Hoạt động xuất nhập khẩu Việt Nam vào thị trường Trung Quốc

Một phần của tài liệu Tác động của quan hệ thương mại mỹ trung ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu của việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 49 - 54)

CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUAN HỆ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM

2.2.2. Hoạt động xuất nhập khẩu Việt Nam vào thị trường Trung Quốc

2.2.2.1. Tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc trước khi chiến tranh thương mại

Việt Nam và Trung Quốc đã có mối quan hệ truyền thống lâu đời. Cùng với đó là quan hệ thương mại Việt - Trung ngày càng được củng cố và phát triển để đạt được lợi ích kinh tế cho cả hai bên. Với sự nỗ lực không ngừng đến nay Việt Nam và Trung quốc đã tạo nên mối quan hệ mật thiết trong thương mại quốc tế. Trung Quốc trở thành bạn hàng xuất khẩu số một sang thị trường Việt Nam và đứng thứ 3 trong các nước nhập khẩu từ Việt Nam (sau Mỹ và Nhật Bản). Sau khi bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa hai nước Việt - Trung đã có những bước tiến quan trọng trong hợp tác kinh tế

Với sự gia tăng nhanh chóng của kim ngạch bn bán hai chiều cùng với đó là sự chênh lệch tốc độ giao thương giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc. Mặc dù quan hệ hợp tác thương mại giữa 2 nước vẫn trên đà phát triển ổn định, bền vững, tuy nhiên cán cân thương mại đang nghiêng về Trung Quốc và theo chiều hướng có lợi cho Trung Quốc và bất lợi cho Việt Nam. Việt Nam thâm hụt cán cân thương mại một cách liên tục, cụ thể như là:

- Xuất khẩu

□ Vn xk TQ BVn Xk TG Đơn vị: Tỷ USD

Nguồn số liệu tác giả tự tổng hợp: trademap.org Biểu đồ 2.11: Tổng giá trị hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc và thế giới. (Đơn vị: Tỷ USD).

Trung Quốc là đối tác có tổng giá trị hàng hóa mà Việt Nam xuất khẩu đứng thứ 2 (sau Mỹ). Sau khi 2 nước Việt Nam - Trung Quốc bình thường hóa quan hệ ngoại giao, giao thương giữa Việt Nam - Trung Quốc ln đạt được những thành quả tích cực. Từ biểu đồ trên cho thấy tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc liên tục tăng từ 5,4 tỷ USD năm 2009 tăng lên 21,95 tỷ USD năm 2016, tức là tăng hơn 5 lần so với năm 2009.

Thông qua quan hệ thương mại Việt - Trung, Việt Nam cũng đã xuất khẩu được số lượng hàng hóa lớn của các mặt hàng bao gồm: Nông thủy sản, hoa quả nhiệt đới, các loại quặng, hàng tiêu dùng, một số mặt hàng cơng nghệ điện tử khó tiêu thụ.... Điều này góp phần ổn định được cơng ăn việc làm cho một số bộ phận dân cư, đặc biệt là dân cư các tỉnh phía Bắc

- Nhập khấu

Biểu đồ 2.12: Tổng giá trị hàng hóa Việt Nam nhập khấu từ Trung Quốc và thế giới (Đơn vị: Tỷ USD)

Nhìn vào biểu đồ ta có thể thấy rằng Việt Nam nhập siêu kéo dài với mức độ ngày càng lớn. Cụ thể là nhập siêu của Việt Nam từ Trung Quốc vào năm 2009 là 16,67 tỷ USD và 3 năm sau đó năm 2012 con số này tăng lên gần gấp 2 lần với 29,03 tỷ USD, năm 2016 là 50,03 tỷ USD (hơn gấp 3 lần so với năm 2009). Điều đáng lo ngại rằng, tỷ lệ nhập siêu từ Trung Quốc chiếm tỷ trọng rất lớn so với tổng nhập siêu của Việt Nam so với toàn thế giới. Năm 2009 tổng nhập khấu của Việt Nam từ Trung Quốc chiếm gần 24% so với tổng nhập khấu từ thế giới. Năm 2012 con số này giữ mức 24%. Đến năm 2016 con số này tiếp tục tăng lên khi tổng giá trị hàng hóa nhập khấu từ Trung Quốc chiếm 28,5% so với tổng giá trị hàng hóa nhập khấu của Việt Nam trên thế giới. Đây là số liệu thống kê chính thức của các cơ quan đưa ra chứ chưa tính đến tình trạng nhập khấu hàng lậu qua biên giới một cách tràn lan, khó kiểm sốt vào thị trường Việt Nam hiện nay. Điều đó cho thấy rằng Việt Nam ngày càng phụ thuộc vào nguồn cung từ “nước bạn láng giềng” này.

- Cán cân thương mại

Nguồn số liệu tác giả tự tổng hợp: trademap.org Biểu đồ 2.13: Cán cân thương mại của Việt Nam và Trung Quốc ( đơn vị: Tỷ USD)

Trái ngược lại với Mỹ, Việt Nam lại bị thâm hụt cán cân thương mại đối với Trung Quốc. Từ những năm 2009-2016, Cán cân thương mại Việt Nam tăng thâm hụt, đỉnh điểm vào năm 2015, con số thâm hụt thương mại đạt mức kỷ lục là 32,87 tỷ USD, gấp 3 lần so với tỷ lệ thâm hụt năm 2009. Thực trạng thâm hụt nặng nề của Việt nam với Trung Quốc và thặng dư cán cân thương mại với các nước khác, đặc biệt là Mỹ cũng đã cho chúng ta thấy rằng Việt Nam đang dùng thặng dư cán cân thương mại với nước khác để bù đắp thâm hụt thương mại với Trung Quốc. Thêm vào đó là tình trạng nhập siêu kéo dài từ Trung Quốc. Điều này chứng tỏ rằng Việt Nam khơng khác gì đang xuất khẩu hộ Trung Quốc.

2.2.2.2. Tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc khi chiến tranh thương mại xảy ra

• Xuất khẩu

Năm 2017 giá trị hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc cán mốc 35,48 tỷ USD, hơn 4 tỷ USD so với cùng kì năm 2016. Tiếp sau đó vào năm 2018 con số này đạt mức kỉ lục với 41 tỷ USD, tăng 16% so với năm 2017. Đây là dấu hiệu đáng mừng cho kim ngạch xuất khẩu Việt Nam nói riêng và mối quan hệ kinh tế khăng khít giữa Việt Nam và Trung Quốc nói chung. Cũng trong năm này Việt Nam đã có những nhóm hàng xuất khẩu sang Trung Quốc với trị giá xuất khẩu trên 1 tỷ USD. Trong đó phải kể đến những nhóm hàng đạt con số “tỷ USD” như là: thủy hải

sản đạt xấp xỉ 1,088 tỷ USD; gạo đạt gần 1,027 tỷ USD; cao su đạt 1,445 tỷ USD; dệt may đạt 1,104 tỷ USD; giày dép đạt 1,14 tỷ USD...

Một số nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta như: điện thoại và linh kiện tiếp tục đạt kim ngạch xuất khẩu cao với con số ấn tượng 7,152 tỷ USD. Trong khi năm 2016, tổng giá trị xuất khẩu của mặt hàng này chỉ khoảng 800 triệu USD. Vì thế nhóm hàng này chính thức trở thành nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam vào thị trường Trung Quốc.

Cũng theo nguồn tin từ Tổng cục Hải quan, năm 2017 thương mại Việt Nam - Trung Quốc đã đạt gần 93,69 tỷ USD. Với đà phát triển quan hệ kinh tế giữa hai nước, năm 2018 được xem là năm bùng nổ của kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc đạt mức 106,7 tỷ USD, chiếm 22.2% trong tổng số giá trị xuất nhập khẩu của cả nước. Như vậy, kim ngạch thương mại song phương Việt Nam- Trung Quốc lần đầu tiên sẽ chạm mốc 100 tỷ USD và Trung Quốc trở thành đối tác thương mại đầu tiên lập được kỷ lục này.

Theo VCCI-HCM, Trung Quốc tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam và Việt Nam đã vượt qua Malaysia trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong khu vực ASEAN.

Cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc chuyển biến theo hướng tích cực, tăng dần tỷ trọng hàng cơng nghiệp chế tạo và hàng nông, lâm, thủy sản; giảm dần tỷ trọng xuất khẩu nguyên liệu, nhiên liệu và khống sản.

• Nhập khẩu

Từ biểu đồ 2.12 ta có thể thấy rằng, tỷ lệ nhập siêu của nước ta từ Trung Quốc vẫn tiếp tục tăng. Năm 2017 với con số 58,3 tỷ USD giá trị hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, chiếm 27,68% so với tổng giá trị hàng hóa mà Việt Nam nhập khẩu từ các nước trên thế giới.

Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc vẫn là các máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác; điện thoại các loại và linh kiện; máy vi tính, sản phẩm điện tử linh kiện; vải các loại; sắt thép các loại...

• Cán cân thương mại

Trước đây khi nhắc đến Trung Quốc ta chỉ nhắc đến thị trường nhập siêu rất mạnh nhưng trong khoảng 2 năm trở lại đây khi tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu sang Trung

Quốc tăng lên đã kéo gần hơn khoảng cách nhập siêu của nước ta với đối tác lớn nhất này. Thâm hụt cán cân thương mại của Việt Nam đã giảm xuống ở từ 28,87 tỷ USD vào năm 2016 xuống mức 22,82 tỷ USD năm 2017, tức là giảm 6 tỷ USD so với năm trước.

Theo Bộ Công Thương, hiện nay mối quan hệ thương mại giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc đang phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Trung Quốc đang là thị trường quan trọng đối với xuất khẩu của Việt Nam, đồng thời là một trong những đối tác thương mại lớn nhất. Kim ngạch hai chiều giữa 2 nước Việt Trung luôn đạt được kết quả vượt lên cả kỳ vọng của lãnh đạo cấp cao hai quốc gia. Như đã biết, Việt Nam và Trung Quốc là hai quốc gia láng giềng nên những điểm tương đồng về văn hóa, phong tục tập qn. Chính vì vậy quan hệ giao thương giữa hai quốc gia ln được chính phủ hai nước xem trọng và đề ra những chiến lược nhằm gắn kết quan hệ thương mại với nhau hơn. Việt Nam vẫn luôn xem Trung Quốc là một trong những thị trường thương mại giàu tiềm năng. Nhìn vào những con số tích cực của kim ngạch xuất khẩu giữa hai nước trong những năm gần đây, Việt Nam hồn tồn có thể kỳ vọng kim ngạch thương mại hai chiều giữa hai nước sẽ tăng cao trong thời gian sắp tới.

Ket luận: Trung Quốc đang và tiếp tục là đối tác chiến lược thương mại quan trọng nhất của Việt Nam. Kim ngạch buôn bán song phương không ngừng tăng qua các năm, đặc biệt từ sau khi Trung Quốc gia nhập WTO. Qua nghiên cứu thực trạng quan hệ thương mại hai nước từ năm 2009 đến nay, có thể nhận thấy tình trạng nhập siêu của Việt Nam với Trung Quốc đang diễn ra ở mức báo động và Việt Nam đang bị phụ thuộc ngày càng nghiêm trọng vào thị trường Trung Quốc. Điều đó đã và đang tác động khơng nhỏ, nhất là ở những khía cạnh tiêu cực đối với kinh tế Việt Nam.

Một phần của tài liệu Tác động của quan hệ thương mại mỹ trung ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu của việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 49 - 54)