4. Bố cục luận văn
3.6. Tiềm năng du lịch của VQGBa Vì
Có thể nói, vùng đất thiêng sông núi đã mang lại cho Ba Vì tiềm năng du lịch to lớn. Trong tương lai, du lịch sẽ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn để phát triển kinh tế- xã hội của địa phương, góp phần xây dựng hình ảnh huyện Ba Vì và thủ đô Hà Nội văn minh hiện đại, đậm đà nét truyền thống dân tộc. Theo báo cáo của Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Ba Vì mỗi năm du lịch Ba Vì thu hút khoảng hơn 2 triệu lượt khách đến tham quan, đem lại nguồn thu hơn 150 tỷ đồng hàng năm.
Hiện nay, xung quanh VQG Ba Vì có rất nhiều các cá nhân, tổ chức kinh doanh du lịch sinh thái trên diện tích tiếp giáp với lâm phần Vườn. Sản phẩm chính là các loại hình du lịch tham quan, giải trí và nghỉ dưỡng. Các khu du lịch trên đều dựa vào môi trường rừng của VQG Ba Vì với cảnh quan
của các thác nước, khe suối, đồi rừng… Các khu du lịch này đều có nhu cầu thuê môi trường rừng của Vườn để mở rộng và hợp pháp hóa các hoạt động của mình trên lâm phần Vườn. Đồng thời, du lịch VQG Ba Vì thực tế hiện nay chưa phát triển mạnh và chưa có chiều sâu. Chưa có sự phối hợp gắn kết với các doanh nghiệp làm du lịch lân cận, chưa tạo được thương hiệu và xây dựng sản sản phẩm du lịch để đáp ứng nhu cầu hỏi của du khách. Ngoài ra cơ sở hạ tầng về giao thông và các hạ tầng xã hội khác còn thiếu, xây dựng manh mún và đã xuống cấp qua năm tháng chưa được tái đầu tư xây dựng cũng là yếu tố gây ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển du lịch, DVVH của Vườn.