Giải thích các biến

Một phần của tài liệu Tác động của thành phần ban lãnh đạo đến chính sách chi trả cổ tức tại các doanh nghiệp niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán TP hồ chí minh (HOSE),Khoá luận tốt nghiệp (Trang 35 - 49)

Tổng số thành viên

HĐQT là nữ female Biến độc lập Số thành viên Nữ có trong banHĐQT.

Thành viên HĐQT là

người nước ngoài foreign Biến độc lập Là biến giả nếu có thành viênHĐQT là người nước ngoài thì bằng 1, bằng 0 nếu ngược lại. Chủ tịch HĐQT đông

thời là CEO dual Biến độc lập Là biến giả nếu có chủ tịchHĐQT đông thời là CEO thì bằng 1, bằng 0 nếu ngược lại. Thành viên HĐQT là

thành viên độc lập inde Biến độc lập Là số thành viên độc lập cótrong HĐQT. Thành viên HĐQT

làm ở tổ chức khác

outside Biến độc lập Là tổng số thành viên Độc lập

đang làm việc tại tổ chức/ công ty khác.

Tỷ lệ sở hữu thành

viên HĐQT sohuu Biến độc lập Tổng số cổ phần nắm giữ củathành viên HĐQT.

Quy mô doanh nghiệp size Biến kiểm

soát Log (Tổng tài sản).

Đòn bây tài chính lev Biến kiểm

soát

Bằng Tổng nợ/ Tổng vốn chủ sở hữu của Doanh nghiệp.

Tuổi doanh nghiệp tuoidn Biến kiểm

soát

Là biến thể hiện số năm doanh nghiệp từ thời điểm thành lập đến năm 2018.

DIVi t = β0 + β1× totali t + β2× femalei t+ β3× foreigni t + β4× duali t

+ β5× indei't+ β6× outsidei't+ β7× sohuui't+ βs× sizei't

+ β9× levi't + β10 × tuoidni,t

Trong đó:

β0 : Là h ng sằ

β1^10: Là h s c a các bi nệ ố ủ ế đ c ộ l p, biẽn ki m soátậ

3.4. Các giả thuyết nghiên cứu

Tổng số thành viên HĐQT đã được khá nghiều nghiên cứu quan tâm và được cho là có ảnh hưởng đến chính sách chi trả cổ tức tại doanh nghiệp. Hội đồng quản trị bao gồm nhiều thành viên cùng nhau giám sát hoạt động của doanh nghiệp. Hội đồng quản trị có hai chức năng chính, một là hội đồng quản trị thay mặt cổ đông để giám sát ban giám đốc; hai là đóng góp vào kết quả hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp. Có 2 trường phái khác nhau về mối quan hệ giữa tổng số thành viên HĐQT và chính sách chi trả cổ tức của doanh nghiệp. Tổng số thành viên HĐQT có mối quan hệ tích cực đến chính sách chi trả cổ tức (Mohamed và Collins, 2017); Quy mô hội đồng quản trị không ảnh hưởng đến các quyết định về mức chi trả cổ tức (Vineeta, 2006; Abdelsalam, 2008). Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, tổng số thành viên HĐQT lớn sẽ hỗ trợ quản lý DN hoạt động hiệu quả hơn (Klein, 1998). Thêm vào đó, tổng số thành viên HĐQT lớn hơn sẽ quy tập được nhiều thông tin hơn. Vì vậy, hiệu suất DN sẽ được nâng cao với tổng số thành viên HĐQT lớn hớn (Dalton và các cộng sự, 1999). Dan tới mức chi trả cổ tức cao hơn. Theo Trương và các cộng sự (1998), có sự khác biệt rất lớn giữa văn hóa quản lý của Việt Nam và thế giới. Theo đó, công tác quản lý ở Việt Nam không có sự phân chia quyền lực. Triết lý này phản ánh văn hóa “khoảng cách quyền lực” tại các doanh nghiệp Việt Nam và hoàn toàn khác với nguyên tắc làm việc theo nhóm và phân cấp quản lý. Từ đây tác giả đưa ra giả thuyết như sau:

Hi: Tổng số thành viên HĐQT có tác động tới chính sách chi trả cổ tức tại doanh nghiệp.

Tổng số thành viên HĐQT là nữ, Hillman và các cộng sự (2003) nghiên cứu và cho ra kết quả HĐQT với nhiều thành viên đa dạng sẽ cũng cấp nhiều nguồn lực hữu ích khác nhau cho doanh nghiệp. Tính đa dạng này thể hiện trong HĐQT có sự xuất hiện của nữ giới (Carter và các cộng sự, 2010) việc bổ nhiệm các thành viên nữ vào HĐQT góp phần gia tăng khả năng tiếp cận các nguồn lực, khả năng tiếp nhận và phản hồi thông tin, cũng như gia tăng các kĩ năng và tri thức của HĐQT. Từ đó, HĐQT hỗ trợ và tư vấn các nhà điều hành hoạt động tốt hơn, tăng hiệu quả hoạt động hơn cho doanh nghiệp. Ủng hộ các quan điểm tích cực về thành viên nữ trong HĐQT, Carter và các tác giả liệt kê và xác nhận nhiều tình huống quản trị tích cực khi có sự hiện diện của nữ giới trong hội đồng quản trị. Tác giả gọi đây là tính đa dạng của HĐQT và nữ giới là một trong những tính đa dạng trọng tâm. Thực hiện nghiên cứu thực nghiệm, María Cosuelo (2015) nghiên cứu tác động đối với chính sách cổ tức về tổng số thành viên nữ trong hội đồng quản trị. Đưa ra giả thuyết rằng tỷ lệ nữ trong HĐQT, có tác động đến chính sách cổ tức tại doanh nghiệp ở Tây Ban Nha. Phân tích toàn bộ mẫu, cho thấy tỷ lệ nữ trong HĐQT có ảnh hưởng đến việc chi trả cổ tức, vì vậy luật pháp hiện hành nên khuyến khích phụ nữ tham gia nhiều hơn vào các cơ quan quản lý. Bằng chứng là tác giả ủng hộ Đạo luật về Bình đẳng hiệu quả giữa phụ nữ và nam giới, các doanh nghiệp phải đạt được hạn mức 40% phụ nữ trong các cơ quan ra quyết định. Ayat (2017) ghi nhận rằng đại diện phụ nữ trong hội đồng quản trị của các công ty phi tài chính ở Jordan được coi là thấp so với các quốc gia khác. Việc kém đa dạng giới tính ở Jordan là do thiếu nhận thức về lợi ích của nữ giới có trong ban HĐQT và thiếu luật pháp để điều chỉnh vấn đề này. Các công ty phi tài chính ở Jordan được khuyến nghị nên tăng cường áp dụng các chính sách đa dạng để nâng cao hiệu quả của hội đồng quản trị và giữ mối quan hệ tốt với các cổ đông của họ. Hơn nữa, các cơ quan quản lý ở Jordan nên tiến tới việc tìm cách nâng tỷ lệ thành viên nữ trong hội đồng quản trị để tối đa hóa hiệu quả hoạt động của công ty. Ngoài những quan điểm về sự tác động tích cực của HĐQT có thành viên là nữ đến mức chi trả cổ tức tại doanh nghiệp, cũng có những quan điểm tiêu cực về vấn đề này. Theo Mohamed và các cộng sự (2017), nghiên cứu mức độ tác động của thành viên HĐQT là nữ đến mức chi trả cổ tức tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) của Anh từ năm 2010 đến 2013 được liệt kê trên

thị trường đầu tư thay thế. Với phương pháp hồi quy đa biến, bao gồm ước tính các hiệu ứng cố định, hiệu ứng trễ và hồi quy bình phương tối thiểu hai giai đoạn, bài nghiên cứu đã đưa ra kết quả rằng, thành viên nữ trong ban HĐQT có tác động tiêu cực đến mức chi trả cổ tức. Khi HĐQT có quá nhiều sự khác biệt sẽ dẫn đến tính không đồng thuận, sự hợp tác trở nên khó khăn và nảy sinh nhiều chi phí. Đồng thời bất kì sự gia tăng nào cũng không thể bù đắp được chi phí này. Một HĐQT không nhất quán và đồng thuận, sẽ chậm chạp trong việc ra quyết định, nguyên nhân do bất đồng quan điểm cao. Tác giả đưa ra giả thuyết nghiên cứu:

H2: Tổng số thành viên HĐQT là nữ có tác động tới chính sách chi trả cổ tức tại doanh nghiệp.

Thành viên HĐQT là người nước ngoài cũng có tác động mạnh mẽ đến chính sách chi trả cổ tức tại doanh nghiệp. Có hai luồng ý kiến cho rằng vừa có tác động tiêu cực vừa có tác động tích cực. Tích cực là khi trong HĐQT có thành viên là người nước ngoài, chúng ta cũng có thể học hỏi, và có nhiều ý kiến hay để thực hiện quản trị doanh nghiệp theo hướng hòa nhập với thế giới nhiều hơn, và việc huy động vốn cho doanh nghiệp trở nên dễ dàng hơn, có thể sẽ được mở rộng hơn so với các doanh nghiệp chỉ có thành viên HĐQT là người trong nước. Tuy vậy, ý kiến tiêu cực vẫn chiếm số đông, khi có rất nhiều lý do khiến cho rằng HĐQT có thành viên là người nước ngoài có trong ban HĐQT sẽ tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động và mức chi trả cổ tức tại doanh nghiệp. Đầu tiên là vấn đề vị trí địa lý, khi thành viên HĐQT không phải là người trong nước, sẽ rất khó để giám sát hoạt động của doanh nghiệp và có thể hiểu hết được về văn hóa, các quy định, quy tắc, luật pháp của Việt Nam. Từ đây, tác giả đưa ra giả thuyết như sau:

H3: Thành viên HĐQT là người ngước ngoài có tác động tới chính sách chi trả cổ tức tại doanh nghiệp.

Chủ tịch HĐQT đồng thời là CEO, mối quan hệ giữa Chủ tịch HĐQT và CEO là một trong các vấn đề ảnh hưởng đến chính sách chi trả cổ tức tại doanh nghiệp. Theo Schenectady (2008), Chủ tịch HĐQT đồng thời là CEO ảnh hưởng lớn tới chính sách cổ tức. Ngược lại, Collins và các cộng sự (2017) lại cho rằng tính độc lập của Chủ tịch HĐQT và CEO không có bất kỳ tác động nào đến mức chi trả

cổ tức. Các nghiên cứu trước đây cho thấy, kinh nghiệm và kĩ năng của Chủ tịch HĐQT và CEO nếu như bổ sung và tương trợ lẫn nhau thì sẽ đạt được hiệu quả hoạt động tốt nhất. Ngược lại, nếu Chủ tịch HĐQT và CEO có sự cạnh tranh về kiến thức, về quyền lực thì hậu quả sẽ rất khó lường. Tại Việt Nam, có rất nhiều doanh nghiệp Chủ tịch HĐQT thường quy trách nhiệm hoặc đánh giá những đóng góp của CEO, đây được xem là “rào cản” và là “kẻ thù lớn nhất” của doanh nghiệp. Ở mô hình lý tưởng, Chủ tịch HĐQT nên đóng vai trò là một người đồng hành và đáng tin cậy của CEO qua việc tư vấn, định hướng và hỗ trợ ban Giám đốc hoàn thành các mục tiêu đặt ra. Theo thông tư số 121/2012/TT-BTC ngày 26/07/2012 quy định về quản trị công ty áp dụng cho các công ty đại chúng quy định rằng vai trò của Chủ tịch HĐQT và CEO nên được tách biệt. Trách nhiệm của Chủ tịch HĐQT và ban Giám đốc là khác nhau và cần được quy định khác nhau. Nếu kết hợp vai trò Chủ tịch HĐQT và ban Giám đốc có thể sẽ gây sự tập trung quyền lực ngoài ý muốn. Từ đây tác giả đưa ra giả thuyết như sau:

H4: Chủ tịch HĐQT đồng thời là CEO có tác động tới chính sách chi trả cổ tức tại doanh nghiệp.

Thành viên HĐQT là thành viên độc lập, nhiều nghiên cứu thực nghiệm nhất trí về sự quan trọng của các thành viên HĐQT độc lập tới chính sách chi trả cổ tức tại doanh nghiệp. Vineeta (2011) sử dụng dữ liệu từ 944 công ty đại chúng xem xét xu hướng trả cổ tức của một công ty liên quan đến sự độc lập của HĐQT, kết quả cho thấy rằng những đặc điểm của HĐQT độc lập là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến mức chi trả cổ tức. Elloumi và Gueyié (2001) cho rằng, một doanh nghiệp có HĐQT với tỷ lệ thành viên độc lập cao ít khi gặp phải những áp lực về tài chính. Khi nền kinh tế chuyển biến xấu đi, nguy cơ phá sản đối với các doanh nghiệp có nhiều thành viên HĐQT độc lập sẽ giảm đáng kể (Daily và các cộng sự, 2003). Vai trò của thành viên HĐQT độc lập đối với hiệu quả kinh doanh và chính sách chi trả cổ tức là vấn đề được các nhà nghiên cứu cũng như các nhà quản trị công ty quan tâm. Đã có bằng chứng từ các kết quả nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam cho thấy vai trò quan trọng của các thành viên HĐQT độc lập trong trong các quyết định về mức chi trả cổ tức. Tuy nhiên, cũng có nghiên cứu cho rằng

tính độc lập của thành viên hội đồng quản trị không có bất kì ảnh hưởng đáng kể nào đến mức chi trả cổ tức. Từ đây tác giả đưa ra giả thuyết như sau:

Ih: Thành viên HĐQT là thành viên độc lập có tác động tới chính sách chi trả cổ tức tại doanh nghiệp.

Thành viên HĐQT làm ở tổ chức khác càng nhiều, sẽ đem lại nhiều hiệu quả hoạt động tốt hơn cho doanh nghiệp, cũng như mức chi trả cổ tức cao hơn. Theo Fama và các cộng sự (1983), Jensen và Meckling (1976), Shleifer và Vishny (1997), số thành viên HĐQT làm ở tổ chức khác càng cao, được xem là có khả năng tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động và mức chi trả cổ tức tại doanh nghiệp. Khi các thành viên hoạt động ở nhiều tổ chức khác nhau, có thể xây dựng được nhiều mối quan hệ, hỗ trợ lẫn nhau, xây dựng và phát triển. Và cũng chính vì làm ở nhiều tổ chức cũng có thể gia tăng sự giàu có của các cổ đông bằng việc tăng mức chi trả cổ tức. Tác giả đưa ra giả thuyết như sau:

He: Thành viên HĐQT làm ở tổ chức khác có tác động tới chính sách chi

trả cổ tức tại doanh nghiệp.

Tỷ lệ sở hữu thành viên HĐQT, nghiên cứu thực nghiệm cho thấy có hai ý kiến trái ngược về tỷ lệ sở hữu của thành viên HĐQT tác động tới chính sách chi trả cổ tức. Theo Abdelsalam và các cộng sự (2008), nghiên cứu về 50 công ty hàng đầu tại Ai Cập được liệt kê từ năm 2003 đến năm 2005, cho thấy có mối quan hệ tích cực giữa tỉ lệ sở hữu của thành viên HĐQT và những quyết định về tỉ lệ chi trả cổ tức. Trái ngược với quan điểm này, Basil và Erhan (2015), điều tra tác động tỷ lệ sở hữu thành viên HĐQT đối với chính sách chi trả cổ tức tại các doanh nghiệp niêm yết ở Thổ Nhĩ Kỳ, kết quả nghiên cứu cho rằng tỉ lệ sở hữu thành viên HĐQT tác động tiêu cực đến chính sách chi trả cổ tức tại doanh nghiệp. Theo ý kiến cá nhân, thì khi tỷ lệ sở hữu thành viên HĐQT lớn, nó cũng có tác động tiêu cực đến mức chi trả cổ tức tại doanh nghiệp. Khi tỷ lệ sở hữu nằm trong tay HĐQT quá nhiều cũng gây những bất đồng, tranh chấp mà điều đó lại không tốt cho hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp hoạt động theo hình thức cổ phần có sự tách biệt giữa kiểm soát và sở hữu. Sự tách bạch này dẫn đến vấn đề người đại diện giữa nhà quản lý và cổ đông. Vì vậy, để nhà quản lý hoạt động vì lợi ích cao nhất của cổ

đông, Jensen và Meckling (1976) cho rằng nên gắn lợi ích giữa cổ đông với nhà quản lý thông qua tỷ lệ sở hữu cổ phiếu. Không những vậy, sở hữu cổ phiếu được xem như một dạng khích lệ, có chức năng thúc đẩy các nhà quản lý hoạt động hiệu quả hơn (Brickley và các cộng sự, 1988). Cùng quan điểm, các nghiên cứu thực nghiệm của Adams và các cộng sự (2009), Elsila và các cộng sự (2013) đã cho thấy, tỷ lệ sở hữu vốn của ban quản trị có mối quan hệ cùng chiều với hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tác giả đưa ra giả thuyết:

H7: Tỷ lệ sở hữu thành viên HĐQT có tác động tới chính sách chi trả cổ tức tại doanh nghiệp.

Ngoài ra thì còn có giả thuyết về biến kiểm soát như sau:

Quy mô doanh nghiệp có tác động tích cực đến chính sách chi trả cổ tức tại doanh nghiệp, quy mô càng lớn chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động càng có hiệu quả. Chính vì vậy các doanh nghiệp có quy mô lớn thường được kì vọng sẽ chi trả cổ tức bằng tiền mặt cao hơn các doanh nghiệp khác. Các doanh nghiệp có quy mô lớn, chủ sở hữu công ty phải đầu tư một lượng vốn lớn, do đó họ muốn nhanh chóng thu hồi và tạo ra lợi nhuận trên đồng vốn mà mình đã đầu tư. Vì là những nhà đầu tư nên thu nhập của những cổ đông này chỉ dựa trên cổ tức, do đó họ luôn kì vọng một mức cổ tức cao khi đầu tư vào doanh nghiệp. Và những doanh nghiệp có quy mô lớn, họ luôn muốn nâng cao thương hiệu, mở rộng thị trường, vì vậy họ sẽ luôn đưa ra những tín hiệu tích cực về doanh nghiệp. Một trong những cách được các doanh nghiệp này lựa chọn là chi trả cổ tức ở mức cao. Nghiên cứu của Zeitun và Tian (2007), Mai Văn Nam (2011) chỉ ra rằng quy mô doanh nghiệp có ảnh hưởng tích cực đến chính sách chi trả cổ tức tại doanh nghiệp. Từ đó, tác giả đưa ra giả thuyết sau:

Hs: Quy mô doanh nghiệp có tác động tới chính sách chi trả cổ tức tại

Một phần của tài liệu Tác động của thành phần ban lãnh đạo đến chính sách chi trả cổ tức tại các doanh nghiệp niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán TP hồ chí minh (HOSE),Khoá luận tốt nghiệp (Trang 35 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(63 trang)
w