Thực trạng tổ chức công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH T12 Quang Vinh

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH XĂNG DẦU T12 QUANG VINH (Trang 34 - 40)

Sổ kế toán tổng hợp

2.2.2.Thực trạng tổ chức công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH T12 Quang Vinh

Công ty TNHH T12 Quang Vinh

2.2.2.1. Phương pháp tính lương và các khoản trích theo lương ở Công ty a, Phương pháp tính lương

Do cơ cấu lao động trong công ty gồm nhiều bộ phận với tính chất công việc khác nhau nên hiện tại, công ty áp dụng đồng thời hai hình thức trả lương: lương thời gian và lương khoán. Tại bộ phận công nhân trực tiếp bán xăng, công ty áp dụng phương pháp tính lương khoán. Các bộ phận còn lại, công ty áp dụng phương pháp tính lương theo thời gian.

Phương pháp tính lương theo thời gian là hình thức tiền lương tính theo thời gian làm việc, kỹ thuật chuyên môn.

Lương khoán là hình thức trả lương khi người lao động hoàn thành một khối lượng công việc theo đúng chất lượng được giao.

* Đối với công nhân trực tiếp bán xăng:

Nhân viên lao động tiền lương – phòng hành chính căn cứ vào biên bản nghiệm thu công việc và đơn giá lương khoán để tính lương cho từng công việc theo công thức:

Tiền lương khoán = Khối lượng công việc hoàn thành x Đơn giá

* Đối với cán bộ, công nhân viên tại các bộ phận khác, nhân viên lao động tiền lương căn cứ vào bảng chấm công, bảng chấm công làm thêm giờ để tính lương cho từng người của từng bộ phận.

Lương hợp đồng = Lương cơ bản x hệ số lương - Tiền lương thời gian:

Tiền lương tháng = Lương hợp đồng x Số ngày làm việc thực tế

22 ngày

Tiền lương ngày = Tiền lương tháng

Số ngày làm việc thực tế trong tháng

Tiền lương giờ = Tiền lương ngày

8 giờ - Tiền làm thêm giờ:

+ Tiền làm thêm giờ ngày làm việc

= Tiền lương giờ x Số giờ làm thêm x 150%; + Tiền làm thêm giờ ngày chủ nhật

= Tiền lương giờ x Số giờ làm thêm x 200%; + Tiền làm thêm giờ ngày lễ, tết

= Tiền lương giờ x Số giờ làm thêm x 300%;

Báo cáo thực tế

Căn cứ bảng chấm công – Phòng TCHC tháng 11, ông Nguyễn Tiến Lâm có số ngày làm việc thực tế trong tháng là 27 ngày;

Căn cứ bảng chấm công làm thêm giờ - Phòng TCHC tháng 11, ông Nguyễn Tiến Lâm có số giờ làm thêm là 7 giờ ngày làm việc.

Lương hợp đồng của ông khi ký kết với công ty là: 3.450.000 đồng; => Tiền lương thời gian:

Tiền lương tháng = 3.450.000 x 27 = 4.234.091 đồng 22 ngày Tiền lương ngày = 4.234.091 = 156.818 đồng 27 ngày

Tiền lương giờ = 156.818 = 19.602 đồng

8 giờ

=> Tiền làm thêm giờ = 19.602 x 7 x 150% = 205.821 đồng.

b, Phương pháp tính các khoản trích theo lương

Các khoản trích theo lương bao gồm: KPCĐ, BHXH, BHYT, BHTN được công ty tính và trích theo quy định hiện hành của Nhà nước.

Kinh phí công đoàn: là nguồn tài trợ cho hoạt động công đoàn ở các cấp.Theo chế độ hiện hành, KPCĐ được trích theo tỷ lệ 2% lương hợp đồng. Doanh nghiệp chịu toàn bộ tính vào chi phí kinh doanh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ví dụ:

Tháng 11, Phòng TCHC có tổng tiền lương hợp đồng là 26.254.500 đồng. => Kinh phí công đoàn = 2% x 26.254.500 = 525.090 đồng.

Bảo hiểm xã hội: dùng để trợ cấp cho người lao động có tham gia đóng quỹ trong các trường hợp bị mất khả năng lao động như: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, hưu trí, mất sức, …

Bảo hiểm y tế:dùng để hỗ trợ cho người lao động có tham gia đóng góp quỹ trong các hoạt động khám chữa bệnh, được hình thành bằng cách trích theo tỷ lệ 3% trên tiền lương hợp đồng.

Bảo hiểm thất nghiệp: là khoản hỗ trợ tài chính tạm thời dành cho những người bị mất việc mà đáp ứng đủ yêu cầu theo Luật định.

Các khoản trích theo lương được tính như sau:

Báo cáo thực tế

Loại bảo hiểm Cách tính

BHXH BHYT BHTN

Trừ lương người lao động 7% 1,5% 1%

Trích vào chi phí sản xuất kinh doanh 17% 3% 1%

Ví dụ:

Tháng 11, ông Nguyễn Tiến Lâm có lương hợp đồng: 3.450.000 đồng. Các khoản trích theo lương trừ vào lương:

- Bảo hiểm xã hội = 3.450.000 đồng x 7% = 241.500 đồng; - Bảo hiểm y tế = 3.450.000 đồng x 1,5% = 51.750 đồng; - Bảo hiểm y tế = 3.450.000 đồng x 1% = 34.500 đồng;

Tháng 11, phòng TCKT có tổng lương: 29.187.000 đồng. Các khoản trích theo lương trích vào chi phí sản xuất kinh doanh:

- Bảo hiểm xã hội = 29.187.000 đồng x 17% = 4.961790đồng; - Bảo hiểm y tế = 29.187.000 đồng x 1,5% = 875.610 đồng; - BH thất nghiệp = 29.187.000 đồng x 1% = 291.870 đồng;

2.2.2.2. Chứng từ kế toán sử dụng

Để theo dõi, phản ánh tình hình tiền lương và các khoản trích theo lương, kế toán sử dụng các chứng từ chủ yếu sau:

- Biên bản nghiệm thu khối lượng công việc hoàn thành; - Mẫu số 01a-LĐTL: Bảng chấm công;

- Mẫu số 01b-LĐTL: Bảng chấm công làm thêm giờ; - Mẫu số 02-LĐTL: Bảng thanh toán lương;

- Mẫu số 06-LĐTL: Bảng thanh toán làm thêm giờ;

- Mẫu số 10-LĐTL: Bảng kê trích nộp các khoản theo lương; - Mẫu số 11- LĐTL: Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội; - Phiếu chi;

- Giấy báo Nợ; …

Ví dụ:

- Ngày 10/11/2013, công ty thanh toán tiền lương tháng 10 cho người lao động theo phiếu chi số 196 (Bảng 2);

Báo cáo thực tế

+ Phiếu chi số 200, chi đại hội công đoàn quý 3, số tiền 5.000.000 đồng; + Giấy báo nợ 289, nộp tiền bảo hiểm quý 3: 135.393.015 đồng;

+ Bảng chấm công – Bộ phận bán hàng (Biểu 15); + Bảng chấm công - Phòng TCHC (Biểu 16);

+ Bảng chấm công làm thêm giờ - Phòng TCHC (Biểu 17) + Sổ nhật ký chung (Biểu 18)

+ Bảng thanh toán tiền lương – Bộ phận bán hàng (Biểu 19); + Bảng thanh toán tiền lương – Phòng TCHC (Biểu 20); (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Bảng thanh toán tiền lương làm thêm giờ - Phòng TCHC (Biểu 21); + Bảng kê trích nộp các khoản theo lương – Phòng TCHC (Biểu 22); + Bảng phân bổ tiền lương (Biểu 23);

+ Bảng phân bổ tiền lương và BHXH (Biểu 24);

2.2.2.3. Kế toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương a, Kế toán tổng hợp tiền lương

* Tài khoản sử dụng:

Kế toán sử dụng tài khoản 334 để theo dõi tình hình tăng, giảm các khoản tiền lương phải trả người lao động.

* Sổ sách kế toán:

Căn cứ vào chứng từ kế toán, kế toán ghi sổ Nhật ký chung, sổ chi phí sản xuất kinh doanh các tài khoản 622, 627, 642, sổ chi tiết tài khoản 334 và các sổ kế toán chi tiết có liên quan.

Căn cứ vào sổ Nhật ký chung, kế toán ghi sổ Cái tài khoản 334, 622, 627, 642, … Ví dụ:

- Căn cứ Bảng phân bổ tiền lương và BHXH tháng 9, phiếu chi số 196, kế toán tiến hành ghi vào sổ:

+ Sổ kế toán chi tiết quỹ tiền mặt;

+ Sổ chi phí sản xuất kinh doanh tài khoản 622; + Sổ chi phí sản xuất kinh doanh tài khoản 627; + Sổ chi phí sản xuất kinh doanh tài khoản 642; + Sổ chi tiết tài khoản 334 (Biểu 25).

- Căn cứ sổ Nhật ký chung, kế toán ghi: + Sổ Cái tài khoản 334 (Biểu 26); + Sổ Cái tài khoản 111;

+ Sổ Cái tài khoản 622; + Sổ Cái tài khoản 627; + Sổ Cái tài khoản 642.

Báo cáo thực tế

+ Sổ cái tài khoản 338 (Biểu 27).

b, Kế toán tổng hợp các khoản trích theo lương.

* Tài khoản sử dụng:

Kế toán sử dụng tài khoản 338 để theo dõi tình hình tăng, giảm các khoản trích theo lương.

* Phương pháp hạch toán:

Căn cứ vào các chứng từ tiền lương (Phiếu chi, Bảng phân bổ tiền lương và BHXH, …), kế toán định khoản lên chứng từ:

- Các khoản trích theo lương:

Nợ TK 627, 642: Số tiền trích vào chi phí

Nợ TK 334: Số tiền trừ vào lương người lao động Có TK 338: Số tiền phải trả, phải nộp

- Chi kinh phí công đoàn hoặc nộp bảo hiểm cho cơ quan bảo hiểm: Nợ TK 338: Số tiền thanh toán

Có TK 111, 112: Số tiền thanh toán

Ví dụ:

- Căn cứ Bảng phân bổ tiền lương và BHXH tháng 10 (Bảng 10), kế toán định khoản: Nợ TK 627 15.020.955

Nợ TK 642 19.012.260 Nợ TK 334 14.057.200 Có TK 338 48.090.415

- Căn cứ GBN 289, kế toán định khoản khoản tiền bảo hiểm đã nộp cho cơ quan bảo hiểm:

Nợ TK 338 135.393.015 Có TK 112 135.393.015 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Căn cứ Phiếu chi số 200, kế toán định khoản tiền chi cho đại hội công đoàn quý 3:

Nợ TK 338 5.000.000

Có TK 111 5.000.000

* Sổ sách kế toán:

Căn cứ vào chứng từ kế toán, kế toán ghi sổ Nhật ký chung và sổ chi phí sản xuất kinh doanh các tài khoản 627, 642, sổ chi tiết các tài khoản 334, 338 và các sổ chi tiết liên quan.

Căn cứ vào sổ Nhật ký chung, kế toán ghi sổ Cái tài khoản 334, 622, 623, 627, 642, 338, …

- Căn cứ Bảng phân bổ tiền lương và BHXH tháng 9, phiếu chi số 196, phiếu chi số 200, kế toán tiến hành ghi vào sổ:

+ Sổ Nhật ký chung (Biểu 19); + Sổ kế toán chi tiết quỹ tiền mặt;

Báo cáo thực tế

+ Sổ chi phí sản xuất kinh doanh tài khoản 642 ; + Sổ chi tiết tài khoản 334 (Biểu 25);

+ Sổ chi tiết tài khoản 338 – Kinh phí công đoàn (Biểu 30); + Sổ chi tiết tài khoản 338 – Bảo hiểm xã hội (Biểu 27); + Sổ chi tiết tài khoản 338 – Bảo hiểm y tế (Biểu 28);

+ Sổ chi tiết tài khoản 338 – Bảo hiểm thất nghiệp (Biểu 29); - Căn cứ sổ Nhật ký chung, kế toán ghi:

+ Sổ Cái tài khoản 334 (Biểu 26); + Sổ Cái tài khoản 338 (Biểu 31); + Sổ Cái tài khoản 111;

+ Sổ Cái tài khoản 622; + Sổ Cái tài khoản 627; + Sổ Cái tài khoản 642.

Báo cáo thực tế

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH XĂNG DẦU T12 QUANG VINH (Trang 34 - 40)