THỰC TRẠNG GIAN LẬN XUẤT NHẬP KHẨU TẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Vấn nạn gian lận xuất nhập khẩu tại việt nam kiến nghị giải pháp,khoá luận tốt nghiệp (Trang 34)

2.2.1. Tình hình gian lận xuất nhập khẩu tại Việt Nam năm 2016-2017

Trong năm 2016-2017, tình hình gian lận xuất nhập khẩu diễn ra hết sức phức tạp. Gian thương thường lợi dụng sự quá tải của lưu lượng hàng hóa xuất nhập khẩu theo các tuyến đường biển, cửa khẩu cảng biển, cảng sông quốc tế để thực hiện các hành vi GL XNK, vận chuyển trái phép hàng hóa không đủ tiêu chuẩn về chất lượng vào Việt Nam, cũng như vận chuyển trái phép các mặt hàng thuộc danh mục cấm ra tiêu thụ ở nước ngoài. Địa bàn trọng điểm là các khu vực cảng biển lớn- cửa ngõ giao thương của Việt Nam như: Hải Phòng, Quảng Ninh, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nằng, Đồng Nai, vùng biển Đông Bắc và Miền Trung với các mặt hàng chủ yếu bị vận chuyển trái phép là xăng, dầu, quặng, gỗ, các khoáng sản và động thực vật hoang dã; thực phẩm, thuốc uống và thực phẩm chức năng không đủ tiêu chuẩn chất lượng; đường cát, thuốc lá,... Bên cạnh đó, tại các tuyến cảng hàng không, bưu điện quốc tế cũng xảy ra không ít vụ GL XNK mà mặt hàng vi phạm tập trung chủ yếu là các hàng quốc cấm, hàng nhỏ gọn có giá trị cao, hàng có thuế xuất cao hoặc dễ dàng cất giấu như: ma túy, vàng, ngà voi, sừng tê giác, vảy tê tê, thuốc lá, xì gà, rượu, mỹ phẩm, thuốc và thực phẩm chức năng,... Trong đó, các sân bay quốc tế lớn như Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nằng và các điểm bưu điện lớn như bưu điện Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh, điểm chuyển phát nhanh DHL, Fedex.... được các đối tượng này đánh giá là nơi việc kiểm tra hàng hóa được diễn ra nhanh chóng, qua loa do khối lượng hàng hóa rất lớn, nên dễ dàng trà trộn và che giấu các hành vi trái pháp luật. Điển hình là một số vụ việc như:

Năm 2016

- Ngày 29/1/2016, phát hiện vụ án buôn lậu xăng dầu được đánh giá là lớn nhất từ trước đến nay. Theo đó được biết: Công ty Cổ phân Dương Đông Hòa Phú, tỉnh Bình Thuận có hành vi khai gian trong quá trình nhập khẩu xăng dầu để trốn thuế đối với trên 73.619.678 lít xăng A92 và 63.042.027 lít dầu DO. Cụ thể, các đối

tượng gian lận đã nhập khẩu từ nước ngoài 12 chuyến xăng dầu trong đó có 91.066.305 lít xăng A92 và 77.571.053 lít dầu DO nhưng chỉ khai báo với cơ quan Hải quan tổng số xăng dầu nhập khẩu là 17.446.627 lít xăng A92 và 14.840.350 lít dầu DO. Số tiền ẩn lậu của hành vi phi pháp này lên đến hơn 2.034 tỷ đồng.

- Ngày 26/1, Chi cục Quản lý thị trường TP Sài Gòn cho biết về hành vi vi phạm nhãn mác bao bì, giả mạo nguồn gốc xuất xứ của công ty TNHH MTV Saigon Ve Wong với hàng hóa vi phạm là 105 tấn bột ngọt. Được biết số hàng hóa nhập khẩu này in trên bao bì là “Made in Việt Nam” nhưng phần “ruột” là bột ngọt có xuất xứ của Trung Quốc.

- Ngày 6/10/2016, Chi cục Hải quan cửa khẩu Cảng Sài Gòn Khu vực I (Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh) bắt giữ lô hàng có hành vi khai sai tên hàng hóa, ẩn lậu xuất khẩu hàng cấm. Cụ thể, đối tượng khai báo trong tờ khai là gỗ xuân đào xẻ hộp, xuất xứ Mozambique, quá cảnh Malaysia. Tuy nhiên, quá trình kiểm tra cho thấy hành vi của đối tượng là hết sức tinh vi khi đục rỗng 12 khối gỗ để ẩn giấu tang vật vi phạm là 569 khúc ngà voi châu Phi, nặng 2.052 kg, 32 đôi đũa được chế tác từ ngà voi, 50 gam lông đuôi voi; bảy chiếc xương sọ và 25 móng vuốt loài sư tử Châu Phi.

- Tiếp đó, vào ngày 26/10/2016, với sự phối hợp của Chi cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh và các lực lượng chức năng đã phát hiện hai container chứa khoảng 863 kg ngà voi, được cất giấu trong các lóng gỗ khoét rỗng ruột, có thạch cao chèn đặc bên trong, sau đó dùng keo dán kín và phủ đất bên ngoài để hòng qua mắt cơ quan Hải quan... Các vụ việc trên cho thấy hành vi trà trộn hàng hóa để ẩn lậu những mặt hàng cấm xuất khẩu đang ngày một gia tăng và ngày càng táo bạo, tinh vi hơn, khó phát hiện

Ngoài ra, năm 2016 còn rộ lên tình trạng nhập khẩu mặt hàng là thịt lợn, mỡ động vật và nội tạng hôi thối, bốc mùi và được các đối tượng vận chuyển về tiêu thụ tại các tỉnh thành như: Hưng Yên, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thanh Iloa... Hay tình trạng nhập lậu thuốc lá, vận chuyển trái phép hàng hóa tại các địa bàn trọng điểm biên giới phía Bắc và Tây Nam đặc biệt là các cảng biển lớn như Hải Phòng, TP. Hồ

Chí Minh vẫn còn đang diễn biến hết sức phức tạp.. .Thực trạng cam go ấy đang đe dọa đến sự phát triển của kinh tế xã hội Việt Nam cũng như an ninh, trật tự quốc gia và sự an toàn xã hội, sức khỏe cộng đồng. Để khắc phục tình trạng ấy, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia đưa ra các phương hướng đấu tranh chống gian lận xuất nhập khẩu mang tính cụ thể hơn, triệt để, khách quan hơn để năm 2017có nhũng chuyển biến rõ rệt.

Năm 2017

- Ngày 27 và 28/02/2017 tại sân bay quốc tế Nội Bài, thông qua quá trình phối kết hợp điều tra và kiểm soát của Cục Điều tra chống buôn lậu và Cục Hải quan TP. Hà Nội đã phát hiện 3 lô hàng nghi vấn là lá Khát, thuộc danh mục hàng cấm, được vận chuyển từ Kenya về Nội Bài. Tổng trọng lượng 3 lô hàng là 185 kg bao gồm 2 thùng chứa tổng số 36 túi nilon màu xanh đựng lá khô và 7 va li chứa 31 bọc giấy bạc đựng lá khô được lưu trữ tại kho hàng của Công ty cổ phần dịch vụ hàng hóa Nội Bài.

- Ngày 11/3/2017, Chi cục Hải quan cửa khẩu Tịnh Biên - An Giang phối hợp với Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên kiểm tra phát hiện hành vi trốn khai báo và làm thủ tục hải quan của đối tượng Vuoch Hea (sinh năm 1957 - Campuchia). Người này điều khiển xe môtô biển kiểm soát Camphuchia nhập cảnh vào Việt Nam qua cửa khẩu Tịnh Biên và mang theo 100 triệu Riel cùng với 8 miếng vàng (tương đương hơn 213,3 lượng). Hành vi trên bị khởi tố hình sự tội buôn lậu với tổng trị giá tang vật vượt 7,67 tỷ đồng.

- Ngày 14/03/2017, thông qua sự phối hợp của Cục Điều tra chống buôn lậu và Chi cục Hải quan cửa khẩu Sân bay quốc tế Nội Bài, Đội Kiểm soát Hải quan - Cục Hải quan TP. Hà Nội đã phát hiện lô hàng cấm là sừng tê giác đựng trong 02 vali tổng cộng 102 kg đang trong quá trình vận chuyển lậu tại nhà ga hành lý Sân bay quốc tế Nội Bài.

- Ngày 21/03/2017, Chi cục Hải quan Chuyển phát nhanh phối hợp với Đội Kiểm soát ma túy - Cục Hải quan TP. Hà Nội tiến hành kiểm tra và phát hiện 1 bưu

kiện có chứa 22.000 viên ma túy tổng hợp với tổng trọng lượng 8,59 kg được ngụy trang dưới lớp vỏ hộp đồ ăn nhanh.

- Ngoài việc lợi dụng các tuyến vận chuyển thường xuyên có lưu lượng hàng hóa dày đặc, các đối tượng này còn kết hợp thực hiện các mánh khóe, thủ đoạn hết sức tinh vi như tác giả đã đề cập đến ở Chương I. Có thể kể đến vụ việc lợi dụng chính sách ưu đãi về thuế nhập khẩu đối với hàng hóa tạm nhập tái xuất của công ty TNHH MTV Thương mại- Dịch vụ- Sản xuất Đại Tài, có trụ sở tại quận 7, TPHCM. Công ty này mở tờ khai Hải quan nhập khẩu nguyên liệu điều thô từ ngày 19/7/2017. Do có dấu hiệu nghi vấn, Cục Điều tra chống buôn lậu đã tiến hành điều tra và phát hiện: “Chỉ trong vòng hơn 2 tháng, Công ty Đại Tài làm thủ tục mở 5 tờ khai hải quan tại Chi cục Hải quan Chơn Thành - Cục Hải quan Bình Phước nhập khẩu 35 container (trên 920 tấn) hạt điều thô từ Singapore theo loại hình nhập nguyên liệu sản xuất xuất khẩu. Đáng lẽ, với tổng trị giá số hàng hóa gần 42 tỷ đồng và mức thuế suất thuế nhập khẩu cho hạt điều thô là 5% thì công ty này phải nộp cho ngân sách nhà nước 2,1 tỷ tiền thuế. Nhưng do kê khai là hàng nhập khẩu để làm nguyên liệu sản xuất xuất nên số hàng hóa trên được miễn thuế. Trong quá trình xác minh vụ việc, cơ quan Hải quan phát hiện, Công ty Đại Tài không tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh tại trụ sở đã đăng ký, không xuất khẩu sản phẩm đối với số nguyên liệu hạt điều thô đã nhập khẩu nêu trên. Như vậy, nếu hành vi gian lận trên được thực hiện trót lọt sẽ làm thất thoát 2,1 tỷ đồng cho ngân sách Nhà nước.”

- Hay một ví dụ khác cũng đáng kể đến, đối tượng lợi dụng cơ chế phân luồng và tình trạng lưu lượng hàng hóa quá tải tại cửa khẩu cảng Đình Vũ, Cục Hải quan Hải Phòng để thực hiện hành vi gian lận: khai báo sai tên hàng, mã hàng hóa trong quá trình thông quan. Tại đây, vào tháng 12, Công ty TNHH MTV xuất nhập khẩu thực phẩm Hạ Long đã thông quan hàng hóa là xương sụn heo đông lạnh (phần rìa, đầu xương sụn), được áp dụng mã HS: 0206.49.00 với thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi là 8%. Tuy nhiên khi thực tế kiểm tra lại cho thấy khối lượng hàng hóa trên là thịt lợn đông lạnh trong đó xương sụn chỉ chiếm khoảng 5-15%, có mã HS là: 0203.29.00 với mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi là 15%. Trị giá lô hàng lên đến

800 triệu đồng. Những hành vi khai gian về tên hàng hóa cũng như mã HS thế này gần như chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng số các vụ việc GL XNK bởi với sự yếu kém trong nghiệp vụ kiểm tra, kiểm soát, cùng với đó là sự dung túng, bao che của một bộ phận cơ quan chức năng khiến hành vi gian lận này được thực hiện trót lọt một cách dễ dàng.

Nhìn chung, 2017 được xem là một năm đầy biến động trong tình hình gian lận xuất nhập khẩu của Việt Nam và đồng thời cũng cho thấy những cố gắng, quyết tâm của các cơ quan ban ngành trong việc truy lùng, điều tra và xử lý nghiêm minh các thủ đoạn từ đơn giản, dễ phát hiện đến phức tạp, tinh vi . Theo số liệu thống kê sơ bộ của Cục Hải quan Việt Nam năm 2017 cho biết: “Tổng số vụ việc vi phạm pháp luật Hải quan lên đến 15.184 vụ và trị giá hàng hóa vi phạm ước tính: gần 790 tỷ đồng (tăng 89,58% so với cùng kỳ năm 2016). Số tiền thu nộp ngân sách nhà nước là gần 335 tỷ đồng (tăng 95% so với cùng kỳ năm 2016). Cơ quan Hải quan đã khởi tố 51 vụ. Chuyển cơ quan khác kiến nghị khởi tố 68 vụ.” Theo dõi số liệu thống kê, chúng ta nhận thấy rằng số vụ việc gian lận trong lĩnh vực Hải quan năm 2017 có giảm so với năm 2016 (từ 15.489 giảm xuống còn 15.184 vụ). Tuy nhiên, tổng trị giá hàng hóa vi phạm lại tăng so với năm 2016 (từ 416,498 tỷ đồng tăng lên 790 tỷ đồng), đồng nghĩa với việc quy mô hoạt động của gian thương đã tăng lên và ngày càng táo bạo hơn. Đội ngũ Hải quan Việt Nam nói riêng và các cơ quan chịu trách nhiệm kiểm soát tình hình thương mại và xuất nhập khẩu Việt Nam nói chung cần có những đường lối sát sao, cụ thể và hiệu quả hơn nữa để các mầm mống gây hại này bị triệt phá kịp thời, tránh khả năng “lây lan” trong cộng đồng vào những năm tiếp theo.

2.2.2. Tình hình gian lận xuất nhập khẩu tại Việt Nam năm 2018-2019

Nối tiếp những mánh khóe xảo quyệt hòng che mắt cơ quan chức năng đã xuất hiện từ nhiều năm trước đây, các đối tượng thực hiện gian lận xuất nhập khẩu tại các tuyến biên giới đường bộ, đường biển và đường hàng không ngày càng trở lên “dày dạn kinh nghiệm” với các thủ đoạn tinh vi hơn rất nhiều: các đối tượng xé lẻ hàng hóa, vận chuyển thông qua hành lý xách tay, xe mô tô, xe khách, xe có tải

trọng nhẹ từ biên giới đưa vào nội địa tiêu thụ; thay vì vận chuyển toàn bộ trên xe có tải trọng lớn như trước đây. Phải xét đến các tuyến đường bộ là biên giới thuộc các tỉnh: Quảng Ninh, Quảng Bình, Quảng Trị, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Tĩnh, Đồng Tháp, An Giang, Tây Ninh, Long An, Lào Cai,... Tại đây, các gian thương lợi dụng địa hình phức tạp hiểm trở, công tác quản lý còn nhiều sơ hở của các lực lượng chức năng để vận chuyển trái phép các hàng hóa chủ yếu như: các chất gây nghiện, pháo nổ, động vật hoang dã, đồ điện gia dụng và bách hóa tiêu dùng, gia cầm, máy móc phụ tùng, phế liệu, dược liệu, thuốc lá, rượu,... Một số hàng hóa có giá trị cao, đảm bảo gọn nhẹ, dễ vận chuyển như: xì gà, thuốc lá, vàng, ngoại tệ, thời trang cao cấp, đồ điện tử, mỹ phẩm,.. .vẫn được các đối tượng tập trung vận chuyển qua các cửa khẩu hàng không lớn như: Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nang và các bưu điện quốc tế, chuyển phát nhanh tụ điểm tại Hà Nội, Hồ Chí Minh.

Năm 2018

- Đáng kể đến, khi dòng điện thoại Iphone Xs của gã khổng lồ công nghệ Apple ra mắt chính thức vào ngày 12/9/2018 và nhận được sự hưởng ứng, mong đợi cùng với những phản hồi tích cực từ cộng đồng người hâm mộ Apple, dòng máy này lập tức trở thành sản phẩm tiềm năng cho những phi vụ gian lận thương mại xuyên biên giới. Điển hình là vụ việc hơn 250 chiếc iPhone Xs có trị giá khoảng 6,5 tỷ đồng được 4 đối tượng tham gia vận chuyển lậu từ Mỹ về Việt Nam thông qua cảng hàng không Tân Sơn Nhất.

- Hay tại cảng hàng không quốc tế Nội Bài, các cơ quan chức năng cũng phát hiện Công ty TNHH VAK có hành vi khai sai, không khai báo hàng hóa nhập khẩu bao gồm 1.157 chiếc điện thoại iPhone các loại.

- Cũng tại cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài, ngày 21/9/2018, Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài phối kết hợp với Đội Kiểm soát Hải quan Hà Nội điều tra và phát hiện lô hàng hóa nhập khẩu thuộc danh mục hàng với tang vật là: 63 chiếc ngà voi, 996 chiếc vòng ngà voi và 72 kg hạt tròn ngà voi các loại (tổng trọng lượng tịnh là 193 kg).

- Bên cạnh đó, các đối tượng không bỏ qua cơ hội tận dụng sự sơ hở trong công tác kiểm soát tại các tuyến đường biển là các cửa khẩu cảng biển quốc tế lớn như cảng Hải Phòng, Quảng Ninh, TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Đà Nang để thực hiện hành vi gian lận. Hàng hóa mà chúng chuyển tải thường là ma tuý, động vật hoang dã, máy móc thiết bị, hàng bách hóa. Nổi bật là hành vi khai sai tên hàng hóa nhập khẩu, ẩn lậu hàng hóa là ngà voi và vẩy tê tê do công ty TNHH Thiên Trường Sử nhập khẩu vào cảng Đà Nang ngày 5/10/2018. Cơ quan cức năng thành phố Đà Nang đã gấp rút phối hợp trong 2 ngày, phát hiện hàng hóa là 400 bao mảnh nhựa mới được công ty này khai báo trên e-manifest là không đúng với thực tế. Tang vật bao gồm: 495 thanh ngà voi (1.803,7 kg), 262 bao vẩy tê tê (6.334,2 kg).

Trong năm 2018, thương mại điện tử trở thành một công cụ hỗ trợ truyền thông và marketing đắc lực giúp việc buôn bán trở nên dễ dàng, nhanh chóng, thuận tiện hơn. Tuy nhiên ở mặt trái, nó lại tạo ra sự bùng nổ về tình trạng nhập khẩu hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ vào tiêu thụ trong nước với các mặt hàng điển hình như: dược phẩm, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm,.. .được quảng cáo tràn lan khắp các trang mạng xã hội và đến tay người tiêu

Một phần của tài liệu Vấn nạn gian lận xuất nhập khẩu tại việt nam kiến nghị giải pháp,khoá luận tốt nghiệp (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(78 trang)
w