Nhằm góp phần nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng nói chung vàchất lượng thẩm định tín dụng ngắn hạn của các DNVVN nói riêng của chi nhánh Nam
Hà Nội trong thời gian tới thì ngân hàng Công thương Việt Nam cần chú trọng đến một số điểm sau:
- Quan tâm hơn nữa đến công tác đào tạo, đào tạo lại chuyên môn nghiệp vụ cho toàn bộ các cán bộ, nhân viên của chi nhánh nói chung và các cán bộ thẩm định của chi nhánh nói riêng. Qua đó nhằm trang bị thêm kiến thức mới, trang bị lại kiến thức cũ cho những đối tượng này. Mặt khác, cần tăng cường tổ chức các buổi hội thảo, thảo luận hay tổ chức các cuộc thi cán bộ tín dụng (cán bộ thẩm định) giỏi giữa các chi nhánh với nhau, nhằm khích lệ tinh thần tự học của các chi nhánh, và qua đó các chi nhánh có thể học hỏi thêm kinh nghiệm của nhau.
- Cần cập nhận, tổng hợp và lưu giữ các thông tin liên quan đến các ngành, nghề, lĩnh vực kinh doanh của các doanh nghiệp, để có thể bổ trợ thêm cho việc thu thập và xử lý thông tin của các chi nhánh.
- Quán triệt thực hiện chủ trương của Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Công thương Việt Nam và các Bộ ngành liên quan trong việc thực hiện tốt công tác thẩm định tín dụng.
- Tiến hành các khoá huấn luyện, đào tạo trong nội bộ chi nhánh nhằm nâng cao trình độ hiểu biết và kỹ năng của cán bộ tín dụng, phổ biến các quy định, văn bản mới nhất trong toàn chi nhánh, giúp cán bộ tín dụng tích luỹ kinh nghiệm phân tích và đánh giá khách hàng.
- Trong chi nhánh cũng nên tổ chức hệ thống lưu trữ thông tin khách hàng trên máy tính, trao đổi, chia sẻ thông tin về khách hàng với các ngân hàng thương mại trên địa bàn, mở rộng mạng lưới thông tin và sử dụng thông tin hiệu quả nhất, phục vụ công tác thẩm định tín dụng.
KẾT LUẬN
Việc nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng của các DNVVN sẽ góp phần làm giảm bớt rủi ro tín dụng nói chung và rủi ro tín dụng ngắn hạn đối với các DNVVN nói riêng, nhằm từng bước nâng cao chất lượng tín dụng của chi nhánh Đống Đa. Không chỉ thế nó còn góp phần năng tăng hiệu quả đồng vốn vay trong quá trình thực hiện sản xuất, kinh doanh của các DNVVN của thủ đô Hà Nội.
Qua nghiên cứu thực tế cho thấy, công tác thẩm định tín dụng đối với các DNVVN tại chi nhánh Đống Đa vẫn còn nhiều vấn đề cần được bổ sung và hoàn thiện. Đề tài cũng chỉ ra được những mặt đã làm được (như: Chi nhánh rất nỗ lực và quyết tâm thực hiện nâng cao chất lượng đối với công tác thẩm định tín dụng nói chung và thẩm định tín dụng, hay chi nhánh cũng đã có những tiền đề thuận nhằm nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng trong tương lai…) và những mặt chưa làm được (tỷ lệ nợ cần chú ý, nợ xấu còn ở mức cao, nguồn nhân lực, công nghệ thông tin phụ trợ cho việc thẩm định tín dụng còn hạn chế…) trong công tác thẩm định tín dụng đối với các DNVVN. Đề tài cũng đưa ra một hệ thống giải pháp và kiến nghị đối với các cấp, ban ngành có liên qua. Vì vậy, trong thời gian tới chi nhánh Đống Đa cần có kế hoạch để thực hiện đồng bộ các giải pháp mà đề tài đã chỉ ra nhằm nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng nói chung và thẩm định tín dụng ngắn hạn đối với các DNVVN nói riêng, góp phần làm giảm thiểu rủi ro tín dụng và những mất mát có thể xảy đến với chi nhánh và với cả chi nhánh và đối với cả các DNVVN.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phan Thị Thu Hà (2007), Ngân hàng thương mại, Nxb đại học kinh tế Quốc Dân - Hà Nội.
2. Nguyễn Minh Kiều (2007), Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng, Nxb Tài chính.
3. Nguyễn Minh Kiều (2008), Hướng dẫn thực hành nghiệp vụ cấp tín dụng và thẩm định tín dụng, Nxb Thống kê.
4. Nguyễn Văn Nam, Vương Trọng Nghĩa (2000), Quản trị ngân hàng thương mại, Nxb Tài chính.
5. Nghị định của Chính phủ số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 về giao dịch đảm bảo.
6. Nghị định của Chính phủ số 90/2001/NĐ-CP ngày 23/11/2001.
7. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2005), Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của thống đốc ngân hàng nhà nước, về ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng.
8. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2007), Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng, ban hành theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005.
12. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1997), Luật các tổ chức tín dụng, Nxb Chính trị quốc gia.
13. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Luật dân sự
14. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Luật doanh nghiệp Nhà nước 2003, hiệu lực 1/7/2004.
15. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật doanh nghiệp 2005, có hiệu lực 1/7/2006.
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG...
DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ...ii
PHẦN MỞ ĐẦU...
CHƯƠNG 1...
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI...
1.1. Tổng quan về doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế thị trường...
1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ...
1.1.2. Đặc điểm của loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ...
1.1.3. Vai trò của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế thị trường...
1.2. Vai trò và tầm quan trọng của thẩm định tín dụng...
1.1.1. Khái niệm thẩm định tín dụng...
1.1.2. Vai trò và tầm quan trọng của thẩm định tín dụng...
1.2. Các loại hình thẩm định tín dụng...10
1.2.1. Thẩm định tín dụng ngắn hạn...10
1.2.2. Thẩm định tín dụng dài hạn...19
1.2.2.1. Mục tiêu, đối tượng của thẩm định tín dụng dài hạn...19
1.2.2.2. Nội dung thẩm định...19
1.2.2.3. Phân tích và kiểm soát rủi ro của dự án...24
1.3. Các chỉ tiêu đánh giá về chất lượng hoạt động thẩm định...25
1.3.1. Tỷ lệ nợ quá hạn...25
1.3.2. Tỷ lệ nợ xấu...26
1.3.3. Tỷ lệ lợi nhuận từ hoạt động tín dụng...27
1.3.4. Nguồn lực thẩm định tín dụng...27
1.4. Các yếu tố tác động đến hoạt động thẩm định tín dụng...28
1.4.1. Các yếu tố bên trong...28
1.4.2. Các yếu tố bên ngoài...29
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI
NHÁNH ĐỐNG ĐA...31
2.1. Khái quát về Ngân hàng Công thương Đống Đa...31
2.1.1. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Công thương Đống Đa...31
2.1.2. Cơ cấu tổ chức...33
2.1.2.1. Bộ máy tổ chức...33
...34
(Nguồn: Tài liệu giới thiệu về Ngân hàng Công thương Chi nhánh Đống Đa)...34
2.1.2.2. Hoạt động của các phòng ban...34
2.2. Phân tích thực trạng hoạt động thẩm định cho vay tại Ngân hàng Vietinbank Đống Đa...36
2.2.1. Hoạt động huy động vốn...36
Hình 2.2: Biểu đồ tình hình biến động của vốn huy động từ 2009 đến 2011...38
...38
Nguồn: Bảng 2.1...38
2.2.2. Hoạt động cho vay...38
2.2.3. Về thẩm định cho vay...40
Nguồn: Hướng dẫn đánh giá tín dụng Vietinbank 2010...47
2.2.4 Các tiêu chí đánh giá về chất lượng hoạt động thẩm định...48
2.2.4.1. Đánh giá chất lượng tín dụng...48
2.2.4.2. Tỷ lệ nợ quá hạn của Vietinbank Đống Đa...51
1900...51
2.2.4.3. Tỷ lệ nợ xấu của Vietinbank Đống Đa...52
2.2.4.4. Tỷ lệ lợi nhuận từ hoạt động tín dụng...53
2.2.2.4. Nguồn lực cán bộ thẩm định tín dụng...54
2.2.5. Phân tích tình huống thẩm định...55
2.3. Đánh giá về hoạt động thẩm định cho vay...74
2.3.1. Những kết quả đạt được:...74
CHƯƠNG 3...78
CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CHO VAY DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA...78
3.1. Định hướng phát triển của Ngân hàng Vietinbank Đống Đa trong thời gian tới...78
3.2. Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Công thương chi nhánh Đống Đa...81
3.2.1. Đào tạo nâng cao trình độ cán bộ thẩm định tín dụng...81
3.2.2. Nâng cao chất lượng thông tin phục vụ cho việc thẩm định tín dụng...82
3.2.3. Tăng cường thẩm định tài sản bảo đảm...83
3.2.4. Thực hiện tư vấn đầu tư cho khách hàng...84
3.2.6. Thẩm định tư cách khách hàng...86
3.2.7. Các giải pháp khác...87
3.3. Kiến nghị...87
3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ và các ban ngành có liên quan...87
3.3.2. Kiến nghị với ngân hàng Nhà nước...89
3.3.3. Kiến nghị với ngân hàng Công thương Việt Nam...89