan trọng nhất là nâng cao năng lực cho người nghèo và tạo môi trường thuận lợi với 42,14% và 39,26%. Chỉ có 12,63% cho rằng hỗ trợ trực tiếp mang tính cho không là quan trọng nhất và chỉ có 5,97% cho rằng dịch vụ xã hội cơ bản là quan trọng nhất. Như vậy vấn đề hỗ trợ trực tiếp cho người nghèo để người nghèo vươn lên được cho là không thực sự hiệu quả.
Trong nội dung khảo sát về thái độ hay mức độ quan tâm của cán bộ các cấp đến công tác giảm nghèo xem họ có thích thú và nhận thấy tầm quan trọng với công tác này hay không. Kết quả cho thấy họ đều coi công tác này cũng giống như những công việc được giao khác mà họ phải thực hiện. Nguyên nhân hiện nay người dân vẫn rất mong muốn được nằm trong hộ nghèo để được hưởng các cơ chế chính sách, do vậy khi đến gia đình họ để tuyên truyền vận động, hướng dẫn họ triển khai thực hiện các mô hình dự án phát triển sản xuất để vươn lên thoát nghèo, thường nhận được cái nhìn thiếu thiện cảm, đôi khi còn bị gây cản trở bời những thành viên trong hộ gia đình. Một số địa phương còn khoán trắng cho cán bộ giảm nghèo, tuyên truyền vận động phong trào quần chúng tham gia giảm nghèo và tổ chức các hoạt động giảm nghèo yếu
c. Triển khai các chính sách tạo điều kiện cho người nghèo phát triển sản xuất, tăng thu nhập
- Chính sách tín dụng ưu đãi: Từ năm 2015-2019 từ chương trình cho vay hộ nghèo, chương trình cho vay giải quyết việc làm (Dự án 120) cùng với 6 chương trình cho vay khác tại Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện đã đầu tư trên 128.419 triệu đồng cho các hộ gia đình được thụ hưởng vay vốn để tổ chức kinh doanh, đầu tư sản xuất, tạo việc làm, thu hút thêm lao động, tăng thu nhập cho cả hộ gia đình và người lao động, cải thiện đời sống, góp phần giảm nghèo và ổn định an
sinh xã hội tại địa phương. Trong đó: Doanh số cho vay hộ nghèo là 62.450 triệu đồng cho 7.858 lượt hộ gia đình vay vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Chương trình vay vốn tạo việc làm đã được chú trọng giải quyết cho 234 dự án thuộc hộ gia đình và xây dựng 91 mô hình với 1.211 hộ tham gia, Hội đoàn thể vay vốn kinh doanh, phát triển sản xuất với số tiền 16.715 triệu đồng cho 2.337 lượt hộ vay, tạo việc làm cho trên 728 lao động và thu hút được 750 lao động mới. Đẩy mạnh chương trình cho vay xuất khẩu lao động, từ 2010 – 2019 đã giải quyết cho 111 hộ gia đình vay vốn với số tiền là 2.182 triệu đồng. Qua công tác kiểm tra việc sử dụng vốn vay, đại đa số các hộ vay vốn đều sử dụng vốn đúng mục đích và đạt hiệu quả.
- Hỗ trợ người nghèo về chính sách dạy nghề, tạo việc làm, xuất khẩu lao động: Xác định dạy nghề và tạo việc làm lao động nông thôn, nhất là người nghèo là việc làm rất quan trọng trong chương trình giảm nghèo. Hàng năm tạo việc làm mới cho trên 250 lao động trên địa bàn huyện. Từ năm 2009 đến năm 2013 huyện đã mở được 38 lớp đào tạo nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn với 1.307 học viên tham gia học tập, gồm các nghề: Cơ điện nông thôn, chăn nuôi gia súc gia cầm, kỹ thuật trồng và chăm sóc lúa lai, kỹ thuật chế biến món ăn, kỹ thuật trồng Nấm trên rơm, Kỹ thuật trồng nấm linh chi, sửa chữa xe máy, nuôi cá nước ngọt... Từ chỗ tạo việc làm tại chỗ, đã bước đầu có xuất khẩu lao động, trong 5 năm qua có 88 lao động phổ thông đi xuất khẩu lao động tại Malaysia. Thông qua việc triển khai công tác dạy nghề cho lao động nông thôn, nhiều nghề mới đã được mở ra phục vụ cho nông thôn, nông dân, làm thay đổi cơ cấu lao động góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn. Tuy nhiên còn gặp rất nhiều khó khăn do cơ sở dạy nghề ở huyện chưa có, nhu cầu học nghề không tập trung, mức hỗ trợ học nghề thấp,... vì vậy chưa khuyến khích được người nghèo tham gia học nghề.
- Các chính sách hỗ trợ đặc thù phát triển sản xuất:Trong những năm qua, thực hiện chương trình 135 của Chính phủ, Quyết định 4162 của UBND tỉnh Quảng Ninh, nhờ có sự quan tâm đầu tư về cơ sở hạ tầng và kinh phí hỗ trợ sản xuất. Huyện đã tập trung chỉ đạo các cấp, các ngành hướng dẫn, tập huấn kỹ thuật về cây trồng, vật nuôi để nâng cao trình độ sản xuất của bà con nông dân đồng thời tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất được sử dụng có
hiệu quả và đã phát huy được tác dụng các máy móc, thiết bị như máy cày, bừa đưa vào sản xuất có hiệu quả, nhân dân đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, giống cây trồng, vật nuôi, đưa các giống mới có giá trị kinh tế cao vào sản xuất, góp phần tích cực trong công tác giảm nghèo. Xây dựng đạt 91 mô hình với 1.211 hộ tham gia, phát triển sản xuất với số tiền 3.627,745 triệu đồng, các mô hình được xây dựng đều cơ bản thành công và đạt hiệu kinh tế quả cao, được bà con hưởng ứng, một bộ phận nhân dân đã học tập làm theo và nhân rộng mô hình. Tổng số vốn nhà nước hỗ trợ: 3.627,745 triệu đồng và nhân dân đóng góp: 334,5 triệu đồng.
- Chính sách trợ cước, trợ giá: đối với một số mặt hàng chính sách và giống cây trồng vật nuôi, với kinh phí là 3.683,9 triệu đồng. Ngoài các chính sách trên hàng năm huyện đã thực tốt các chính sách như hỗ trợ 5 lít dầu hỏa thắp sáng/năm cho hộ nghèo, hộ cận nghèo ở các vùng chưa có điện lưới theo quy định của nhà nước và của UBND Tỉnh, từ đó đã góp phần xây dựng nông thôn mới vùng cao.
- Chương trình hỗ trợ sản xuất trong xây dựng nông thôn mới.
+ Chương trình cải tạo vườn tạp: Huyện đã đầu tư từ nguồn vốn xây dựng nông thôn mới cho 1.155 hộ tham gia, trồng được 56.596 cây ăn quả các loại, với tổng mức đầu tư 1.220,750 triệu đồng Tập huấn kiến thức cho cộng đồng 9 lớp với 482 người tham gia. Ngoài ra còn tập huấn theo từng dự án sản xuất cho 1.363 lượt người tham gia.
+ Chương trình “mỗi xã một sản phẩm” từ nguồn xây dựng Nông thôn mới: Từ năm 2013, Huyện từng bước triển khai thực hiện đầu tư xây dựng mô hình “mỗi xã một sản phẩm”, phát triển 5 sản phẩm đặc thù của địa phương (Măng Mai, Mía tím, Ba Kích tím, Thanh Long, Nấm Linh chi) với tổng mức đầu tư 6.233 triệu đồng. Huyện cũng đã ban hành Nghị quyết về cơ chế hỗ trợ sản xuất nông – lâm - ngư nghiệp trên địa bàn huyện với việc thực hiện chính sách ưu đãi lãi suất tiền vay, hỗ trợ giống, phân bón; trong đó đã hỗ trợ lãi suất tiền vay cho 256 hộ, số tiền 254,8 triệu đồng; lũy kế sau hai năm thực hiện chính sách ưu đãi đã có 305 hộ được vay vốn với tổng số tiền 4.977,5 triệu đồng, hỗ trợ một lần sau đầu tư phát triển kinh tế trang trại, gia trại với tổng kinh phí 1.030 triệu đồng cho 8 trang trại, gia trại; hiện toàn huyện có 15 trang trại, gia trai.
+ Thủy lợi: Từ năm 2010 đến năm 2019 tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng mới, sửa chữa, nâng cấp 59 công trình thủy lợi vừa và nhỏ, nâng tỷ lệ kênh mương được kiên cố hóa từ 11,5% năm 2008 lên 65,5% năm 2013; nâng tổng diện tích chủ động tưới, tiêu 85,4 ha năm 2015 lên 930 ha năm 2019.
+ Giao thông: Trong 05 năm qua huyện đã tập trung các nguồn lực đầu tư nâng cấp 91,37km, mở mới 4,0 km đường giao thông tỉnh, huyện, trục xã, liên xã. Đến nay 100% số xã có đường giao thông đạt chuẩn của Bộ giao thông vận tải đến trung tâm xã, thông suốt cả 04 mùa; hệ thống đường trục thôn được cứng hóa 50%.
+ Điện: Tập trung đầu tư cải tạo lưới điện nông thôn đảm bảo yêu cầu kỹ thuật; Xây dựng mới 06 công trình điện, 17km đường dây tải điện hạ thế đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của ngành điện. Đến nay hệ thống lưới điện trên địa bàn đã cung cấp điện lưới quốc gia cho 75/75 thôn, bản, khu phố, đạt 100% số thôn bản có điện lưới quốc gia; nâng tỷ lệ hộ dân được sử dụng điện 90% năm 2010, lên 97% năm 2019.
- Thực hiện chương trình đưa cơ giới hóa vào nông lâm nghiệp: Tỷ lệ cơ giới hóa nông nghiệp tăng cao, những khâu công việc nặng nhọc đã được cơ giới hóa trong phần lớn các nông hộ, đẩy mạnh tiến động sản xuất, giảm sức lao động: Năm 2019 toàn huyện có 823 máy cày, bừa; 1.564 máy tuốt, máy xay xát, máy thái rau lợn, máy tạch hạt và 659 máy cắt cỏ; 472 cưa máy, 15 máy xúc, ủi các loại... chính vì vậy góp phần nâng cao năng suất, tăng hiệu quả kinh tế trong hộ gia đình.
Tổng nguồn vốn huy động 5 năm 2015-2019: 953.387,1 triệu đồng; trong đó: Vốn ngân sách nhà nước: 845.855,1 triệu đồng.
Bảng 3.15. Các nguồn lực được huy động cho phát triển nhanh kinh tế nông thôn huyện Ba Chẽ giai đoạn 2015-2019
Stt Chỉ tiêu Đvt Số lượng
1 Chương trình mục tiêu quốc gia Tr.đồng 24.530,9 2 Chương trình hỗ trợ có mục tiêu Tr.đồng 251.532,2
3 Kiên cố hóa trường lớp học Tr.đồng 5.032,0
4 Vốn vay ưu đãi Tr.đồng 32.200,0
5 Huy động các nguồn khác Tr.đồng 640.092,0
(Nguồn số liệu Phòng Tài chính- Kế hoạch huyện Ba Chẽ) * Tồn tại, hạn chế trong năng lực của Chính quyền
- Đội ngũ cán bộ chuyên môn làm công tác giảm nghèo ở các xã - thị trấn vừa thiếu, vừa yếu, lúng túng trong công tác tham mưu, triển khai thực hiện.
- Một số cấp ủy - chính quyền địa phương chưa nhận thức về ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác giảm nghèo nên thiếu sự tập trung đầu tư đúng mức và không được ưu tiên trong chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Có nơi công tác giảm nghèo không được xem trọng đúng mức, khoán trắng cho cán bộ giảm nghèo, tuyên truyền vận động phong trào quần chúng tham gia giảm nghèo và tổ chức các hoạt động giảm nghèo yếu, chưa phát huy tiềm năng thế mạnh sẵn có để đạt mục tiêu xóa nghèo.
- Công tác đào tạo nghề còn hạn chế (tỷ lệ lao động qua đào tạo chỉ đạt 16,65%), hiệu quả chưa cao, không đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động trong và ngoài nước, từ đó làm cho lao động thất nghiệp, thiếu việc làm có chiều hướng gia tăng.
- Các hoạt động tôn vinh các tấm gương nỗ lực vươn lên thoát nghèo còn ít; chưa có nhiều cơ chế động viên các cá nhân có thành tích giảm nghèo hoặc tích cực tham gia các chương trình tập huấn, hướng dẫn cách làm ăn; tổ chức các cuộc thi về giảm nghèo. Hạn chế trong tổ chức các liên quan đến tay nghề, năng suất lao động, sáng tạo,… từ cấp thôn bản trở lên
- Chưa xác định được các sản phẩm chủ lực, phát huy tiềm năng đất đai của địa phương. Sản xuất còn mang tính tự phát chưa có tổ chức sản xuất gắn với sản xuất-chế biến- tiêu thụ.
3.2.3. Năng lực của Cộng đồng
Thực hiện mục tiêu giảm nghèo các đoàn thể chính trị - xã hội của huyện đã tích cực tham gia bằng nhiều hình thức như: tuyên truyền vận động nhân dân hiểu rõ tầm quan trọng của công tác giảm nghèo, tổ chức các lớp hướng dẫn hội viên chăn nuôi, mua bán nhỏ, mở các lớp tập huấn chăn nuôi, trồng rừng, chuyển gia khoa học kỹ thuật, các lớp dạy nghề (Nấu ăn, Sơ cấp xây dựng, Trồng nấm Linh chi, chăn nuôi Thú y, chăn nuôi gia súc gia cầm, trồng cây dược liệu dưới tán rừng,...), giới thiệu cho vay vốn tín chấp thông qua Ngân hàng Chính sách…
Hàng năm, các tổ chức đoàn thể như Hội phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên đều có kế hoạch và giải pháp cụ thể giúp đỡ hội viên vươn lên thoát nghèo có địa chỉ, thông qua các mô hình, các giải pháp cụ thể như: "Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình", “Chi hội nông dân giúp nhau thoát nghèo”trong đó nội dung chủ yếu là phân công các chi hội, cá nhân giúp đỡ cụ thể với nhiều hình thức vốn, giống, ngày công, cho vay không lấy lãi. Thông qua những hoạt động này hàng năm đã giúp cho người dân nâng cao được nhận thức, tự lực vươn lên thoát nghèo.
* Tồn tại, hạn chế trong năng lực của cộng đồng
- Chưa triển khai thực hiện được mô hình khuyến nông “từ nông dân đến nông dân” trên cơ sở học hỏi từ người dân, phát huy vai trò lan tỏa của những người tiên phong; việc phát triển các tổ nhóm nông dân kết hợp giữa người nghèo và người không nghèo (người tiên phong) dựa trên các liên kết truyền thống trong cộng đồng còn hạn chế
- Công tác vận động các doanh nghiệp tham gia giúp đỡ hộ nghèo tạo công ăn việc làm và đưa lao động nghèo vào làm việc trong các doanh nghiệp của họ và xây dựng mối liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp trong việc tiêu thụ sản phẩm còn hạn chế.
- Chưa xây dựng được mô hình an sinh xã hội dựa vào cộng đồng trong việc phòng chống rủi ro, hỗ trợ sản xuất.
3.2.4. Dịch vụ công cộng và dịch vụ xã hội
- Hỗ trợ hỗ nghèo về nhà ở: Thực hiện chương trình hỗ trợ về nhà ở cho hỗ nghèo theo quy định tại Quyết định 167 ngày 12/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ, huyện Ba Chẽ có 453 hộ nghèo ở khu vực nông thôn được hỗ trợ nhà ở với số tiền 9.966 triệu đồng; hỗ trợ kinh phí cho các gia đình người có công xây dựng nhà ở từ nguồn quĩ đền ơn đáp nghĩa với số tiền là 790 triệu cho 23 gia đình. Chương trình hỗ trợ cho hộ nghèo về nhà ở đã giúp cho hộ nghèo có điều kiện cải thiện về nhà ở vững chắc và vươn lên thoát nghèo bền vững. Từ đó đã góp phần giúp cho các hộ yên tâm sản xuất và ổn định đời sống.
- Nước sinh hoạt cho hộ nghèo: Trong những năm qua Huyện đã tranh thủ được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước về các công trình thuỷ lợi. Xây dựng mới 22 công trình nước sinh hoạt nông thôn, tổng vốn đầu tư 14.683,9 triệu đồng. Sửa chữa nâng cấp 8