Những hạn chế còn tồn tại

Một phần của tài liệu công tác thẩm định cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng công thương việt nam chi nhánh đống đa (Trang 77 - 80)

Bên cạnh những kết quả đạt được, trong hoạt động tín dụng của Chi nhánh còn nhiều tồn tại hạn chế như:

- Việc xét duyệt và giải ngân đôi khi còn rườm rà, nhiều khi bị khách hàng phàn nàn. Tình trạng này do nhiều nguyên nhân gây ra như đội ngũ cán bộ được đào tạo chuyên sâu về ngân hàng, tuyển dụng bổ sung cán bộ trẻ, có trình độ nhưng chưa phát huy đồng đều; sự phối hợp xử lý trong hoạt động giữa các phòng, các bộ phận và cán bộ vẫn còn thiếu sự ăn khớp nhịp nhàng…

- Quy mô hoạt động tuy có tăng trưởng đạt kế hoạch nhưng chi phí huy động còn cao; Dư nợ tín dụng tuy đã chấp hành giới hạn nhưng luôn trong tình trạng phải giảm số dư, các chỉ tiêu nợ quá hạn và nợ xấu còn tồn tại; tín dụng bán lẻ phát triển chậm, do còn hạn chế giải pháp Marketing và các sản phẩm tín dụng chưa thực sự đa dạng.

- Việc quảng bá sản phẩm tới khách hàng chưa được thực hiện đồng bộ và liên tục; kỹ năng bán hàng của cán bộ nhân viên chưa chuyên nghiệp. Vì vậy, chưa tạo được ấn tượng sâu sắc với khách hàng.

2.3.3. Nguyên nhân

Nguyên nhân từ phía ngân hàng:

- Công tác chỉ đạo điều hành tín dụng còn thiếu định hướng trọng tâm trọng điểu, chỉ đạo không kiên quyết và thiếu đồng bộ dẫn đến tín dụng có biểu hiện tự

phát, nhiều ngành, lĩnh vực kinh tế chiếm tỷ trọng cho vay cao và tiềm ẩn rủi ro lớn.

- Tính kỷ cương kỷ luật và tính tuân thủ chấp hành quy định tín dụng chưa được thực hiện nghiêm, thể hiện:

Hồ sơ tín dụng không đầy đủ, thiếu sự tuân thủ, hay tuân thủ không đầy đủ các quy định hiện hành về phê duyệt tín dụng; thẩm định không sâu, không kỹ, thiếu năng lực cũng như trách nhiệm kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay….

Trong phê duyệt tín dụng còn thiếu khách quan, thiếu lắng nghe, còn mang tính tự quyết, thiếu dân chủ.

Nhiều vụ vi phạm chậm được phát hiện, thậm chí không được phát hiện và xử lý không cương quyết dẫn đến tình trạng cho vay vượt mức phán quyết, cho vay không tuân thủ điều kiện ủy nhiệm diễn ra phổ biến ở nhiều nơi.

- Đánh giá và phân loại không chính xác về mức độ rủi ro của khách hàng dẫn tới tiềm ẩn rủi ro lớn do hệ thống quản lý và đánh giá công tác thẩm định tín dụng không chính xác, còn có hiện tượng che đậy thông tin, đánh giá khách hàng chỉ thông qua thông tin do khách hàng cung cấp mà thiếu các thông tin cập nhật từ những kênh thông tin khác…

- Đội ngũ cán bộ tín dụng là những người trực tiếp đứng ra thẩm định món vay để ra quyết định cho vay, do đó có thể nói rằng công tác thẩm định là tín dụng là rất quan trọng. Trong chi nhánh, tuy cán bộ đều là những người có trình độ đại học trở lên, nhưng do độ tuổi còn trẻ, kinh nghiệm làm việc chưa được nhiều nên khả năng phân tích vấn đề còn hạn chế, chưa hiểu rõ hoạt động kinh doanh của khách hàng.

- Thông tin tín dụng không được cung cấp và khai thác đầy đủ: Ngân hàng luôn phải tự tìm kiếm thông tin và gặp nhiều khó khăn dẫn đến chất lượng thông tin không đầy đủ, xác thực. Đặc biệt, việc cung cấp thông tin từ Trung tâm thông tin tín dụng Nhà nước (CIC) còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó, việc kế nối thông tin với

các ngân hàng còn lỏng lẻo, khiến cho thông tin nhận được rất sơ sài, chưa đáp ứng được đòi hỏi của công việc.

- Các sản phẩm cho vay của Vietinbank chưa ứng dụng công nghệ hiện đại (gửi đơn vay vốn trực tuyến; tư vấn cho vay online; qua điện thoai…) nên chưa thuận tiện, chưa đáp ứng được nhu cầu vay vốn của khách hàng một cách nhanh chóng, kịp thời; vì vậy chưa có tính cạnh tranh cao so với các sản phẩm cùng loại của các ngân hàng khách trên thị trường.

Nguyên nhân từ phía khách hàng

- Năng lực tài chính, quản lý và năng lực lập, thực hiện phương án sản xuất kinh doanh của nhiều Khách hàng còn hạn chế. Sự yếu kém về trình độ nguồn nhân lực đã khiến cho việc sử dụng khoản vay không được hiệu quả như phương án kinh doanh đề ra, do đó tự gây khó khăn cho việc trả nợ vay.

- Đạo đức quy tín của một số khách hàng chưa cao: đây là nguyên nhân rất khó khắc phục. Nếu một doanh nghiệp không có uy tín trên thị trường, làm mất bạn hàng, do đó việc kinh doanh trở nên khó khăn sẽ dẫn tới việc trả nợ đối với Ngân hàng gặp nhiều khó khăn và trở ngại. Thậm chí nhiều trường hợp doanh nghiệp còn cố tình lừa đảo để chiếm dụng vốn vay của ngân hàng.

Nguyên nhân khác:

- Môi trường kinh tế xã hội: tình hình kinh tế của năm 2009 và 2010 đã ảnh hưởng nhiều đến khả năng trả nợ của nhiều doanh nghiệp, do đó nợ quá hạn và nợ xấu của Ngân hàng gia tăng.

- Môi trường pháp lý: việc chồng chép của hệ thống văn bản pháp luật hiện nay không những gây khó khăn cho Ngân hàng mà còn gây khó khăn cho khách hàng, bên cạnh đó một số khách hàng đã lợi dụng những khe hở này của pháp luật để chiếm dụng vốn của Ngân hàng.

CHƯƠNG 3

CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CHO VAY DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI

NHÁNH ĐỐNG ĐA

Một phần của tài liệu công tác thẩm định cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng công thương việt nam chi nhánh đống đa (Trang 77 - 80)