5. Kết cấu của luận văn
4.3.2. Hoàn thiện cơ cấu nguồn nhân lực của ngàn hy tế
Để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh phải đảm bảo một cơ cấu nguồn nhân lực y tế phù hợp, đặc biệt chú trọng đến cơ cấu nhân lực theo ngành đào tạo và cơ cấu phân bổ nhân lực theo tuyến (chuyên sâu, cơ sở).
4.3.2.1. Cơ cấu nguồn nhân lực đảm bảo tỷ lệ theo ngành đào tạo
Qua phân tích thực trạng cơ cấu nguồn nhân lực y tế thành phố Sông Công cho thấy, tỷ lệ dược sỹ đại học trên một bác sỹ và tỷ lệ điều dưỡng đại học trên một bác sỹ hiện nay đều đang ở mức thấp, vì vậy cần bổ sung số lượng dược sỹ đại học và nhân viên điều dưỡng cho các cơ sở khám chữa bệnh.
Muốn vậy, một mặt ngành y tế cần có các chính sách mạnh hơn để thu hút đối tượng dược sỹ; mặt khác, để đáp ứng số lượng nhân viên điều dưỡng cần giao nhiệm vụ cho trường Cao đẳng Y tế thành phố tổ chức đào tạo trong thời gian tới đảm bảo chỉ tiêu theo quy mô phát triển của ngành. Bên cạnh đó, để nâng cao chất lượng điều dưỡng, cũng cần có kế hoạch đào tạo liên thông từ trung học lên cao đẳng, từ cao đẳng lên đại học đối với nhân viên điều dưỡng của ngành y tế.
4.3.2.2. Cơ cấu nguồn nhân lực bảo đảm phân bố theo tuyến
Có một nghịch lý trong vấn đề sử dụng nhân lực y tế hiện nay là, trong khi các bệnh viện tuyến huyện và tuyến tỉnh đang thiếu trầm trọng bác sỹ thì có một số lượng bác sỹ phải phục vụ ở tuyến xã và các phòng y tế huyện. Một bác sỹ chính quy được đào tạo trong thời gian dài 6 năm chỉ có thể phát huy năng lực ở các cơ sở y tế có trang bị đầy đủ máy móc, phương tiện kỹ thuật cao. Trong tình trạng hiện nay nhiều bác sỹ đang làm công việc
hành chính ở các phòng y tế thành phố, bác sỹ không có điều kiện để làm việc tốt, thậm chí tay nghề bị mai một. Đối với phòng Y tế thành phố, nên bố trí cán bộ được đào tạo cử nhân y tế cộng đồng có kiến thức và kỹ năng chuyên về dịch tễ học và quản lý các chương trình y tế, triển khai các chính sách y tế để tham mưu cho Uỷ ban nhân dân các địa phương. Bên cạnh đó, cần tăng số lượng nữ hộ sinh hoặc y tá sản nhi và các lương y tại các trạm y tế xã. Có như vậy, sẽ phát huy tối đa nguồn lực y tế, tránh lãng phí đội ngũ bác sỹ ở tuyến xã và các phòng Y tế thành phố, để tăng cường cho các tuyến cao hơn đang rất thiếu bác sỹ như hiện nay, tức là tăng cung cho nguồn nhân lực y tế, mặt khác, đó cũng là một giải pháp tránh chảy máu nguồn lực y tế ở tuyến y tế cơ sở. Tuyến chuyên sâu cần bổ sung bác sỹ chuyên khoa cho các bệnh viện chuyên khoa như: lao, tâm thần, nhi, y học cổ truyền.
4.3.3. Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ ngành y tế