vững tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2010 – 2020
Để có cái nhìn tổng quan hơn về công tác thu hút đầu tƣ gắn với mục tiêu phát triển bền vững của tỉnh Bắc Giang, tác giả đã thực hiện khảo sát trên địa bàn tỉnh Bắc Giang với đối tƣợng khảo sát là 100 doanh nghiệp bao gồm 50 doanh nghiệp FDI và 50 doanh nghiệp trong nƣớc. Đánh giá trên cơ sở 5 nội dung gồm quy trình thành lập doanh nghiệp; chi phí thực hiện các quy định và các thủ tục hành chinh; tính minh bạch và khả năng tham gia của doanh nghiệp vào thị trƣờng; thái độ, cách ứng xử của đội ngũ cán bộ; các vấn đề khác. Trên cơ sở khảo sát này, luận văn đánh giá công tác thu hút đầu tƣ của tỉnh Bắc Giang theo 5 yếu tố: (i) Chính sách thu hút đầu tƣ; (ii) Năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác thu hút đầu tƣ; (iii) Tiêu chí lựa chọn nhà đầu tƣ tiềm năng; (iv) Quy trình đánh giá nhà đầu tƣ và dự án đầu tƣ; (v) Quy trình thẩm định và cấp phép đầu tƣ. Thông tin thƣ đƣợc sau khảo sát sẽ đƣợc lồng ghép trong các đánh giá.
2.2.1. Chính sách thu hút đầu tƣ
Bắc Giang là một trong những tỉnh đầy tiềm năng trong việc thu hút vốn đầu tƣ từ nƣớc ngoài. Chính quyền địa phƣơng cũng đã mở cửa thị trƣờng kinh tế, chào đón các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài bằng những chính sách ƣu đãi cho các dự án đầu tƣ. Các chính sách này chính là đòn bẩy lớn trong việc thúc đẩy kinh tế tăng trƣởng, nâng cấp hệ thống công nghệ, tạo ra nguồn lao động có trình độ kỹ thuật cao. Trong những thời gian gần đây, chính sách
thu hút đầu tƣ của Bắc Giang năm 2020 đã đem lại nhiều lợi ích cho nền
kinh tế của tỉnh.
Tuy nhiên, theo khảo sát của tác giả, thì dù lƣợng vốn đầu tƣ lớn nhƣng thực tế đang bị mất cân bằng nghiêm trọng, cụ thể:
(1) Trong khối doanh nghiệp FDI đƣợc khảo sát, hiện có: 90% doanh nghiệp đầu tƣ vào lĩnh vực công nghiệp, 6% doanh nghiệp đầu tƣ vào lĩnh vực dịch vụ, 4% còn lại chia đều cho hai lĩnh vực nông nghiệp và xây dựng.
(2) Trong khối doanh nghiệp trong nƣớc đƣợc khảo sát, hiện có: 10% doanh nghiệp đầu tƣ vào lĩnh vực lĩnh vực công nghiệp, 52% doanh nghiệp đầu tƣ vào lĩnh vực dịch vụ, 36% đầu tƣ cho lĩnh vực xây dựng và còn lại 2% cho lĩnh vực nông nghiệp
Có thể thấy, dù ở khối doanh nghiệp trong nƣớc hay FDI, các doanh nghiệp đều không đóng góp nhiều cho sự phát triển nông nghiệp và nông thôn.
Vốn đầu tƣ vào nông nghiệp ở mức thấp nhất là do cả yếu tố khách quan và chủ quan. Sản xuất nông nghiệp chịu tác động trực tiếp của môi trƣờng tự nhiên nên mức độ rủi ro cao, chu kỳ sản xuất dài, mang tính thời vụ...do đó hiệu quả đầu tƣ thấp, không hấp dẫn đƣợc các nhà đầu tƣ. Thêm vào đó, đặc điểm nền sản xuất nông nghiệp của Việt Nam nói chung và Bắc Giang nói riêng là sản xuất manh mún, khó thực hiện cơ giới hoá, năng suất lao động thấp, cơ sở hạ tầng ở nông thôn còn yếu kém. Và cũng do đặc thù về chính sách đất đai của Việt Nam mà việc các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài ít mặn mà với các dự án xây dựng và bất động sản.
Tỉnh Bắc Giang chủ động nâng cao quy hoạch, đặc biệt chú trọng đến chất lƣợng của những dự án quy hoạch các khu công nghiệp; quy hoạch việc sử dụng đất; quy hoạch xây dựng; quy hoạch thăm dò, chế biến và sử dụng khoản sản. Bắc Giang công bố công khai những quy định cần thiết của pháp
luật về việc nâng cao quy hoạch để tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tƣ xác định, xây dựng dự án một cách dễ dàng.
Trong chính sách thu hút đầu tƣ của mình, địa phƣơng đã cải thiện môi trƣờng đầu tƣ lý tƣởng để các nhà đầu tƣ an tâm đầu tƣ. Không những thế những chính sách pháp lý rất thông thoáng và minh bạch, đƣợc thể hiện rõ ràng thông qua cơ thế “một cửa liên thông”. Tỉnh Bắc Giang đã có những cơ chế tích cực nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tƣ xây dựng theo hình thức BOT, BTO, BT.
Tỉnh đẩy mạnh việc xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu (đƣờng, hệ thống thông tin, cấp điện, cấp nƣớc, xử lý nƣớc thải,..) tạo tiền đề để thu hút các nhà đầu tƣ khắp nƣớc, quốc tế. Nguồn vốn trung ƣơng và ngân sách địa phƣơng đƣợc sử dụng triệt để, hợp lý; đầu tƣ xây những con đƣờng mới nối từ tỉnh lộ với quốc lộ lớn; tạo sự liên kết “anh em” giữa các khu công nghiệp của các tỉnh trong khu vực. Ngoài ra Bắc Giang đầu tƣ phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề để nâng cao chất lƣợng tay nghề của nguồn nhân lực
Về công tác thu hút vận động đầu tƣ, tỉnh đã thực hiện rất quyết liệt và triệt để. Bắc Giang thực hiện “chiến lược thu hút đầu tư có mục tiêu và toàn diện. Thu hút nguồn vốn đầu tư trong nước, bao gồm: vốn vay ngân hàng và tín dụng đầu tư, vốn từ các doanh nghiệp và dân cư; Thu hút đầu tư FDI; Thu hút đầu tư từ vốn viện trợ phát triển (ODA); Thu hút đầu tư từ vốn viện trợ phi chính phủ (NGOs). Xác định các ngành trọng điểm thu hút đầu tư, bao gồm: Điện tử, công nghệ thông tin; Phân bón - hoá chất; Chế tạo cơ khí; Năng lượng; Sản xuất vật liệu xây dựng; Chế biến nông lâm sản, thực phẩm; Sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi công nghệ cao; Dịch vụ: vui chơi giải trí, tài chính, du lịch, đào tạo, y tế... Đẩy mạnh tiếp xúc, đặt mối quan hệ với một số cơ quan, tổ chức và các nhà đầu tư tiềm năng, chủ động vận động thu hút nguồn vốn. Tăng cường quảng bá hình ảnh của tỉnh, giới thiệu tiềm năng, cơ
hội, chính sách khuyến khích ưu đãi đầu tư của tỉnh ra nước ngoài bằng các
hình thức phong phú như: thư điện tử, thông tin trên website...”13
Bắc Giang thực hiện nâng cao hiệu lực quản lý nhà nƣớc nhằm nâng cao chất lƣợng trình độ thẩm định các dự án đầu tƣ của các nhà đầu tƣ. Cơ quan quản lý nhà nƣớc thƣờng xuyên rà soát, đánh giá và giải quyết các vƣớng mắc các phát sinh của dự án đầu tƣ. Ngoài ra, tỉnh còn thành lập đƣờng dây nóng để kịp thời nắm bắt và xử lý những tình huống phát sinh từ phía nhà đầu tƣ.
Các giải pháp cải thiện môi trƣờng đầu tƣ kinh doanh đƣợc triển khai đồng bộ, quyết liệt. Làn sóng dịch chuyển đầu tƣ sau dịch Covid-19 đã bƣớc đầu tác động tích cực, mở ra cơ hội thu hút đƣợc các dự án đầu tƣ chất lƣợng cao; số lƣợng nhà đầu tƣ quan tâm đến tỉnh tăng 35% so với cùng kỳ.
Tính đến 31/5/2020, toàn tỉnh đã thu hút đƣợc gần 700 triệu USD vốn đầu tƣ quy đổi, bằng 89% so với cùng kỳ (tính riêng tổng vốn đầu tƣ FDI của tỉnh xếp thứ 9 toàn quốc); có 514 doanh nghiệp đƣợc thành lập mới tăng 6%. Đã thu hút đƣợc một số dự án lớn, có công nghệ hiện đại nhƣ: dự án Thành lập nhà máy Shunsin Việt Nam, vốn đầu tƣ 100 triệu USD; dự án Nhà máy sản xuất hợp kim Powerway Việt Nam, vốn đầu tƣ 50 triệu...