Kỹ thuật đo quang phổ huỳnh quang là phương pháp phân tích đựa trên sự biểu diễn mối quan hệ giữa cường độ huỳnh quang và bước sóng phát quang của một vật liệu phát quang khi vật liệu nhận ánh sáng kích thích nào đó và hấp thụ năng lượng bức xạ thích hợp và bức xạ ra photon (ánh sáng). Phổ huỳnh quang cho biết bước sóng đỉnh phát quang, các dịch chuyển quang học của điện tử của các tâm phát quang, các quá trình truyền năng luợng giữa các tâm phát quang…
Hình 2.5. Cơ chế phát xạ theo giản đồ năng lượng
Nguyên lý hoạt động của phương pháp quang phổ huỳnh quang khi tín hiệu kích thích từ nguồn sáng được chiếu trực tiếp lên mẫu để kích thích các điện tử từ trạng thái năng lượng thấp lên trạng thái bị kích thích, tín hiệu huỳnh quang phát ra do quá trình hồi phục của điện tử được phân tích qua máy đơn sắc và thu nhận qua đầu thu (thuờng là CCD hoặc ống nhân quang diện) để biến đổi thành tín hiệu điện đưa vào máy tính.
Hình 2.6. Sơ đồ nguyên lý đo quang phổ huỳnh quang
Chuẩn bị mẫu đo: Rửa sạch cuvet (thạch anh) trong suốt bằng nước cất hai lần và lau khô bằng giấy sạch. Tiếp theo, bơm dung dịch nano vàng vào cuvet sao cho mực chất lỏng choán hết khe hẹp (nhận ánh sáng kích thích). Sau đó, đặt cuvet chứa dung dịch nano vàng vào máy đo huỳnh quang tiến hành đo. Phép đo thực hiện trên máy đo phổ huỳnh quang FLS 1000 Tại Phòng thí nghiệm thực hành trường Đại học Khoa học Thái Nguyên. Kết quả thu được xử lý trên phần mềm Origin 8.0.
Hình 2.7. Máy đo phổ huỳnh quang FLS 1000 tại Phòng thí nghiệm thực