Các quy định của Việt Nam đối với hoạt động xuất nhập khẩu và phòng chống gian

Một phần của tài liệu Vấn nạn gian lận xuất nhập khẩu tại việt nam kiến nghị giải pháp,khoá luận tốt nghiệp (Trang 28 - 31)

phòng chống gian lận xuất nhập nhập khẩu

Nhìn chung, ở Việt Nam, việc quản lý hoạt động xuất nhập khẩu và gian lận trong xuất nhập khẩu chưa được hệ thống hóa trong các văn bản quy phạm pháp luật nhất định. Mỗi hành vi gian lận, chế tài xử phạt, cũng như quy định về cơ quan chức trách có nhiệm vụ trực tiếp hoặc phối hợp điều tra, bắt giữ,... đều nằm rải rác ở các văn bản luật, nghị định, quyết định.. .điển hình như:

- Bộ luật hình sự năm 1993 của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (điều 153, 154, 161).

- Bộ luật hình sự sửa đổi năm 1999 của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (điều 153, 154, 161).

- Luật tố tụng hình sự năm 2003 (tại điều 104 và điều 111) quy định về trình tự thủ tục tiến hành khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự và thẩm quyền khởi tố và điều tra của cơ quan Hải quan.

- Luật Hải quan được Quốc hội thông qua ngày 29/6/2001 và sẽ có hiệu lực vào ngày 1/1/2002, thay thế cho Pháp lệnh Hải quan.

- Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa số 05/2007/QH12 ngày 21/11/2007.

- Luật Quản lý ngoại thương số 05/2017/QH14 ngày 12/6/2017.

- Nghị định 45/2016/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 127/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan.

- Nghị quyết 41/NQ-CP ngày 09/06/2015 của Chính phủ về đẩy mạnh công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

- Quyết định 05/QĐ-BCĐ389 ngày 23/09/2015 của Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả về việc ban hành kế hoạch triển khai Nghị quyết 41/NQ-CP ngày 09/06/2015 của Chính phủ về đẩy mạnh công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

- Quyết định số 1009/QĐ-BTC ngày 29/5/2015 của Bộ Tài chính về việc ban hành Kế hoạch theo dõi thi hành pháp luật về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả năm 2015 của Bộ Tài chính

- Nghị định 08/2015/NĐ-CP ngày 21/1/2015 quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan.

- Quyết định số 19/2016/QĐ-TTg ngày 6/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ Ban hành Quy chế về trách nhiệm và quan hệ phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, GLTM và hàng giả.

- Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 08/3/2018 quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa.

- Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20/04/2018 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/ 01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan.

Bên cạnh đó còn rất nhiều các thông tư, chỉ thị, nghị định, nghị quyết,.. .của các cơ quan chức trách Ban, Bộ, Ngành đề ra đối với một hoặc một số mặt hàng cụ thể, một lĩnh vực cụ thể. Quy định thiếu tính hệ thống, rải rác trong các văn bản pháp luật ấy thực sự gây trở ngại lớn cho các doanh nghiệp kinh doanh XNK trong việc tìm kiếm, tra cứu và hiểu rõ các cơ sở luật định phục vụ trong quá trình XNK.

Tóm tắt chương 1: Ở chương 1 đã trình bày cơ sở lý luận về gian lận xuất nhập khẩu trên các khía cạnh như: định nghĩa, mục đích, động cơ và nguyên nhân của hành vi gian lận xuất nhập khẩu, các thủ đoạn phổ biến, cở sở pháp lý trong phòng chống gian lận xuất nhập khẩu trong gian lận xuất nhập khẩu tại Việt Nam. Những lý thuyết này là cơ sở để phân tích thực trạng gian lận tại Việt Nam trong bối cảnh hiện nay. Các đối tượng thường lợi dụng sự sơ hở trong quá trình kiểm tra, kiểm soát và sự thiếu đồng nhất, đồng bộ, thiếu chặt chẽ trong hệ thống pháp luật Hải quan để thực hiện những hành vi gian lận từ đơn giản, trắng trợn nhất cho đến những hình thức tinh vi, phức tạp, khôn khéo nhất để tạo vỏ bọc hợp pháp hòng qua

mắt cơ quan kiểm tra. Điều nay mang đến một thách thức lớn đối với các cơ quan quản lý nhà nước trong quá trình kiểm soát luồng hàng hóa xuất nhập khẩu, đặc biệt là đối với lực lượng Hải quan - những người gác cổng của nền kinh tế nước nhà.

Năm Tổng kim ngạch xuấtnhập khẩu (Tỷ USD) Kim ngạch xuất khẩu(Tỷ USD) Kim ngạch nhập khẩu (Tỷ USD)

2016 349 175,9 173,26

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VẤN NẠN GIAN LẬN XUẤT NHẬP KHẨU TẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Vấn nạn gian lận xuất nhập khẩu tại việt nam kiến nghị giải pháp,khoá luận tốt nghiệp (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(78 trang)
w