Tác động tích cực

Một phần của tài liệu Tác động của quan hệ thương mại mỹ trung ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu của việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 54 - 60)

CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUAN HỆ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

2.3. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA QUAN HỆ THƯƠNG MẠI MỸ TRUNG

2.3.1. Tác động tích cực

2.3.1.1. Tác động tích cực đến một số ngành hàng xuất nhập khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ và Trung Quốc

Mỹ và Trung Quốc là hai cường quốc kinh tế lớn nhất thế giới, chính vì vậy xung đột thương mại giữa hai nước chắc chắn sẽ gây ra những tác động đáng kể đối với nền kinh tế thương mại tồn cầu, trong đó có Việt Nam. Với những địn áp thuế liên tục của cả hai nước Mỹ Trung cũng đã cho chúng ta thấy rõ về mức độ ảnh hưởng đến kim

ngạch xuất nhập khẩu của nước nhà. Đặc biệt là những tác động trực tiếp lên một số ngành hàng có trong danh mục đã và có nguy cơ áp thuế.

• Ngành hàng Việt Nam hưởng lợi từ việc Mỹ áp thuế cho Trung Quốc.

Mỹ là nước khai hỏa trong cuộc chiến thương mại này và tính đến hết tháng 2/2019 những hàng hóa như điện thoại di động, các thiết bị linh kiện điện tử, linh kiện máy tính, đồ gia dụng, hàng may mặc, đồ gỗ, sắt thép... là những mặt hàng mà khi Mỹ áp thuế cho Trung Quốc đã gây ảnh hưởng lớn đến kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam.

- Mặt hàng điện thoại di động, thiết bị linh kiện điện tử.

Đây là mặt hàng có giá trị xuất khẩu từ Trung Quốc sang Mỹ lên tới 256 tỷ USD và năm 2017, bằng 50% tổng kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ. Như vậy chắc chắn một điều rằng khi thuế nhập khẩu của Mỹ tăng lên, kéo theo chi phí sẽ tăng, buộc các doanh nghiệp sản xuất những mặt hàng này phải cắt giảm bớt biên lợi nhuận để giữ được sức cạnh tranh, đồng thời cũng chuyển chi phí tăng cho khách hàng tại Mỹ. Hơn nữa ở Việt Nam, đây là những mặt hàng có lợi thế cạnh tranh, đặc biệt là mặt hàng điện thoại di động. Việt Nam là công xưởng sản xuất lớn nhất của các ông lớn về điện thoại di động như Samsung với sản lượng khoảng 240 triệu chiếc/năm. Tiếp theo là Trung Quốc với sản lượng 150 triệu chiếc/năm. Như vậy với chính sách áp thuế của Mỹ đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, Samsung đã lên kế hoạch cắt giảm sản lượng sản xuất tại nước này do chi phí sản xuất quá cao cộng thêm những rủi ro của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung. Thực tế, theo số liệu từ Tổng cục thống kê: Tổng trị giá xuất khẩu của mặt hàng điện thoại và linh kiện điện tử trong năm 2018 đã tăng lên 9,37 tỷ USD, gấp gần 3 lần con số thống kê được vào năm 2017 với khoảng 3,7 tỷ USD. Đây là thời cơ, là cơ hội cho Việt Nam thu hút thêm vốn FDI, kim ngạch xuất nhập khẩu sẽ có chiều hướng tăng và việc mở rộng sản xuất sẽ tạo thêm nhiều việc làm cho người dân lao động

- Mặt hàng may mặc, giày dép, đồ dùng thể thao.

Trong năm 2017, tổng giá trị mà Trung Quốc xuất khẩu những mặt hàng này sang thị trường Mỹ là 85 tỷ USD và chiếm 18% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu từ Trung Quốc sang Mỹ. Mặt khác đối với mặt hàng như may mặc, giày dép, đồ nội thất. đều là những mặt hàng Việt Nam có lợi thế cạnh tranh. Như vậy chính sách áp thuế 10% lên 200 tỷ USD đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc sang Mỹ tiếp tục là cơ hội cho

ngành may mặc của Việt Nam. Trong năm 2017, theo số liệu Tổng cục thống kê cũng cho thấy Mỹ là thị trường xuất khẩu dệt may lớn nhất của Việt Nam với con số ấn tượng là 12,28 tỷ USD. Tiếp theo, trong năm 2018 tổng giá trị xuất khẩu mặt hàng này từ Việt Nam sang Mỹ tăng lên 13,7 tỷ USD. Theo BVSC dự báo: “Ngành may mặc và giày dép sẽ là ngành hàng hưởng lợi nhiều nhất từ cuộc chiến tranh thương mại Mỹ Trung”. Bởi lẽ với lợi thế từ nhân cơng giá rẻ, người Việt Nam có tính cần cù, khéo léo, Việt Nam sẽ giành thêm được thị phần của Trung Quốc từ Mỹ nhờ mức giá cạnh tranh hơn so với hàng hóa Trung Quốc. Cịn đối với nhóm hàng như đồ chơi, dụng cụ thể thao, đồ nội thất... trong năm 2017 giá trị xuất khẩu sang thị trường Mỹ cũng chiếm hơn 30% so với tổng giá trị xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam ra thế giới. Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung cũng sẽ là cơ hội để các đơn hàng chuyển dịch dần về Việt Nam, đẩy mạnh xuất khẩu và tạo thêm những việc làm cho người lao động.

- Đồ gỗ nội thất

Giá trị Trung Quốc xuất khẩu mặt hàng này vào Mỹ là 20 tỷ USD vào năm 2017. Như vậy đây sẽ là mặt hàng tiếp theo chịu mức thuế xuất khẩu vào Mỹ theo quy định áp thuế của Tổng thống Donald Trump. Việc áp thuế này của Mỹ chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến giá xuất khẩu đồ gỗ nội thất của Trung Quốc. Mặt khác thì đây cũng là một trong mười ngành hàng có giá trị xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Vậy nên khi chi phí sản xuất đồ gỗ nội thất của Trung Quốc đẩy lên cao cũng đồng thời mở ra cơ hội nhận thêm các đơn hàng xuất khẩu đồ gỗ nội thất của Việt Nam. Kết quả đúng như dự đốn trước đó, năm 2017, giá trị đồ gỗ nội thất nước ta xuất khẩu sang Mỹ đạt 3,26 tỷ USD và đến năm 2018 con số này tăng lên 3,9 tỷ USD (Số liệu từ Tổng Cục Thống kê).

• Ngành hàng Việt Nam hưởng lợi từ việc Trung Quốc áp thuế đáp trả đối với Mỹ.

Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung tiếp tục căng thẳng khi Trung Quốc cũng đã có những địn đánh thuế trả đũa đối với hàng xuất khẩu của Mỹ vào thị trường nước này. Năm 2017, tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu của Mỹ sang thị trường Trung Quốc gần 130 tỷ USD. Với gói đánh thuế trị giá 60 tỷ USD của Trung Quốc khơng đạt được quy mơ hàng hóa tương ứng như 200 tỷ USD mà Mỹ đưa ra đối với Trung Quốc nhưng nhìn chung nếu xét về mặt động thái đáp trả thì Trung Quốc và Mỹ có sức đối kháng tương đương nhau. Trung Quốc đang cho thấy sự toan tính của mình khi đánh

thuế lên những mặt hàng chủ lực xuất khẩu của Mỹ. Tác động cụ thể của việc Trung Quốc áp thuế trả đũa lên từng mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ đến kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam như sau:

- Máy bay và linh kiện hàng không

Năm 2017, máy bay và linh kiện hàng khơng có tổng giá trị xuất khẩu lên tới 16,3 tỷ USD và đây cũng là mặt hàng có giá trị xuất khẩu từ Mỹ sang Trung Quốc lớn nhất. Dưới đòn áp thuế trả đũa của Trung Quốc đối với Mỹ thì đây là mặt hàng chịu thiệt hại lớn nhất. Đặc biệt phải kể đến máy bay dân dụng- Boieng, việc đánh thuế này sẽ làm cho Boieng đắt hơn ở thị trường Trung Quốc, vì vậy để giữ được thị phần buộc Boieng phải có chính sách giảm giá, hi sinh lợi nhuận của mình. Điều này cũng mở ra cơ hội cho Việt Nam có thể nhập khẩu máy bay giá rẻ hơn trước. Theo thông tin mới nhất vào tháng 3/2019 hãng hàng không Vietjet và Bamboo Airways đã ký hợp đồng nhập khẩu 100 chiếc Boeing từ Mỹ.

- Ơ tơ các loại (mới hoặc đã qua sử dụng)

Ơ tơ là mặt hàng xếp thứ 3 trong top 10 mặt hàng của Mỹ có giá trị xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc lớn nhất với 10,2 tỷ USD vào năm 2017. Với mức áp thuế trả đũa của Trung Quốc lên tới 25%, ngành công nghiệp ơ tơ của Mỹ có thể sẽ suy giảm, các doanh nghiệp sản xuất ô tô ở nước này buộc phải di chuyển nhà máy sản xuất để tránh thuế. Đồng thời miếng đánh này của Trung Quốc còn phá vỡ chiến dịch kêu gọi doanh nghiệp sản xuất ô tô của Tổng Thống Mỹ- Donald Trump trở nên bất khả thi. Tuy nhiên do hàng rào thuế quan về ô tô nhập khẩu của Việt Nam vẫn chưa được tháo gỡ nên chính sách thuế đối với mặt hàng này không ảnh hưởng đến kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam.

- Các loại chíp và chất bán dẫn

Đây là mặt hàng nằm trong chuỗi giá trị sản xuất giữa hai nước Mỹ - Trung khi Mỹ xuất khẩu sang Trung Quốc 6,1 tỷ USD năm 2017 nhưng lại nhập khẩu lại Trung Quốc 9,5 tỷ USD. Sau khi có quyết định áp thuế hàng xuất khẩu của Mỹ sang thị trường Trung Quốc thì một số ơng lớn sẽ có trong ngành sản xuất chip như Micron, Intel... có thể sẽ nghĩ đến phương án chuyển hướng, tìm thị trường khác ở châu Á để duy trì chuỗi giá trị sản xuất. Từ xu hướng này có thể sẽ mở ra cho Việt Nam một cơ hội để thu hút vốn đầu tư nước ngồi cũng như tạo được thêm cơng ăn việc làm cho người dân lao động Việt Nam nếu như các nhà máy sản xuất chip này chuyển dịch

sang Việt Nam. Hiện nay ở Việt Nam cũng đã có nhà máy Intel, khả năng cao là công ty này sẽ chú trọng đầu tư vào Việt Nam nhiều hơn trong những năm tới.

- Đậu tương

Ngồi thế mạnh về những ngành cơng nghiệp cơng nghệ cao thì đậu tương chính là đại diện xuất khẩu cho ngành nông nghiệp Mỹ. Với giá trị Mỹ xuất khẩu vào Trung Quốc là 12,3 tỷ USD tức tương đương khoảng 37,5 triệu tấn vào năm 2017 thì đậu tương được xếp trong top 10 mặt hàng mang lại giá trị xuất khẩu lớn nhất của Mỹ sang thị trường Trung Quốc. Đồng thời đây cũng là mặt hàng mà Việt Nam nhập khẩu nhiều để phục vụ cho sản xuất chăn ni. Năm 2017, Việt Nam ước tính nhập khẩu 330 triệu USD mặt hàng đậu tương từ Mỹ. Cho nên khi tăng thuế đậu tương và ngô của Mỹ xuất khẩu cho Trung Quốc thì Việt Nam sẽ là nước hưởng lợi khi nhập khẩu đậu tương và ngô từ Mỹ với giá rẻ hơn trước.

- Bông

Tuy đây không phải là top mặt hàng chiếm giá trị xuất khẩu cao của Mỹ sang Trung Quốc, nhưng mối liên hệ chung giữa 3 nước Mỹ- Trung - Việt là: Mỹ là nước xuất khẩu nhiều nhất vào Trung Quốc và Việt Nam so với các quốc gia khác. Năm 2017, Trung Quốc nhập khẩu 1,06 Tỷ USD, tương đương với 0,5 triệu tấn bơng. Cịn Việt Nam nhập khẩu 2,3 tỷ USD bơng có xuất xứ từ Mỹ. Như vậy rất có thể chiến tranh thương mại Mỹ Trung có thể biến Việt Nam thành điểm trung chuyển khi nhập bông từ Mỹ và xuất khẩu bông sang Trung Quốc.

Qua những phân tích trên đây chúng ta thấy rằng cuộc chiến này sẽ có ảnh hưởng đáng kể đối với nền kinh tế Việt Nam, bởi lẽ Trung Quốc và Mỹ là hai nước có tổng kim ngạch xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Chính vì vậy diễn biến của mối quan hệ thương mại này cũng là vấn đề đáng quan tâm đối với nước ta. Cuộc chiến không chỉ ảnh hưởng tới những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, mà nó cịn gây ảnh hưởng cho tồn bộ kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam.

2.3.1.2. Tác động tích cực đến kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam.

- Thứ nhất: Thúc đẩy tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Mỹ

Ngày 6/7/2018, cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung khai hỏa khi Tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định áp thuế lên hàng nhập khẩu Trung Quốc. Trước mắt trong thời gian ngắn hạn sẽ có những ảnh hưởng tích cực đến kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam. Tại cuộc hội nghị “Tác động của chiến tranh thương mại Hoa Kỳ -Trung

Quốc đến kinh tế TP. HCM” Tiến sĩ Võ Trí Thành nhận định rằng chiến tranh thương mại căng thẳng giữa hai nước Mỹ - Trung cùng với những chính sách áp thuế lên hàng xuất khẩu của cả hai nước, khi hàng nhập khẩu từ Trung Quốc vào Mỹ sẽ giảm do thuế nhập khẩu cao. Chính vì vậy Mỹ sẽ tìm các nguồn hàng từ các nước khác. Mặt khác các mặt hàng nông, lâm, thủy sản của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ hiện nay chất lượng khá tương đồng với hàng xuất khẩu của Trung Quốc. Theo dự đoán của các chuyên gia từ Deutsche Bank Hong Kong, xuất khẩu từ Việt Nam vào Mỹ thời gian tới sẽ tăng khoảng 1,7%. Cụ thể như hàng dệt may và điện tử Việt Nam có cơ hội xuất khẩu nhiều hơn sang thị trường Mỹ do đây là mặt hàng mà cả 2 nước Việt Nam và Trung Quốc đều xuất khẩu sang Mỹ. Các con số theo Tổng Cục Thống kê cũng đã cho thấy rằng xuất khẩu Việt Nam sang Mỹ trong 9 tháng năm 2018 đạt gần 35 tỉ USD, tăng 12,5%. Đặc biệt, điện thoại và linh kiện tăng đến 46% và dệt may tăng gần 12%, da giày tăng gần 13%.

-Thứ hai: Thúc đẩy tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc Khi Trung Quốc cũng không kém cạnh Mỹ để trả đũa bằng những chính sách áp thuế lên những mặt hàng chủ lực của Mỹ xuất khẩu sang Trung Quốc trong đó có các mặt hàng nơng sản, điều này cũng đã tạo cơ hội gia tăng xuất khẩu các mặt hàng này của Việt Nam sang nước láng giềng. Những con số thống kê được từ Tổng cục thống kê cũng cho thấy rằng mặt hàng nơng lâm thủy sản của Việt Nam có xu hướng tăng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc trong những năm gần đây.

- Thứ ba: Thu hút vốn FDI

Việt Nam được xem là đang hưởng lợi khi có sự chuyển dịch kinh tế chuỗi cung ứng tồn cầu của các cơng ty đa quốc gia ra khỏi thị trường Trung Quốc. Điển hình là các nhà máy sản xuất lớn của các công ty đa quốc gia đang đặt tại Trung Quốc như LG, Samsung, Intel^ có ý định di chuyển sang Việt Nam để tránh đi miếng đòn áp thuế mà Mỹ “ưu ái” dành riêng cho Trung Quốc. Không những vậy các doanh nghiệp Trung Quốc cũng dịch chuyển các đơn hàng của mình sang Việt Nam. Điều này góp phần tăng cường mối quan hệ thương mại hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc. Tạo thêm công ăn việc làm cho người dân lao động Việt Nam đồng thời thu hút một nguồn vốn đầu tư rất lớn từ nước ngồi vào nước ta. Một khía cạnh khác Việt Nam có thể tận dụng cơ hội thu hút thêm các nguồn FDI từ Mỹ vì các doanh nghiệp Mỹ cũng có xu hướng chuyển dịch nhà máy, xí nghiệp của mình sang Việt Nam. Nếu nắm bắt được

thời cơ này Việt Nam sẽ được lợi trong việc nâng cao tay nghề, năng lực cạnh tranh về các lĩnh vực liên quan đến công nghệ điện tử.

Theo báo cáo gần đây của Phòng Thương mại Hoa Kỳ (AmCham) cũng đã cho thấy rằng Việt Nam đang là đất nước hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. Theo cuộc khảo sát gần đây cho thấy rằng có 36% các cơng ty Mỹ cho biết rằng họ muốn mở rộng kinh doanh tại Việt Nam nhiều hơn so với 21% của Thái Lan hay 19% ở Malaysia

- Thứ tư: Việt Nam hưởng lợi từ việc giảm giá các nguyên liệu đầu vào phục vụ cho hàng sản sản xuất xuất khẩu và hàng gia cơng xuất khẩu. Chính giá thành nhập khẩu của nguyên liệu sản xuất đã khiến cho hàng hóa Việt Nam sản xuất đắt đỏ hơn, lợi nhuận thu về ít hơn và mất đi lợi thế cạnh tranh của sản phẩm cũng như các hợp đồng ký gia cơng. Chính vì vậy khi có sự căng thẳng thương mại từ 2 nước Mỹ Trung sẽ khiến cho giá nguyên liệu rẻ hơn và một nước nhập khẩu số lượng lớn nguyên liệu đầu vào như Việt Nam sẽ được hưởng lợi.

Một phần của tài liệu Tác động của quan hệ thương mại mỹ trung ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu của việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 54 - 60)