Trong công cuộc chống dịch COVID-19, Việt Nam được báo chí nước ngoài ca ngợi rất nhiều khi đã đạt “kết quả phi thường” vì đã nhiều ngày không phát hiện những ca nhiễm mới và không có ca tử vong nào. Người ta cũng gọi câu chuyện chống dịch của Việt Nam là “thành công ngoại lệ” khi Việt Nam là đất nước có đường biên giới dài với Trung Quốc, nước nhỏ dân đông và có thu nhập tương đối thấp mà chống dịch vẫn
Khóa luận tốt nghiệp
rất hiệu quả. Có rất nhiều những yếu tố bất lợi đối với Việt Nam khi tham gia công cuộc
này nhưng do đâu mà Việt Nam lại thành công đến vậy?
Góp phần không nhỏ trong trận chiến này phải kể đến cách thức cung cấp, truyền thông tin từ nhà nước đến với dân.Với tư tưởng phòng còn hơn chữa thì ngay từ khi ca nhiễm đầu tiên tại Trung Quốc được công bố, nước ta đã ngay lập tức tuyên truyền cách
hạn chế xâm nhập của virut như rửa tay, đeo khẩu trang thường xuyên qua các kênh thông
tin báo, đài, thời sự. Sau đó, khi bắt đầu bước vào giai đoạn 1 của chiến dịch nhiều kênh
thông tin được phát huy hơn như công thông tin của các tỉnh thành phố cũng dần đưa tin
những ca nhiễm bệnh theo tin tức được công bố . Tuy nhiên tại giai đoạn đầu này, trang thông tin của bộ y tế phát huy chưa hiệu quả khi các thông tin có độ trễ lớn. Nhiều tin tức
về các ca nhiễm còn cập nhập sau một số cổng thông tin thành phố Đà Nang, tỉnh Quảng
Ninh... các thông tin vẫn được cập nhật chính qua tin tức thời sự và các trang báo. Tại thời
điểm này, tin tức cũng rất đa dạng trên các trang mạng xã hội như Facebook nơi có nhiều
độ tuổi sử dụng và mức độ phổ biến lớn. Đa dạng bài viết mang tính cá nhân hóa cao, suy
đoán, tung tin giả gây hoang mang dư luận, rất khó để phân biệt được tin tức là đúng hay
sai khi một tin được quá nhiều chia sẻ người khẳng định nó. Chính vì thế, ngay lập tức Bộ
y tế đã cho ra mắt ngay trang tin điện tử chính thức về nCov và một app mang tên “Sức khỏe Việt Nam” giúp người dân nắm bắt về tình hình dịch bệnh và trang bị thêm những kiến thức về phòng chống dịch bệnh. Trên Facebook cũng có một fanpage “Thông tin chính
phủ” đã được xác nhận uy tín để cập nhật thông tin hằng ngày về COVID-19 và thêm những
tin tức nổi bật liên quan đến Việt Nam. Hơn nữa, đã có những quy định xử phạt về việc tung tin sai lệch sự thật về dịch bệnh, lên án mạnh mẽ những hành vi sai trái dẹp bỏ tin đồn
thất thiệt.
nhà” xác định các trường hợp nhập cảnh, nghi nhiễm nhằm giảm việc sai sót thông tin khi vẫn có người khai gian dối, không chịu hợp tác và thông báo thông tin cho những người tiếp cận thông tin kém đặc biệt là các vùng núi nơi điều kiện cơ sở vật chất vẫn còn thấp.
ICOVID-19: Where Trust In
Media Is Highest & Lowest
Share who trust what the media says about COVID-19 in selected countries (5-13 May, 2020)
Hình 2.1: Thống kê về sự tin tưởng vào thông tin trong nước về COVID-19
Theo thống kê mới nhất của YouGou (trụ sở tại Anh), 97% người Việt Nam tin tưởng Chính phủ đang xử lý COVID-19 tốt và 89% tin tưởng vào những gì phương tiện truyền thông nước nhà đăng tải về dịch bệnh. Đây là kết quả tốt hơn so với mong đợi khi trong thời đại internet phát triển hiện nay, tin tức thực nhanh nhạy nhưng cũng gây nhiều bất lợi trái chiều trong xác minh tính chân thực và quản lý thông tin.