KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NHÀ NƯỚC

Một phần của tài liệu Tác động của quan hệ thương mại mỹ trung ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu của việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 63)

CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUAN HỆ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

3.1. KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NHÀ NƯỚC

- Cần chú trong theo dõi những diễn biến của cuộc chiến tranh thương mại để nắm bắt tình hình. Tiếp tục phân tích dự báo về những tình huống xảy ra để kịp thời đưa ra những biện pháp phòng chống, giảm thiểu tác động xấu mà cuộc chiến tranh mang lại. Đồng thời để có những đối sách như: Điều chỉnh về tỷ giá, lãi suất, thuế nhập khẩu... cho phù hợp với những diễn biến trên thị trường kinh tế.

- Cần có những biện pháp kiểm tra, thắt chặt tình trạng bn lậu qua biên giới, giảm thiểu tình trạng hàng Trung Quốc tuồn qua Việt Nam một cách trái phép. Cơ quan hải quan nên tăng cường kiểm tra nguồn gốc xuất xứ để tránh bị lợi dụng, hàng Trung Quốc gắn mác hàng Việt Nam nhằm trốn thuế, lách luật và tiến hành phân luồng những loại hàng hóa có nguy cơ rủi ro cao.

- Tiến hành khảo sát, tìm kiếm, thâm nhập các thị trường mới, phân tán rủi ro qua những thị trường khác. Hạn chế tình trạng nhập siêu từ Trung Quốc thay vào đó chúng ta xuất khẩu các loại hàng hóa của mình sang các thị trường khác như hàng may mặc, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ sang châu Âu. Tránh tình trạng phụ thuộc vào Trung Quốc như hiện nay.

- Tiếp tục điều chỉnh cấu trúc kinh tế để phù hợp với Tổ chức kinh tế thế giới WTO, từ đó chứng minh rằng Việt Nam ln là mơi trường đầu tư minh bạch, lành mạnh. Từ đó thu hút các nguồn vốn FDI đầu tư vào nước ta. Làm tốt điều này Việt Nam sẽ đạt được hai mục đích: Thứ nhất là ngăn dòng chảy vốn đầu tư của nước ta ra nước ngồi. Bởi các nhà đầu tư ln có xu hướng tìm những những nước có nền kinh tế an tồn, ít biến động, tuy nhiên gần đây do vị trí địa lí của Việt Nam và căng thẳng của mối quan hệ Mỹ - Trung, các nhà đầu tư sẽ nghi ngờ về sự bình ổn khi đầu tư vào đất nước như Việt Nam. Thứ hai là tạo ra một cơ hội chứng minh đất nước Việt Nam là miếng đất màu mỡ đáng để các nước rót vốn đầu tư.

- Trong thời điểm nhạy cảm này Việt Nam đang nằm trong số những nước chịu ảnh hưởng lớn từ cuộc chiến tranh. Chính vì vậy rất có thể xảy ra hiện tượng thối vốn đầu tư, vì vậy nhà nước và ngân hàng trung ương cần có những biện pháp kiểm sốt ngoại tệ, ổn định tỷ giá. Trong cuộc hội thảo do Viện nghiên cứu kinh tế chính sách tổ chức

TS Nguyễn Đức Thành cũng đề xuất phương án khuyến nghị Việt Nam nên theo đuổi chính sách mềm dẻo, trước tình hình đồng NDT đang phá giá thì đồng VND cũng giảm giá nhưng khơng được giảm mạnh hơn đồng NDT. Ví dụ nếu đồng NDT giảm 10% thì đồng VND chỉ nên giảm khoảng 5%. Ngoài ra theo ý kiến của TS Lê Văn Khôi cũng đề xuất hai biện pháp điều chỉnh tỷ giá đó là điều chỉnh tăng giá USD trong nước khi giá đồng tiền này tăng hoặc điều chỉnh giảm đối với đồng VND. Việc điều chỉnh tỷ giá sẽ góp phần cải thiện nền kinh tế của Việt Nam như kích thích xuất khẩu, tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên biện pháp nào cũng có tính hai mặt của nó, đó ln là con dao hai lưỡi, vậy nên biện pháp điều chỉnh tỷ giá chỉ góp một phần kích thích xuất khẩu, ngồi ra chúng ta cần phối hợp chọn lựa các biện pháp khác để hỗ trợ thêm.

- Hiện nay Việt Nam đã tiến vào nền kinh tế toàn cầu, rất nhiều các hiệp định thương mại được kí kết khơng chỉ các hợp tác quan hệ song phương mà còn các hợp tác đa phương. Việc mở rộng các mối quan hệ này sẽ giúp Việt Nam rất nhiều trong quá trình hội nhập kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy kim ngạch xuất nhập khẩu. Chính vì vậy cần có kế hoạch đối sách để tận dụng hết các tiềm năng mà các FTA mang lại cho chúng ta. Chúng ta mới chỉ đạt được mục tiêu về chiều rộng trong chuỗi giá trị tồn cầu nhưng về chiều sâu thì cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa. Việt Nam mới chỉ tham gia vào những khâu đơn giản trong chuỗi giá trị như lắp ráp, đóng gói... thêm nữa tỷ trọng giá trị Việt Nam trong chuỗi cung ứng thấp hơn nhiều so với mục tiêu cũng như tiềm năng mà Asean đặt ra. Vậy nên nhà nước cần phải có giải pháp thúc đẩy để tạo được chiều sâu trong chuỗi giá trị toàn cầu bằng việc liên kết, tận dụng tốt các mối quan hệ thương mại giữa các nước với Việt Nam

3.2. GIẢI PHÁP CHO PHÍA DOANH NGHIỆP

- Trước diễn biến đầy phức tạp của cuộc chiến tranh thương mại, các doanh nghiệp Việt Nam cũng cần có những chuẩn bị, tìm hiểu nắm bắt diễn biến của cuộc chiến tranh. Từ đó chủ động các biện pháp ứng phó, tránh tâm lý hoang mang. Sẵn sàng chuyển hướng kinh doanh sang thị trường khác hay chủ động tìm những nguồn cung thay thế phịng ngừa trường hợp xấu nhất xảy ra như: Tăng giá nguyên vật liệu sản xuất, tăng thuế xuất khẩu.

- Bản thân doanh nghiệp phải ý thức và phải làm thế nào theo dõi chặt chẽ các quy định xuất khẩu. Bởi các nước thường điều chỉnh các rào cản theo hướng ngày càng khó lên. Do đó, doanh nghiệp cần cập nhật liên tục thông tin để thỏa mãn các yêu cầu

đó. Ngồi ra, doanh nghiệp cũng cần liên kết với nhau để bảo vệ, ngăn chặn tình trạng ảnh hưởng đến lách xuất xứ. Nhà nước và các hiệp hội ngành nghề phải thực sự là công cụ tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp không vấp phải các rào cản thương mại.

- Chú trọng đầu tư vào chất lượng sản phẩm, nâng cao vị thế cạnh tranh. Sản phẩm tốt thì mới có chỗ đứng trên thị trường đó là nguyên tắc bất di bất dịch. Việt Nam luôn là nước có vị thế yếu trong cạnh tranh thương mại, chính vì vậy để thâm nhập được vào những thị trường khó tính như Mỹ hay các nước Châu Âu, Châu Á khác cần phải có những sản phẩm chất lượng, vượt trội, đáp ứng được các yêu cầu tiêu chuẩn mà các thị trường đó đưa ra.

- Áp dụng khoa học cơng nghệ vào sản xuất, tối đa hóa chi phí để tạo ra được sản phẩm tốt với mức giá cạnh tranh, nâng cao vị thế cạnh tranh của sản phẩm mình. Bên cạnh đó chú trọng đào tạo đội ngũ cơng nhân, nâng cao tay nghề cũng như tăng năng suất lao động.

- Tận dụng lợi thế của đất nước mình để tạo ra những sản phẩm có lợi thế cạnh tranh. Trong học thuyết về lợi thế so sánh của David Ricardo đã nhận định rằng: “Mục đích

cơ bản của hoạt động kinh tế đối ngoại là tiết kiệm chi phí lao động xã hội - tức là tăng năng suất lao động xã hội. Bởi vậy mỗi quốc gia chỉ nên tập trung sản xuất và xuất khẩu những sản phẩm có hiệu quả cao, hoặc mức độ bất lợi thấp hơn và nhập khẩu những hàng hố có bất lợi cao hơn thì khi so sánh mức độ hao phí lao động trung bình ở trình độ quốc tế theo từng sản phẩm sẽ có lợi - tiết kiệm được chi phí sản xuất, mặt khác lỗ trong xuất khẩu sẽ được bù lại nhờ lãi trong nhập khẩu.”. Vì vậy doanh nghiệp cần có những phân tích so sánh để tạo ra lợi thế cho doanh nghiệp mình.

- Chủ động khảo sát thị trường, tiến hành thâm nhập các thị trường mới để đảm bảo phân tán mức độ rủi ro khi thị trường biến động. Dùng nguyên tắc “Không nên bỏ hết trứng vào một rổ” để giảm mức độ rủi ro cho doanh nghiệp mình một cách tối thiếu nhất.

- Doanh nghiệp cần nghiêm chỉnh chấp hành những quy định của nhà nước và cơ quan hải quan về quy trình xuất nhập khẩu. Tránh các trường hợp doanh nghiệp liên kết với các tổ chức khơng chính thống để có những hành vi cấu kết, chuộc lợi từ các con đường tiểu ngạch như nhập lậu, buôn bán hàng giả hàng nhái... Tiếp tay cho những hành động xấu, gây ảnh hưởng khơng tốt đến hình ảnh thương mại Việt Nam và nền kinh tế nước nhà.

- Ngoài chú trọng về xuất khẩu sang các thị trường quốc tế, Việt Nam cũng cần có những kế hoạch khai thác thị trường nội địa. Việt Nam là đất nước có dân số vàng đây được xem là thị trường màu mỡ để thu hút các vốn đầu tư nước ngồi, vậy thì câu hỏi đặt ra là Vì sao các doanh nghiệp lại khơng tận dụng lợi thế này. Hiện nay với khẩu hiệu “Người Việt ưu tiên sử dụng hàng Việt” đây là cơ hội để cho các doanh nghiệp khai thác thị trường nội địa một cách thuận lợi nhất.

- Để giữ được mối liên kết từ nhà nước tới doanh nghiệp, các doanh nghiệp cần chủ động nắm bắt tình hình biến động, phối hợp liên lạc thơng tin cho nhau để kịp thời ứng phó. Sợi dây liên kết giữa nhà nước và doanh nghiệp giúp cho nền kinh tế vận hành ổn định hơn, giảm thiểu rủi ro và chủ động hơn trong cách phòng ngừa.

- Điều quan trọng mà doanh nghiệp cần chú ý đó là chuẩn bị tốt các thơng tin phịng vệ thương mại đối với Mỹ trong trường hợp chiến tranh thương mại có thể lan rộng.

- Đối với thị trường Trung Quốc, các doanh nghiệp cần có biện pháp đàm phán kí hợp đồng dài hạn với mức giá ổn định trong tương lai vì hiện nay tình hình biến động tỷ giá của đồng NDT đang rất phức tạp chính vì vậy việc ký hợp đồng nhập khẩu nguyên liệu hay hợp đồng xuất khẩu dài hạn sẽ hạn chế được rủi ro liên quan về tỷ giá.

- Việc áp thuế xuất khẩu lên một số ngành hàng của cả 2 nước Mỹ - Trung là điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp Việt Nam nắm bắt thị trường. Chính vì vậy doanh nghiệp Việt Nam cần nắm bắt được danh mục hàng hóa đang chịu thuế, từ đó mở rộng ngành hàng, tận dụng thời cơ đẩy mạnh xuất khẩu sang những mặt hàng có lợi thế về ưu đãi thuế quan so với 2 nước Mỹ và Trung Quốc.

3.3. KẾT LUẬN

Cho đến nay, vào những tháng đầu năm 2019 Mỹ và Trung Quốc vẫn tiếp tục bước vào vịng đàm phán nhằm tìm ra tiếng nói chung giữa hai nước. Diễn biến cuộc chiến tranh thương mại giữa hai nước Mỹ- Trung sẽ còn những bất ngờ, căng thẳng trong thời gian tới. Qua nghiên cứu từ đề tài: “Tác động của quan hệ thương mại Mỹ - Trung ảnh hưởng đến xuất nhập khẩu của Việt Nam” cho thấy: Mỹ và Trung Quốc là hai ông lớn của nền kinh tế thế giới nên khi có những diễn biến mới từ mối quan hệ thương mại giữa quốc gia này đều được sự chú ý đến các quốc gia trên toàn thế giới. Đặc biệt, Mỹ và Trung Quốc đều là những đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam và chúng ta vẫn đang trên đà cố gắng để tạo mối quan hệ thương mại tốt đẹp đối với Mỹ và Trung Quốc.

Trước những chính sách thương mại đặc biệt mà Mỹ và Trung Quốc đang dành cho nhau kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam sẽ có những tác động hai chiều bao gồm: tác động tích cực và tác động tiêu cực. Một số ngành hàng chủ lực xuất khẩu sang thị trường Mỹ và Trung Quốc như may mặc, nông sản, thiết bị điện tử.. .được dự báo sẽ hưởng lợi từ cuộc chiến tranh thương mại này. Dù Việt Nam chưa bị cuốn sâu vào cuộc chiến tranh thương mại Mỹ -Trung, tuy nhiên Việt Nam là hàng xóm của Trung Quốc nên sẽ không thể tránh khỏi được những biện pháp siết chặt của Mỹ để truy xuất nguồn gốc xuất xứ của những hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam, hạn chế hành vi gian lận về nguồn gốc xuất xứ. Chính vì vậy để đối phó với những tác động của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ Trung, Việt Nam cần có sự phối hợp giữa nhà nước, các hiệp hội, doanh nghiệp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng lợi thế sang thị trường các nước, quản lý chặt chẽ hơn trong việc cấp chứng nhận nguồn gốc xuất xứ. Tận dụng những lợi thế của mình và hạn chế những tác động tiêu cực, chú ý theo dõi những diễn biến tiếp theo của cuộc chiến tranh thương mại để kịp thời đưa ra những biện pháp phịng ngừa và đối phó.

http://trungtamwto.vn/chuyen-de/12220-tom-tat-dien-bien-cang-thang-thuong- mai-my—trung?fbclid=IwAR1P5pu42wPD-SD0JdC8QbAK1UxOg-

gpsV4bJXIY4TBf9M9sW8hpzYtTaAo

1. Xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Hoa Kỳ: Diễn biến giai đoạn 2010-2018 và

cập nhật tháng 1/2019

https://www.customs.gov.vn/Lists/ThongKeHaiQuan/ViewDetails.aspx?ID=16

Tài liệu tham khảo

Tiếng Việt

1. Ngơ Xn Bình (2006), Bài giảng thương mại quốc tế, Nhà xuất bản Bộ giáo dục Việt Nam.

2. Hoàng Đức Thân & Nguyên Văn Tuấn (2018), Giáo trình Thương mại quốc tế, Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân

3. Nguyễn Ngọc Anh (2017), Quan hệ Mỹ Trung dưới thời tổng thống Donald Trump, Tạp chí nghiên cứu nước ngồi. Tập 33, số 2(2017)21-33 ngày đăng 27/3/2017

4. Nguyễn Thị Kim Chi (2008), Chính sách thương mại của Mỹ đối với Trung Quốc những năm gần đây, Bài viết tạp chí, năm 2008, số 10 ngày đăng 7-2- 2013

5. Nguyễn Anh Thu và Vũ Thanh Hương (2016), Chiến tranh thương mại Mỹ Trung và một số tác động dự đoán, Trường ĐH Kinh tế, Đh Quốc gia Hà Nội

6. Nguyễn Anh Thu và Vũ Thanh Hương, Chiến tranh thương mại Mỹ Trung va những tác động, Viện chiến lược và Chính sách tài chính

7. Nguyễn Văn Lịch, Những tác động của chiến tranh thương mại Mỹ Trung đến Việt Nam, Học viện Ngoại giao

8. Trần Minh Nguyệt (2015), Tranh chấp thương mại Mỹ Trung - Tạp chí Khoa

học xã hội Việt Nam, số 7(92) -2015

9. Hồ Quốc Tuấn, Nguyễn Thị Ngọc Trang, & Trần Ngọc Thơ (2017), Việt Nam nên đối phó với chiến tranh thương mại như thế nào?, xuất bản 10/12/2018

Tiếng anh

10. US- China trade war- Maj Gen PK Mallick- September 2018.

11.Alan Tonelson, “All of the Reasons Why Trump Can Win a Trade War with China”, March 27, 2018, available at: http://nationalinterest.org/feature/all-the-

reasons-whytrump-can-win-trade-war-china-25094

Website

12.Tóm tắt diễn biến căng thẳng thương mại Mỹ Trung (14/2/2018) trên website của trungtamwto.vn

07&Category=Ph%C3%A2n%20t%C3%ADch%20chuy%C3%AAn%20%C4 %91%E1%BB%81&Group=Ph%C3%A2n%20t%C3%ADch&fbclid=IwAR0p noXKDU576mCvwRKkDAMQLo9P1RrXMJr8l5pCMnpl1Dk-Gp84q7YenU

2. Quan hệ Việt Nam- Hoa Kỳ trên trang website

https://usis.us/tin-tuc-usis/quan-he-viet-nam-hoa

ky?fbclid=IwAR2mokKLPZH8sqrIWgRQFNSBPD CdhukyxHWzTBYpiWx0 f3xuU6vHeImUbc

3. The pitiful state of the Chinese economy by Xiang Songzuo

http://www.asianews.it/news-en/Xiang-Songzuo: -The-pitiful-state-of-the- Chinese-economy-

46023.html?fbclid=IwAR18FTcot9OZWaTdZWAMHMIFLXKkGRUrC5xu8s V0W8FHELBx2K3eivIJsd0

4. Báo Công Thương -xuất bản 19/1/2018 - Phương Lan

https://congthuong.vn/nam-2018-thuong-mai-viet-nam-trung-quoc-co-the-dat- 100-ty-usd- 98867.html?fbclid=IwAR0 dmpDpq3jAQfIAogCCqaHRBlDwjviUQ7qHuVL WyCKrX8z3nYagtJv0fg 5. Báo tài chính http://thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/xa-hoi/2019-02-28/xuat-khau-hang- hoa-cua-viet-nam-sang-hoa-ky-tang-manh-68292.aspx 6. Trademap Trademap.org 7. https://www.uschina.org/ 60

Một phần của tài liệu Tác động của quan hệ thương mại mỹ trung ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu của việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 63)