CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUAN HỆ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM
2.2.1. Hoạt động xuất nhập khẩu Việt Nam vào thị trường Mỹ
2.2.1.1. Tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam sang Mỹ trước chiến tranh thương mại
Việt Nam và Mỹ là hai quốc gia có nguồn gốc xa xưa và đã trải qua nhiều thăng trầm lịch sử. Quan hệ Mỹ - Việt Nam từng là mối quan hệ giữa hai quốc gia đối đầu trực tiếp với nhau trong chiến tranh tầm cỡ thời đại. Trong 20 năm qua, kể từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ ngoại giao, quan hệ Việt - Mỹ đã không ngừng tăng cường và mở rộng, dựa trên những song trùng về lợi ích quốc gia và mang tính chiến lược lâu dài. Bên cạnh những thành tựu to lớn về hợp tác kinh tế - thương mại, văn hóa, giáo dục, khoa học cơng nghệ, khắc phục hậu quả chiến tranh, thì hợp tác an ninh - quốc phịng giữa hai nước trong những năm qua đạt được nhiều tiến bộ. Có thể kể đến thành tựu trong hợp tác kinh tế giữa 2 nước Việt Mỹ trong giai đoạn từ năm 2010 đến 2018, đã giúp quan hệ thương mại hàng hóa giữa hai nước đạt được những con số ấn tượng khi tổng trị giá xuất nhập khẩu giữa 2 nước tăng hơn gấp 3 lần. Cụ thể vào năm 2010, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của 2 nước chỉ đạt 18,02 tỷ USD nhưng đến năm 2018 con số này đã cán mốc 60,28 tỷ USD. Theo thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy rằng: tốc độ tăng xuất nhập khẩu bình quân giữa hai nước trong giai đoạn 2010-2018 này đạt 16,3%/năm. Nổi bật: tốc độ tăng xuất nhập khẩu trong năm 2011 đã tăng 19,2% so với 2010 và trong năm 2014 con số đó tăng lên 20,2%, cho đến năm 2018 tăng 18,3% so với năm trước.
Xuất khẩu
BVn xk Mỹ BVN xk TG
Nguồn số liệu tác giả tự tổng hợp: trademap.org Biểu đồ 2.6: Tổng giá trị hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ và thế giới. (Đơn vị: Tỷ USD)
Mỹ là một trong những đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam trong những năm qua. Tính từ thời điểm năm 2001, sau khi hai nước kí hiệp định thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ, quan hệ thương mại giữa hai nước đã có những bước vượt bậc, cụ thể đến nay giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2018 đạt 60,28 tỷ USD tức là đã tăng gấp hơn 43 lần so với thời điểm năm 2001(1,4 tỷ USD). Đặc biệt Mỹ là thị trường mà Việt Nam luôn xuất siêu với tốc độ tăng trưởng ngày càng lớn. (Số liệu từ Tổng cục Hải quan)
Những mặt hàng của Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sang thị trường Mỹ bao gồm: Các máy móc thiết bị điện; các mặt hàng may mặc, phụ kiện quần áo, dệt kim; giày dép; các mặt hàng thủy sản, sản phẩm nông sản... đây đều là những sản phẩm lợi thế của Việt Nam. Trong khi đó Mỹ xuất sang Việt Nam 43 nhóm mặt hàng, tuy nhiên chỉ có 2 nhóm hàng đạt giá trị xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD là nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử, linh kiện (2,29 tỷ USD) và nhóm hàng nhơm và các thiết bị liên quan (1,32 tỷ USD). Thêm nữa vào năm 2009 tổng giá trị hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang thị
trường Mỹ chiếm xấp xỉ 25,24% so với tổng giá trị hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường thế giới nhưng đến năm 2016 con số này chỉ chiếm 21,78%. Đây được xem là cơ hội cũng như thách thức đối với kinh tế Việt Nam.
• Nhập khẩu
Tổng giá trị hàng hóa Việt Nam nhập khẩu từ Mỹ Và Thế giới 300
BVn nk Mỹ BVN nk TG
Nguồn số liệu tác giả tự tổng hợp: trademap.org
Biểu đồ 2.7: Tổng giá trị hàng hóa Việt Nam nhập khẩu từ Mỹ và Thế giới.( Đơn vị: Tỷ USD)
Biểu đồ cho ta thấy: Tổng giá trị hàng hóa nhập khẩu của Việt Nam từ Mỹ có chiều hướng tăng lên qua các năm, tuy nhiên con số này khá thấp so với tổng giá trị hàng hóa mà Việt Nam nhập ờ các nước khác trên thế giới. Năm 2009, tổng giá trị hàng hóa mà Việt Nam nhập khẩu từ Mỹ chiếm 3,01 tỷ USD. Cho đến năm 2014, con số này tăng lên gấp đôi, xấp xỉ 6,28 tỷ USD và tăng lên 7,79 tỷ USD trong năm 2005. Mỹ là nước xếp thứ 6 sau các nước Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Bắc- Trung Quốc, Thái Lan về tổng giá trị hàng hóa mà Việt Nam nhập khẩu. Theo số liệu từ Tổng Cục Thống kê, trong năm 2016 giá trị hàng hóa Việt Nam nhập khẩu từ Mỹ đạt con số 8,71 tỷ USD. Nếu so sánh với giá trị hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu Mỹ thì quốc gia này đang nhập siêu của chúng ta tới 29,76 tỷ USD. Việt Nam là một trong 10 nước có xuất siêu lớn nhất vào thị trường Mỹ. Những mặt hàng chính mà Việt Nam nhập khẩu từ Mỹ thường là những mặt hàng cơng nghệ cao như: máy móc thiết bị, các linh kiện điện tử (chíp, chất bán dẫn...) các nguyên phụ liệu để sản xuất...
Theo tính tốn của tác giả dựa theo số liệu đã thống kê, năm 2009 tổng giá trị hàng hóa Việt Nam nhập từ Mỹ chỉ chiếm gần 4.3% so với tổng giá trị nhập khẩu của Việt Nam từ thế giới. Đến năm 2016, con số này cũng chỉ nhích nhẹ lên gần 5%. Điều này cũng cho thấy rằng, Việt Nam dù tổng giá trị nhập khẩu từ Mỹ qua các năm đều có xu hướng tăng lên tuy nhiên chúng ta vẫn duy trì tỷ trọng nhập hàng cố định từ Mỹ.
• Cán cân thương mại
35 30
Cán cân thương mại của Việt Nam - Mỹ
25 20 15 10 5 0 ■ CCTM VN-Mỹ
Nguồn số liệu tác giả tự tổng hợp: trademap.org Biểu đồ 2.8: Cán cân thương mại của Việt Nam và Mỹ ( Đơn vị: Tỷ USD).
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, Mỹ là đối tác thương mại lớn thứ 2 của Việt Nam (chỉ đứng sau đối tác Trung Quốc). Đây cũng là thị trường mà Việt Nam đạt mức thặng dư thương mại hàng hóa lớn nhất và liên tục thặng dư trong nhiều năm qua, cụ thể năm 2015 đạt mức thặng dư 25,68 tỷ USD và năm 2016 lên đến 29,76 tỷ USD.
2.2.1.2. Tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam vào thị trường Mỹ khi chiến tranh thương mại xảy ra
Ngay trong năm đầu tiên của nhiệm kỳ, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã có chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam và dự Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC). Ơng cũng chọn Việt Nam là đất nước đặt chân đầu tiên trong số các nước Đông Nam Á trong chuyến đi công du Châu Á của mình. Điều này cho thấy rằng Tổng thống Donald Trump vẫn đang ưu tiên quan hệ với Châu Á và đánh giá cao vai trò của Việt Nam trong phát triển khu vực
23/1/2017: Tổng thống Mỹ đã chính thức ký sắc lệnh rút khỏi TPP. Đây được xem là tin không vui cho các nước đang phát triển trong hiệp định TPP, đặc biệt là Việt Nam. Quan hệ thương mại Việt - Mỹ dưới thời Donald Trump vẫn đang diễn ra tốt đẹp, cả hai nước cũng đang cùng nhau hướng tới mục tiêu giữ vững quan hệ của cả 2 nước, hợp tác kinh tế để hai bên cùng có lợi.
Nhìn lại lịch sử, sau hơn 20 năm bình thường hóa quan hệ, thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ đã liên tục tăng trưởng, đặc biệt là từ khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO (năm 2007). Nếu năm 1995, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa giữa hai nước mới ở mức 450 triệu USD, thì đến năm 2018 thương mại song phương đã được nâng lên hơn 60 tỷ USD, gấp 133 lần so với 23 năm trước.
- Xuất khẩu
Tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam vẫn trên đà tăng trưởng, cụ thể vào năm 2017, tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu vẫn đạt 41,65 tỷ USD, tăng gần 3 tỷ USD so với cùng kỳ năm ngối. Đến năm 2018 tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ đạt 60,3 tỷ USD tương đương với 12,6% so với tổng giá trị xuất khẩu của cả nước. Như vậy Mỹ đang xếp vị trí thứ 3, xếp sau Trung Quốc và Hàn Quốc trong tổng số các thị trường mà Việt Nam xuất khẩu hàng hóa sang.
Nguồn số liệu: Tổng cục Hải Quan Biểu đồ 2.9: Cơ cấu hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ trong năm 2018
Theo số liệu của Tổng cục thống kê cho thấy rằng: hàng dệt may là mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn nhất sang thị trường Hoa Kỳ với con số 13,7 tỷ USD chiếm 29% trong tổng giá trị hàng xuất khẩu sang thị trường này, đồng thời tăng 11,6% so với năm 2017. Tiếp đó là các mặt hàng điện thoại các loại linh kiện chiếm; giày dép các loại cùng chiếm 12%. Một số mặt hàng xuất khẩu đáng kể như là gỗ và sản phẩm gỗ; Máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng khác; Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện....
- Nhập khẩu
Ve tổng giá trị hàng hóa nhập khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ tiếp tục tăng khi đạt 9,1 tỷ USD vào năm 2017, tăng gần 1 tỷ USD so với năm ngoái. Điều này cho thấy rằng cán cân thương mại Việt Nam so với Mỹ tiếp tục thặng dư.
Nguồn số liệu: Tổng cục Hải Quan Biểu đồ 2.10: Cơ cấu hàng hóa Việt Nam nhập khẩu từ Hoa Kỳ trong năm 2018
Biểu đồ trên cho ta thấy rằng Việt Nam vẫn phụ thuộc rất nhiều vào nguồn cung nguyên liệu từ Hoa Kỳ. Năm 2018, theo số liệu thống kê mặt hàng máy vi tính sản phẩm điện tử linh kiện nhập khẩu có xuất xứ từ Hoa Kỳ đạt trị giá lên đến 3,1 tỷ USD, chiếm 24% trong tổng số hàng hóa nhập khẩu có nguồn gốc xuất xứ từ Hoa Kỳ và tăng 9,6% so với cùng kỳ năm ngối. Tiếp theo đó là những mặt hàng nhập khẩu như thức ăn gia súc; máy móc thiết bị dụng cụ, phụ tùng khác; các chất dẻo nguyên liệu, đậu tương..., đặc biệt có sự nhập khẩu tăng đột biến đối với mặt hàng bông các loại khi đạt giá trị 1,47 tỷ USD tăng 24,6% so với năm 2017.
Theo các chuyên gia dự báo tổng trị giá hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam - Hoa Kỳ sẽ tiếp tục tăng mạnh trong thời gian sắp tới.
- Cán cân thương mại.
Theo số liệu thống kê, cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam với Mỹ trong những năm 2017, 2018 tiếp tục tăng. Cụ thể cán cân thương mại thặng dư 32,7 tỷ USD trong năm 2017 và tiếp theo năm 2018, cán cân thương mại thặng dư gần 34,8 tỷ USD, tương đương với 73,2% trị giá xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ.
Ngoài ra, theo số liệu thống kê trong cơ sở Thống kê dữ liệu thương mại của cơ quan Thống kê Liên Hợp Quốc (USCOMTRADE), vào năm 2017 Việt Nam là nước nhập khẩu hàng hóa lớn thứ 31 của Hoa Kỳ, tuy chỉ chiếm một số phần trăm rất bé so với tổng trị giá kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Hoa Kỳ nhưng chúng ta cũng đã thấy được mối quan hệ khăng khít của cả 2 nước. Cũng theo như nguồn thống kê này Việt Nam xếp vị trí 12 trong tổng số các nước mà Hoa Kỳ nhập khẩu và 2% trong tổng trị giá nhập khẩu của Hoa Kỳ cũng được xem là tín hiệu đáng mừng đối với kim ngach xuất khẩu của Việt Nam.