Nối tiếp những mánh khóe xảo quyệt hòng che mắt cơ quan chức năng đã xuất hiện từ nhiều năm trước đây, các đối tượng thực hiện gian lận xuất nhập khẩu tại các tuyến biên giới đường bộ, đường biển và đường hàng không ngày càng trở lên “dày dạn kinh nghiệm” với các thủ đoạn tinh vi hơn rất nhiều: các đối tượng xé lẻ hàng hóa, vận chuyển thông qua hành lý xách tay, xe mô tô, xe khách, xe có tải
trọng nhẹ từ biên giới đưa vào nội địa tiêu thụ; thay vì vận chuyển toàn bộ trên xe có tải trọng lớn như trước đây. Phải xét đến các tuyến đường bộ là biên giới thuộc các tỉnh: Quảng Ninh, Quảng Bình, Quảng Trị, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Tĩnh, Đồng Tháp, An Giang, Tây Ninh, Long An, Lào Cai,... Tại đây, các gian thương lợi dụng địa hình phức tạp hiểm trở, công tác quản lý còn nhiều sơ hở của các lực lượng chức năng để vận chuyển trái phép các hàng hóa chủ yếu như: các chất gây nghiện, pháo nổ, động vật hoang dã, đồ điện gia dụng và bách hóa tiêu dùng, gia cầm, máy móc phụ tùng, phế liệu, dược liệu, thuốc lá, rượu,... Một số hàng hóa có giá trị cao, đảm bảo gọn nhẹ, dễ vận chuyển như: xì gà, thuốc lá, vàng, ngoại tệ, thời trang cao cấp, đồ điện tử, mỹ phẩm,.. .vẫn được các đối tượng tập trung vận chuyển qua các cửa khẩu hàng không lớn như: Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nang và các bưu điện quốc tế, chuyển phát nhanh tụ điểm tại Hà Nội, Hồ Chí Minh.
• Năm 2018
- Đáng kể đến, khi dòng điện thoại Iphone Xs của gã khổng lồ công nghệ Apple ra mắt chính thức vào ngày 12/9/2018 và nhận được sự hưởng ứng, mong đợi cùng với những phản hồi tích cực từ cộng đồng người hâm mộ Apple, dòng máy này lập tức trở thành sản phẩm tiềm năng cho những phi vụ gian lận thương mại xuyên biên giới. Điển hình là vụ việc hơn 250 chiếc iPhone Xs có trị giá khoảng 6,5 tỷ đồng được 4 đối tượng tham gia vận chuyển lậu từ Mỹ về Việt Nam thông qua cảng hàng không Tân Sơn Nhất.
- Hay tại cảng hàng không quốc tế Nội Bài, các cơ quan chức năng cũng phát hiện Công ty TNHH VAK có hành vi khai sai, không khai báo hàng hóa nhập khẩu bao gồm 1.157 chiếc điện thoại iPhone các loại.
- Cũng tại cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài, ngày 21/9/2018, Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài phối kết hợp với Đội Kiểm soát Hải quan Hà Nội điều tra và phát hiện lô hàng hóa nhập khẩu thuộc danh mục hàng với tang vật là: 63 chiếc ngà voi, 996 chiếc vòng ngà voi và 72 kg hạt tròn ngà voi các loại (tổng trọng lượng tịnh là 193 kg).
- Bên cạnh đó, các đối tượng không bỏ qua cơ hội tận dụng sự sơ hở trong công tác kiểm soát tại các tuyến đường biển là các cửa khẩu cảng biển quốc tế lớn như cảng Hải Phòng, Quảng Ninh, TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Đà Nang để thực hiện hành vi gian lận. Hàng hóa mà chúng chuyển tải thường là ma tuý, động vật hoang dã, máy móc thiết bị, hàng bách hóa. Nổi bật là hành vi khai sai tên hàng hóa nhập khẩu, ẩn lậu hàng hóa là ngà voi và vẩy tê tê do công ty TNHH Thiên Trường Sử nhập khẩu vào cảng Đà Nang ngày 5/10/2018. Cơ quan cức năng thành phố Đà Nang đã gấp rút phối hợp trong 2 ngày, phát hiện hàng hóa là 400 bao mảnh nhựa mới được công ty này khai báo trên e-manifest là không đúng với thực tế. Tang vật bao gồm: 495 thanh ngà voi (1.803,7 kg), 262 bao vẩy tê tê (6.334,2 kg).
Trong năm 2018, thương mại điện tử trở thành một công cụ hỗ trợ truyền thông và marketing đắc lực giúp việc buôn bán trở nên dễ dàng, nhanh chóng, thuận tiện hơn. Tuy nhiên ở mặt trái, nó lại tạo ra sự bùng nổ về tình trạng nhập khẩu hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ vào tiêu thụ trong nước với các mặt hàng điển hình như: dược phẩm, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm,.. .được quảng cáo tràn lan khắp các trang mạng xã hội và đến tay người tiêu dùng thông qua hình thức mua bán trao đổi qua mạng mà chưa có sự kiểm tra, kiểm định từ các cơ quan chức năng. Hình thức thương mại này nuôi dưỡng những hành vi gian lận thương mại bởi khối hàng hóa giả, nhái, kém chất lượng khổng lồ mà gina thương nhập về được thị trường tiêu thụ nhanh hơn, dễ dàng hơn. Đối phó với tình hình nổi cộm này, ngày 19/3/2018, Tổng cục Hải quan công văn số 1260/TCHQ- ĐTCBL về tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng kém chất lượng là thuốc tây, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, thuốc cương dương, thuốc dược liệu.
Theo thống kê sơ bộ của Cục Hải quan Việt Nam năm 2018 chỉ ra rằng: “Từ ngày 16/12/2017 đến ngày 15/12/2018, lực lượng kiểm soát Hải quan toàn ngành đã chủ trì, phối hợp phát hiện, bắt giữ, xử lý 16.633 vụ việc vi phạm trong lĩnh vực hải quan (tăng 9,54 % ); trị giá hàng hóa vi phạm ước tính 1.702 tỷ 417 triệu đồng (tăng 115,61 %); thu ngân sách đạt (tăng 4,83 %). Cơ quan Hải quan khởi tố 62 vụ án hình
sự (tăng 21,57%), chuyển 350 tỷ 966 triệu đồng cơ quan khác kiến nghị khởi tố 133 vụ (tăng 95,59%).” Có thể thấy rằng trong năm 2018 vấn nạn GL XNK vẫn có dấu hiệu gia tăng. Các đối tượng gian lận hoành hành trên khắp các tuyến lưu thông, với vô vàn những thủ đoạn tinh vi, thậm chí là những hành vi hết sức táo bạo. Song, dưới sự rà soát chặt chẽ và phối hợp ăn ý của các cơ quan chức năng, những hành vi gian lận này cuối cùng cũng bị đưa ra ánh sáng. Điều này mang lại nguồn thu lớn cho ngân sách Nhà nước, năm thứ 3 thực hiện đúng với mục tiêu mà Nghị quyết số 142/2016/QH13 về Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2016-2020 đề ra, hứa hẹn mang đến một năm 2019 cũng gặt hái được nhiều thắng lợi trong công cuộc giảm thiểu và đẩy lùi vấn nạn gian lận xuất nhập khẩu, “dẹp đường” cho sự phát triển của nền kinh tế nước nhà.
• Năm 2019
Trong bài phát biểu tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2019 và triển khai nhiệm vụ năm 2020, ông Trần Hữu Linh-Tổng cục trưởng Tổng cục QLTT nhận định rằng: “năm 2019 tình trạng buôn bán, vận chuyển hàng lậu, sản xuất buôn bán hàng giả và gian lận thương mại tiếp tục diễn biến phức tạp, với nhiều phương thức thủ đoạn tinh vi và có sự cấu kết chặt chẽ giữa các chủ đầu lậu trên biên giới và trong nội địa. Trên tuyến biên giới các tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lào Cai, Cao Bằng, Hà Giang... thời gian qua nổi lên hoạt động vận chuyển trái phép các mặt hàng như gia súc, gia cầm, hàng hóa tiêu dùng.Còn tuyến biên giới miền Trung gồm Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, lực lượng QLTT đã phát hiện rất nhiều vụ buôn lậu, vận chuyển trái phép rượu, thuốc lá điếu, đường, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, hàng thời trang. Trong khi đó, tuyến biên giới Tây Nam Bộ với các địa bàn trọng điểm như Bình Dương, An Giang, Long An, Tây Ninh, Kiên Giang chủ yếu buôn lậu các mặt hàng là đường cát, đồ điện tử, phế liệu và hàng điện tử, điện lạnh đã qua sử dụng.” Các đối tượng hầu hết lợi dụng sự sơ hở trong công tác kiểm tra, kiểm soát của cơ quan chức năng; lợi dụng địa hình trong nước phức tạp, hiểm trở, khó nắm bắt để vận chuyển trái phép hàng hóa vào nội địa hoặc ra nước ngoài tiêu thụ. Đáng kể đến nhất là các mặt hàng có thuế suất cao, hàng thuộc danh mục Cites như:
gỗ trắc, quặng các loại, phế liệu, hàng bách hóa tiêu dùng... Riêng với các tuyến vận chuyển qua biên giới đường biển, các đối tượng lợi dụng triệt để những lỗ hổng kiểm soát và các chính sách miễn, giảm, hoàn thuế quan nhập khẩu đối với hàng hóa quá cảnh, trung chuyển, tạm nhập tái xuất để thực hiện hành vi gian lận xuất nhập khẩu. Bên cạnh các thủ đoạn cũ như: khai báo gian dối, xuất trình giả mạo, lấp liếm “bôi trơn” quá trình kiểm hóa bằng cách mua chuộc cán bộ, điều chỉnh Manifest và từ chối nhận hàng hoặc bỏ hàng nếu bị phát hiện, thì còn rất nhiều thủ đoạn khác được các gian thương đầu tư hơn cả về mặt trí óc lẫn tài chính.
- Ví dụ như thủ đoạn do giám đốc Công ty cổ phần hợp tác kinh tế và xuất nhập khẩu VC thực hiện còn rất nhiều ẩn khuất và cần truy xét hoạt động trong nhiều năm trước đây để xác minh làm rõ và xử lý thích đáng. Cụ thể vào ngày 16/8, công ty này mở 5 tờ khai xuất khẩu 16 container bột oxit kẽm và 5 container chì chưa gia công được đúc thành khối tại Chi cục Hải quan khu vực 2 cửa khẩu cảng Hải Phòng. Trong đó, 5 container chì chưa gia công được đúc thành khối được vận chuyển vào cảng Nam Đình Vũ thì chờ xuất cho kết quả kiểm tra thực tế là đúng với khai báo. Còn lại, 6 trong 16 container bột oxit kẽm đang ở bãi container Sao Á D.C chờ đưa vào cảng hoàn thành nốt thủ tục xuất khẩu thì bỗng di chuyển khỏi bãi vào ngày 18/8 với lý do đóng thêm hàng. Nghi ngờ hành vi gina lận có sự tính toán kĩ lưỡng, các cơ quan chức năng thành phố Hải Phòng tiến hành truy đuổi và tìm kiếm được 6 container nêu trên và đưa vào kiểm tra xác minh thì phát hiện: “trong 6 container có 3 container bị thay đổi số chì hãng tàu so với lúc nhập bãi ban đầu; 1 container đã bị cắt chì và không có hàng hóa bên trong; 2 container còn nguyên chì hãng tàu so với lúc nhập bãi ban đầu. Giám định hàng hóa bên trong các container cho kết quả: Ngoài một lượng nhỏ bột oxit kẽm theo như doanh nghiệp khai báo, thì hàng hóa chủ yếu là quặng và tinh quặng chì, đồng (mặt hàng cấm xuất khẩu). Cục Điều tra chống buôn lậu đã bàn giao hồ sơ, vụ việc cho cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an tiến hành khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam Giám đốc Công ty cổ phần hợp tác kinh tế và xuất nhập khẩu VC với tội danh buôn lậu.” Được biết, công ty VC đã tham gia hoạt động xuất nhập khẩu mặt hàng trên hoặc các mặt hàng tương tự từ
nhiều năm trước đây với tần suất lớn. Tất cả các lô hàng trước đó đều cho kết quả thông quan “thuận buồm xuôi gió” những phải đến năm 2019 hành vi gian lận công ty này mới bị phát giác. Xét về tính táo bạo của hành vi có thể đánh giá, vụ việc có quy mô lớn với mặt hàng xuất đi là hàng cấm khai thác và xuất khẩu. Chắc hẳn đã có sự bao che của một bộ phận cơ quan chức năng, được thực hiện có tổ chức và tính toán kĩ lưỡng, nhiều yếu tố trong vụ án chưa nhất quán và được làm sáng tỏ, khiến đến nay (tháng 5/2020) vụ việc vẫn đang trong quá trình liên tục tái điều tra và chưa kết án.
- Hay một vụ việc khác chia sẻ bởi Cục Điều tra chống buôn lậu vào ngày 23/8/2019. Cơ quan này cho biết hành vi khai báo sai tên hàng hóa và xuất khẩu hàng quốc cấm của Công ty CP Diệp Bảo Anh. Trong quá trình điều tra được biết, suốt 10 tháng kể từ tháng 12/2017 đến gần cuối năm 2018, Công ty này đã mở 79 tờ khai xuất khẩu 79 lô hàng với tổng khối lượng 56.781 tấn. Trong tờ khai thông quan có ghi rõ tên mặt hàng xuất khẩu là xỉ có thành phần chính là Fe2O3, SiO3.. .thu được từ công nghệ luyện thép đã được tinh chế dạng bột. Thông qua điều tra và xác minh làm rõ vụ việc, Cục Điều tra chống buôn lậu kết luận: toàn bộ số hàng hóa kể trên là tinh quặng sắt, là loại hàng hóa không thuộc danh mục hàng hóa được phép xuất khẩu theo quy định của Thông tư 41/2012/TT-BCT, được sửa đổi ở Thông tư 12/2016/TT-BCT của Bộ Công thương. Với 56.781 tấn quặng trên, nếu được thông quan trót lọt và xuất khẩu ra thị trường quốc tế thị quả thực mang lại hậu quả rất lớn đến sự sống còn của nhân dân Việt Nam cũng như của nền kinh tế quốc gia trong tương lai.
- Cũng vào những tháng cuối năm 2019 - những tháng cuối cùng của tết Kỷ Hợi, trong nước bùng lên một loạt các hành vi liều lĩnh mang tên vận chuyển trái phép, tàng trữ mặt hàng cấm và nhất là pháo nổ. Đáng kể đến là là vụ việc diễn ra vào tháng 9 tại cửa khẩu Tân Thanh: các đối tượng khai báo là hàng nông sản nhập khẩu nhưng thực chất lại là 13 tấn pháo nổ. Thủ đoạn của chúng cũng được tính toán hết sức kĩ lưỡng với 500 thùng carton pháo trà trộn khéo léo, tinh vi vào các bao tải chứa hành tây rồi vận chuyển bằng xe ô tô container từ Pò Chài (Trung Quốc) nhập
cảnh vào Việt Nam qua cửa khẩu Tân Thanh. Trích theo lời của thượng tá Hà Văn Hiển, Đồn trưởng Đồn Biên phòng Tân Thanh được biết: “Đây là vụ nhập lậu pháo có số lượng lớn nhất cả nước từ trước đến nay bị phát hiện với thủ đoạn hết sức tinh vi. Lợi dụng chính sách ưu tiên xuất nhập khẩu một số loại hàng hóa, các đối tượng đã trà trộn pháo nổ với hàng nông sản nhập khẩu, sử dụng xe container để vận chuyển, cơ quan chức năng rất khó phát hiện”.
Một điểm đáng báo động khác trong lĩnh vực xuất nhập khẩu Việt Nam năm 2019, đó là tình trạng hàng Trung Quốc giả mạo xuất xứ Việt Nam để xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Sở dĩ tình trạng này trở nên đáng báo động và gia tăng mạnh trong năm 2019 là do sự khởi nguồn của cuộc chiến thương mại Mỹ Trung từ giữa năm 2018, theo đó Mỹ áp thuế rất cao lên nhiều dòng hàng có xuất xứ từ Trung. Và đến năm 2019, giống như một sự bùng nổ của các vụ việc chủ hàng Trung Quốc giả mạo xuất xứ Việt Nam để trốn tránh mức thuế cao bị Mỹ áp đặt.
- Có thể kể đến ngay trường hợp của Công ty TNHH xe đạp Excel- Một công ty có 100% vốn đầu tư nước ngoài từ Trung Quốc chuyên lắp ráp xe đạp, xe đạp điện xuất khẩu. Qua quá trình kiểm tra sau thông quan, công ty này bị phát hiện đã có hành vi giả mạo xuất xứ Việt Nam để được hưởng mức thuế ưu đãi khi xuất khẩu hàng hóa sang Hoa kỳ. Cụ thể, 100% linh kiện xe đạp, xe đạp điện, xe lướt điện đều được xác định là hàng nhập khẩu từ Trung Quốc về Việt Nam, chỉ qua quá trình lắp ráp đơn giản đã trở thành sản phẩm hoàn chỉnh đem đi xuất khẩu, tương tự, các linh kiện có nguồn gốc Trung Quốc không qua bất kỳ quá trình gia công sản xuất nào, nhưng vẫn được xuất sang Hoa Kì với nhãn mác “Made in Việt Nam”. Theo các quy tắc về xác định xuất xứ hàng hóa, Cục Kiểm tra sau thông quan xác định các sản phẩm của công ty không đủ tiêu chí để trở thành hàng hóa có xuất xứ Việt Nam. Lãnh đạo Cục cho biết “Công ty đã thừa nhận hành vi vi phạm của mình”. Để có được C/O Form B (giấy chứng nhận hàng hóa có xuát xứ Việt Nam), công ty này đã gian dối trong quá trình làm thủ tục hòng qua mắt VCCI. Sau khi bị phát hiện và có công văn do Tổng cục Hải quan gửi đên VCCI thì giấy chứng nhận xuất xứ này đã bị thu hồi lại. Vụ việc được đánh giá là chứa đựng nhiều tình tiết phức tạp và chưa
có tiền lệ nên rất đáng được các cơ quan chức năng lưu tâm trong quá trình điều tra, phát hiện và bắt giữ các hành vi giả mạo xuất xứ về sau.