Đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 được đánh giá là một trong những đại
dịch nguy hiểm cấp độ cao, vượt lên trên tất cả những dịch bệnh gây chết người như Ebola ở Congo, Zika năm 2016 và Ebola năm 2014 ở Tây Phi. Đây đều là những trường
hợp được báo động nguy hiểm ở mức quốc tế. Tại Việt Nam tính đến hiện nay thì có thể
chia toàn cảnh dịch bệnh thành 3 giai đoạn chính.
Giai đoạn 1: Bắt đầu từ tối ngày 23/01/2020 (29 Tết Canh Tý), Bệnh viện Chợ Ray đã xác nhận 2 bệnh nhân (BN) dương tính với virut Corona chủng mới (SARS- CoV-2) đầu tiên tại Việt Nam. Đó là 2 cha con người Trung Quốc, người đàn ông (66 tuổi) đến từ Vũ Hán cùng vợ sang thăm con trai tại Long An. Trong thời gian ở tại Nha Trang (Khánh Hòa) đã lây bệnh cho 1 nữ nhân viên của khách sạn. Sau đó TPHCM cũng
xác nhận thêm 1 ca nhiễm là Việt Kiều trở về nước và đã quá cảnh tại sân bay ở Vũ Hán.
ô dịch trong giai đoạn đầu tiên bắt nguồn từ 6 nhân viên của một công ty Nhật Bản được
gửi sang Vũ Hán tập huấn từ tháng 11 và trở về Việt Nam vào ngày 17/1. Trong đó bệnh
nhân số 5 quê xã Sơn Lôi, huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc đã lây nhiễm cho 6 người khác
trong gia đình. Tại giai đoạn này, Trung tâm phòng chống dịch bệnh khẩn cấp COVID- 19 được kích hoạt, toàn bộ học sinh được nghỉ học, cách ly toàn bộ xã Sơn Lôi (Vĩnh Phúc). Đây đều là những bước quan trọng, phương pháp mạnh mẽ nhất trong giai đoạn 1 để phát hiện sớm nguồn lây, cách ly kịp thời, khoanh vùng nhanh, dập dịch triệt để. Tổng số bệnh nhân trong giai đoạn 1 tính đến ngày 25/2 là 16 ca nhiễm.
Giai đoạn 2: Sau hơn 20 ngày không có ca nhiễm mới, khi chỉ còn vài ngày là Việt
Nam có thể công bố hết dịch thì vào ngày 6/3/2020 UBND thành phố Hà Nội đã phải họp khẩn trong đêm khi xuất hiện bệnh nhân thứ 17 nhiễm COVID-19. Cùng với đó, thêm 20 bệnh nhân được công bố nhiễm dịch đều trên cùng chuyến VN0054 bay từ London (Anh) về Việt Nam. Chỉ vài ngày sau khi bệnh nhân 17 được biết dương tính với virus, bênh nhân số 34 tại Bình Thuận đã được xác nhận nhiễm bệnh và trở thành bệnh nhân siêu lây nhiễm khi đã lây cho 11 người khác. Với BN17 và BN34, Việt Nam bước sang giai đoạn 2 của cuộc chiến chống dịch. Giai đoạn này có 68 bệnh nhân nhiễm
mới, trong đó có 59 người đến từ nước ngoài. Nước ta vẫn áp dụng những mục tiêu theo
quyết định tạm dừng cấp thị thực cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam trong 30 ngày đồng thời bắt buộc cách ly 14 ngày với mọi trường hợp nhập cảnh.
Giai đoạn 3: Đây là giai đoạn hết sức khó khăn khi có nguy cơ lây lan trong cộng đồng và mất dấu F0. Chiều ngày 20/03, Bộ y tế đã công bố 2 BN nhiễm COVID-19 thứ 86 và 87 là 2 nữ điều dưỡng tại bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội). Đáng chú ý là 2 BN này đều không tiếp xúc trực tiếp với các bệnh nhân đã nhiễm trước đó. Cùng ngày, Bộ y tế cũng thông báo thêm BN91 là phi công của Vietnam Airlines trở về từ Anh. Ba bệnh nhân này đã mở đầu cho giai đoạn 3 của dịch COVID-19 tại Việt Nam. Nhà nước đã có những biện pháp mạnh mẽ và quyết liệt hơn trong giai đoạn chống dịch khó khăn này. Hai ổ dịch lớn trong giai đoạn này là bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) và quán bar Bulha (TPHCM) khi có 45 bệnh nhân liên quan. 27 BN là nhân viên Công ty TNHH Trường Sinh - công ty cung cấp đồ ăn, nước uống cho bệnh viện này, 18 BN liên quan tới ổ dịch
quán bar Bulha. Đáng lo ngại hơn là tất cả đều không truy vết được dấu của nguồn lây nhiễm (F0). Trước nguy cơ lây nhiễm lan rộng khó kiểm soát, cả Hà Nội và TPHCM đều thực hiện đóng cửa các cơ sở kinh doanh không thiết yếu, phun khử khuẩn, phong tỏa bệnh viện Bạch Mai để sàng lọc những ca nghi nhiễm như nhân viên, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân dự kiến lên đến 40000 người. Thủ tướng cũng kí chỉ thị số 15 quyết liệt phòng chống dịch, hạn chế tụ tập đông người. Ra thêm chỉ thị số 16, thực hiện
“Cách ly toàn xã hội” trong vòng 15 ngày, yêu cầu mọi người dân ở nhà, chỉ ra đường khi thực sự cần thiết, giữ khoảng cách an toàn 2m, không tụ tập quá 2 người tại nơi công
cộng, văn phòng, bệnh viện trường học.
Hiện tại, tính đến ngày 19/05/2020 Việt Nam có 324 ca nhiễm, không có ca nào tử
vong và hơn 90% bệnh nhân khỏi bệnh. Đã 33 ngày Việt Nam không có ca nhiễm mới từ cộng đồng, các hoạt động thường ngày cũng dần dần trở lại để phát triển đất nước. Tuy nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng hiện nay rất thấp nhưng vẫn còn tiềm ẩn. Mọi người cần thích nghi mới trạng thái “bình thường mới”, không lơ là với các biện pháp phòng bệnh được y tế khuyến cáo.