6. Ket cấu bài nghiên cứu
4.3. Tổng hợp kết quả nghiên cứu
2 Tông sô thành viên HĐQT là nữ
H2: Tông sô thành viên HĐQT là nữ có tác
động tới chính sách chi trả cô tức tại doanh nghiệp. Chấp nhận H2 3 Thành viên HĐQT là người nước ngoài
H3: Thành viên HĐQT là người nước ngoài có
tác động tới chính sách chi trả cô tức tại doanh nghiệp. Chấp nhận H3 4 Chủ tịch HĐQT đồng thời là CEO H4: Chủ tịch HĐQT đồng thời là CEO có tác
động tới chính sách chi trả cô tức tại doanh nghiệp. Bác bỏ H4 5 Thành viên HĐQT là thành viên độc lập H5: Thành viên HĐQT là thành viên độc lập
có tác động tới chính sách chi trả cô tức tại doanh nghiệp. Bác bỏ H5 6 Thành viên HĐQT làm ở tô chức khác H6: Thành viên HĐQT làm ở tô chức khác có
tác động tới chính sách chi trả cô tức tại doanh nghiệp. Chấp nhận H6 7 Tỷ lệ sở hữu thành viên HĐQT H7: Tỷ lệ sở hữu thành viên HĐQT có tác động tới chính sách chi trả cô tức tại doanh nghiệp.
Bác bỏ H7
8 Quy mô doanh
nghiệp
⅛: Quy mô doanh nghiệp có tác động tới chính sách chi trả cô tức tại doanh nghiệp.
Bác bỏ H8
9 Đòn bây tài
chính
H9: Đòn bây tài chính có tác động tới chính sách chi trả cô tức tại doanh nghiệp.
Chấp nhận H9
10 Tuôi doanh
nghiệp
H10: Tuôi doanh nghiệp có tác động tới chính sách chi trả cô tức tại doanh nghiệp.
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
5.1. Ket luận
Ket quả nghiên cứu thực nghiệm về sự tác động thành phần ban lãnh đạo đến chính sách chi trả cổ tức tại doanh nghiệp, đã được nghiên cứu tại nhiều quốc gia và cũng đã được nghiên cứu cả ở Việt Nam. Tuy nhiên, nghiên cứu này được thực hiện trên một bộ dữ liệu đầy đủ hơn, về tất cả các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán HOSE tại Việt Nam. Nghiên cứu đã bổ sung và làm rõ hơn cho cơ chế tác động của thành phần ban lãnh đạo đến chính sách chi trả cổ tức thông qua việc nghiên cứu mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến kiểm soát mới nhất với chính sách chi trả cổ tức tại doanh nghiệp. Nghiên cứu đã tập trung nghiên cứu, một số yếu tố có liên quan đến thành phần ban lãnh đạo tác động đến chính sách chi trả cổ tức tại các doanh nghiệp giúp doanh nghiệp có cái nhìn cụ thể hơn về tình hình hoạt động, nhằm tìm ra một số giải pháp để nâng cao được hiệu quả hoạt động của chính mình. Bằng phương pháp ước lượng theo phương pháp bình phương bé nhất trong mô hình hồi quy, nghiên cứu đã ước lượng và xác định được các nhân tố tác động đến chính sách chi trả cổ tức tại các doanh nghiệp bao gồm: Cổ tức, tổng số thành viên HĐQT, tổng số thành viên HĐQT là nữ, thành viên HĐQT là nước ngoài, chủ tịch HĐQT đồng thời là CEO, thành viên HĐQT là thành viên độc lập, thành viên HĐQT làm ở tổ chức khác, tỷ lệ sở hữu thành viên HĐQT, quy mô doanh nghiệp, đòn bẩy tài chính, tuổi doanh nghiệp.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, tổng số thành viên HĐQT không có tác động tới chính sách chi trả cổ tức tại doanh nghiệp. Đồng quan điểm, Vineeta (2006), Abdelsalam (2008) cũng nghiên cứu và cho ra kết quả quy mô hội đồng quản trị không ảnh hưởng đến các quyết định chi trả cổ tức. Điều này cũng trái ngược với kết quả nghiên cứu của Mohamed và các cộng sự (2017), theo đó quy mô hội đồng quản trị có mối quan hệ tích cực đến chính sách chi trả cổ tức. Tổng số thành viên HĐQT là nữ có tác động tới chính sách chi trả cổ tức tại doanh nghiệp. María Cosuelo (2015) nghiên cứu tác động đối với chính sách cổ tức và sự đa dạng giới tính trong ban hội đồng quản trị, và cũng cho ra kết quả nghiên cứu tương tự tỉ lệ nữ trong HĐQT có tác động đến mức chi trả cổ tức tại các doanh nghiệp ở Tây Ban
Nha, vì vậy luật pháp hiện hành nên khuyến khích phụ nữ tham gia nhiều hơn vào các cơ quan quản lí. Theo kết quả nghiên cứu của Mohamed và các cộng sự (2017) thì thành viên HĐQT là nữ có ảnh hưởng đến tỷ mức chi trả cổ tức, mối quan hệ giữa chúng là ngược chiều. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, chủ tịch HĐQT đồng thời là CEO không có tác động tới chính sách chi trả cổ tức của doanh nghiệp. Đồng quan điểm với kết quả nghiên cứu, Collins và các cộng sự (2017) cho rằng tính độc lập của hội đồng quản trị và CEO không có bất kì ảnh hưởng nào đến mức chi trả cổ tức. Trái ngược với kết quả nghiên cứu, Schenectady (2008) lại cho rằng chủ tịch HĐQT đồng thời là CEO ảnh hưởng lớn tới chính sách chi trả cổ tức. Thành viên HĐQT là thành viên độc lập không có tác động tới chính sách chi trả cổ tức tại doanh nghiệp. Cũng nghiên cứu về vấn đề này, Mohamed và các cộng sự (2017) cũng cho ra kết quả tương tự, tính độc lập của HĐQT không có bất kì tác động nào đến mức chi trả cổ tức. Vineeta (2011), nghiên cứu và cho ra kết quả trái ngược, thành viên HĐQT độc lập là yếu tố quyết định quan trọng đến mức chi trả cổ tức cho cổ đông. Thành viên HĐQT làm ở tổ chức khác có tác động tới chính sách chi trả cổ tức tại doanh nghiệp. Đồng quan điểm, nghiên cứu của Fama và các cộng sự (1983), Jensen và Meckling (1976), Shleifer và Vishny (1997) cho rằng một tỷ lệ thành viên hội đồng quản trị làm ở tổ chức khác có khả năng tác động tích cực đến mức chi trả cổ tức tại doanh nghiệp. Tỷ lệ sở hữu thành viên HĐQT không có tác động tới chính sách chi trả cổ tức tại doanh nghiệp. Trái ngược với kết quả nghiên cứu, theo Abdelsalam và các cộng sự (2008) thì tỉ lệ sở hữu của thành viên HĐQT có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động của công ty, cũng như quyết định về tỉ lệ chi trả cổ tức. Basil và Erhan (2015) nghiên cứu và cho ra cho ra kết quả tỷ lệ sở hữu của thành viên HĐQT có tác động tiêu cực đến mức chi trả cổ tức. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, thành viên HĐQT là người nước ngoài có tác động đến chính sách chi trả cổ tức của doanh nghiệp.
Quy mô doanh nghiệp không có tác động tới chính sách chi trả cổ tức của doanh nghiệp. Trái ngược với kết quả nghiên cứu, theo Zeitun và Tian (2007) và Mai Văn Nam (2011) chỉ ra rằng quy mô doanh nghiệp có tác động tích cực đến mức chi trả cổ tức tại doanh nghiệp. Đòn bẩy tài chính có tác động tới chính sách chi trả cổ tức tại doanh nghiệp. Đòn bẩy tài chính thể hiện mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu với hiệu
quả hoạt động của doanh nghiệp. Ket quả nghiên cứu này đồng quan điểm với Brockman và Unlu (2009), đòn bẩy tài chính cao dẫn đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp tốt, mức chi trả cổ tức cao và ngược lại. Tuy nhiên kết quả này cũng trái ngược với nghiên cứu của Rozeff (1982), Avivazian và các cộng sự (2003), họ cho rằng những doanh nghiệp có đòn bẩy tài chính cao thường có mức chi trả cổ tức thấp vì họ phải chi trả cho khoản lãi vay nhiều hơn. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, tuổi doanh nghiệp cũng có tác động tới chính sách chi trả cổ tức tại doanh nghiệp.
Hai nhân tố có ảnh hưởng tích cực nhất đến chính sách chi trả cổ tức tại doanh nghiệp đó chính là đòn bẩy tài chính và tuổi doanh nghiệp, số lượng hai nhân tố này càng tăng thì mức chi trả cổ tức càng lớn. Các nhân tố có ảnh hưởng tiêu cực đến mức chi trả cổ tức tại doanh nghiệp là tổng số thành viên HĐQT là nữ, Thành viên HĐQT là người nước ngoài, Thành viên HĐQT làm ở tổ chức khác. Việc chi trả mức cổ tức hấp dẫn sẽ giúp doanh nghiệp có được sự chú ý từ nhà đầu tư - kênh huy động vốn rất hiệu quả.
5.2. Khuyến nghị
Kết quả phân tích về thành phần ban lãnh đạo tác động đến chính sách chi trả cổ tức tại các doanh nghiệp niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HOSE), khá hữu ích cho các đối tượng có liên quan để có những giải pháp kịp thời trong việc tăng cường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Ngoài ra, kết quả này là thông tin tham khảo hữu ích cho các đối tượng muốn đánh giá doanh nghiệp, trên cơ sở đó có thể đưa ra các quyết định đúng đắn, phù hợp. Với kết quả nghiên cứu trên, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, cũng như xác định mức chi trả cổ tức hợp lí của các doanh nghiệp, tác giả đưa ra một số kiến nghị như sau:
Thứ nhất, doanh nghiệp cần xây dựng cấu trúc vốn phù hợp, nên duy trì đòn bẩy tài chính ở mức an toàn vì kết quả nghiên cứu cho thấy mối tương quan dương giữa mức chi trả cổ tức và đòn bẩy tài chính. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng cần thực hiện song song các chính sách quản trị rủi ro tránh để doanh nghiệp rơi vào trạng thái kiệt quệ tài chính.
Thứ hai, các doanh nghiệp cần chú trọng hơn trong hoạt động nghiên cứu và phát triển, vì doanh nghiệp không ngừng đổi mới và phát triển sẽ là cơ sở để doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn. Mức chi trả cổ tức của doanh nghiệp phải gắn liền với những chiến lược đầu tư cụ thể trong tương lai tại doanh nghiệp. Mặt khác, khi DN xây dựng chính sách chi trả cổ tức, DN cần phải xem xét, cân đối giữa thu nhập hiện tại và phần lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư. Việc xây dựng chính sách chi trả cổ tức giúp nâng cao hiệu quả hoạt động, giúp doanh nghiệp hoạt động ngày càng hiệu quả hơn nữa.
Thứ ba, đối với nhà đầu tư cần nhận thức đúng đắn về chính sách chi trả cổ tức trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động doanh nghiệp, từ đó có những quyết định đúng đắn trước khi đầu tư. Thông thường nhà đầu tư luôn mong muốn mức chi trả cổ tức cao và tương đối ổn định qua các năm. Tuy nhiên một doanh nghiệp có chính sách chi trả cổ tức cao và ổn định qua các năm, dùng phần lớn LNST để chi trả cổ tức sẽ không phải là phương án tối ưu. Bởi trong trường hợp, khi có những dự án đầu tư mới, nếu như phần lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư không đủ để tài trợ cho dự án, khi đó doanh nghiệp phải tìm nguồn vốn để huy động bằng cách đi vay các tổ chức tín dụng, phát hành cổ phiếu, trái phiếu. Việc huy động vốn này khiến doanh nghiệp phải chi trả thêm một khoản chi phí như chi trả lãi vay, chi phí phái hành cổ phiếu, lãi trái phiếu, khi đó chi phí vốn sẽ lớn hớn khả năng sẵn có để đầu tư vào các dự án mới.
Thứ tư, đối với các nhà đầu tư quan tâm đến mức chi trả cổ tức cao. Khi đầu tư nên lựa chọn những doanh nghiệp lâu năm. Vì theo kết quả nghiên cứu, độ tuổi của doanh nghiệp có mối quan hệ tích cực đến chính sách chi trả cổ tức tại doanh nghiệp. Những doanh nghiệp lâu năm sẽ có xu hướng chi trả cổ tức cao và đều đặn qua các năm. Những doanh nghiệp này thường đã đầu tư xong các hạng mục lớn, có dòng tiền tương đối ổn định và sẽ chi trả cổ tức cao khi doanh nghiệp hoạt động hiệu quả.
Thứ năm, đối với các cơ quan quản lý Nhà nước thì cần khéo léo trong việc giám sát cũng như không can thiệp quá sâu vào chính sách chi trả cổ tức tại các
doanh nghiệp. Góp phần nâng cao sự hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, tạo sự phát triển bền vững cho thị trường chứng khoán Việt Nam.
Thứ sáu, đối với các chủ nợ và ngân hàng cần xem xét kỹ đối với nhóm các yếu tố tác động đến chính sách chi trả cổ tức như số lượng thành viên HĐQT, số lượng thành viên HĐQT là nữ, thành viên HĐQT là người nước ngoài, chủ tịch đồng thời là tổng giám đốc, quy mô doanh nghiệp, tuổi doanh nghiệp,.. .của doanh nghiệp để đưa ra quyết định hợp lý trước khi cho vay. Cụ thể hơn, các nhà cho vay theo dõi trong năm tài chính này, doanh nghiệp có sự tác động nào tới các nhân tố trên hay không.
Ownership Structure and Dividend Policies in an Emerging Market: Further Evidence from CASE 50, Managerial Finance 34 (12), pp. 953-964.
2. Ahmed, H., A.Y. Javid (2009), “The determinants of dividend policy in Pakistan”, International Research Journal of Finance and Economics, 29, pp. 110 - 125.
3. Al-Malkawi, Husam-Aldin Nizar (2007), “Determinants of corporate dividend policy in Jordan: An application of the Tobit model”, Journal of Economic and Administrative Sciences, 2, pp. 44-70.
4. Al Shabibi, Badar Khalid và G. Ramesh (2011), “An empirical study on the determinants of dividend policy in the UK”, International Research Journal of Finance and Economics, 80, pp. 105-120.
5. Chen, J., N. Dhiensiri (2009), “Determinants of dividend policy: The evidence from New Zealand”, International Research Journal of Finance and Economics,
34, pp. 18-28.
6. Collins, M, C, Saxena, A.K., and Wansley, J.W. (1996), “The role of insiders and dividend policy and capital structure decisions”, Financial Management (Financial Management Association), Vol. 19, No. 2, pp. 21-31.
7. Daily, C. M., Dalton, D. R. and Rajagopalan, N. (2003). Governance through Ownership: Centuries of Practice, Decades of Research, Academy of
Management Journal 46 (2), pp. 151-158.
8. Fama, E. F. and Jensen, M. C. (1983). Separation of Ownership and Control,
Journal of Law and Economics 26 (2), pp.301-325.
9. He, Xi, & Li, Mingsheng (2009), “Determinants of Dividend policy in Chinese Firms: Cash versus Stock Dividends”, Journal of Financial Economics, Vol.21, Issue No.2 (September), pp.149-175.
10. Hermalin, B.E. and Weisbach, M.S. (1991), ‘‘The effects of board composition and direct incentives on firm performance’’, Financial Management, Vol. 20 No. 4, pp. 101-12.
12. Gonzalez, M., Guzman, A., Pombo, C. and Trujillo, M-A. (2014), Family Involvement and Dividend Policy in Closely Held Firms, Family Business Review 27 (4), pp.365-385.
13. Jensen, M. C. and Meckling, W. H. (1976). Theory of the Firm: Managerial Behaviour, Agency Costs and Ownership Structure, Journal of Financial Economics 3 (4), pp. 305-360.
14. Jensen, M.C. (1986), ‘‘The agency cost of free cash flow, corporate finance and takeover’’, American Economic Review, Vol. 76 No. 2, pp. 323-9.
15. Jensen, M.C. (1993). The modern industrial revolution, exit, and the failure of internal control systems. Journal of Finance, 48(3), 831-880.
16. Klein, A. (2002), ‘‘Audit committee, board of director characteristics, and earnings management’’, Journal of Accounting and Economics, Vol. 33 No. 3, pp. 375-400.
17. Mitton, T. 2004, Corporate governance and dividend policy in emerging markets, Emerging Markets Review, 5, 409-426
18. Miller, H.M. and Modigliani, F. (1961), “Dividend policy, growth, and the valuation of shares”, The Journal of Business, Vol. 34 No. 4, pp. 411-433
19. Nizar Al-Malkawi, H. A. (2007), “Determinants of corporate dividend policy in Jordan: an application of the Tobit model”, Journal of Economic and Administrative Sciences, 23(2), 44-70.
20. Shleifer, A. and Vishny, R. W. (1997). A Survey of Corporate Governance,
Journal of Finance 52 (2), pp. 737-783.
hội nhập, 4, trang 13-20.
2. Trần Thị Huyền Trang (2013), “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách cổ tức của các công ty niêm yết trên HOSE”, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, ĐH Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.
3. Trương Đông Lộc (2013), “Các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách cổ tức của các công ty niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội”, Tạp chí Khoa học đào tạo và Ngân hàng, 135, trang 37-45.
4. Trương Đông Lộc & Phạm Phát Tiến (2015), “Các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách cổ tức của các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 38, trang 67-74.
5. Mai Thị Hoài Thương (2015), “Nghiên cứu các nhân tố tác động đến chính sách cổ tức của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh, ĐH Đà Nằng.