4. Bố cục luận văn
3.2.3. Liên doanh, liên kết
Theo tài liệu từ thời Pháp thuộc, núi Ba Vì là một trong bốn khu du lịch núi cao nổi tiếng thời Pháp thuộc (Đà Lạt, Sa Pa, Tam Đảo và Ba Vì); theo thống kê, trong Vườn có trên 200 phế tích, biệt thự thời Pháp, chủ yếu nằm ở khu vực cốt 400, 600, 700 và 800m; nơi đây rất có giá trị về lịch sử, là nơi nghỉ dưỡng lý tưởng nhưng chưa được tận dụng để phát huy giá trị của nó.
Từ khi thành lập Vườn đến năm 2008 VQG Ba Vì với tư cách chủ rừng đã tự tổ chức hoạt động dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng nhưng là đơn vị hành chính sự nghiệp không có điều kiện đầu tư cơ sở hạ tầng nên các dịch vụ nghỉ dưỡng hoặc thuê phòng nghỉ lưu trú qua đêm còn quá ít so với nhu cầu (chủ yếu dựa vào sự kết hợp các công trình quản lý bảo vệ, nhà khách của Vườn được đầu tư bằng vốn ngân sách). Cơ sở phục vụ nhu cầu khách du lịch vui chơi giải trí còn đơn điệu và thiếu chuyên nghiệp. Trong những năm qua, VQG Ba Vì ký hợp đồng liên kết kinh doanh du lịch sinh thái kết hợp bảo vệ rừng trên địa bàn Vườn với 4 đơn vị:
- Hợp đồng liên kết với Công ty TNHH Phát triển công nghệ, diện tích 56,05ha khu vực cốt 400, 600, 700, 800m. Thời gian ký hợp đồng 50 năm, Vườn được hưởng 150.000.000 đồng/năm.
- Hợp đồng liên kết với Công ty cổ phần đầu tư du lịch PICO Việt Nam diện tích 37,5ha, khu vực cốt 400m. Thời gian ký hợp đồng 50 năm, Vườn được hưởng 320.000.000 đồng/năm.
- Hợp đồng liên kết với Công ty TNHH Quảng Long. Diện tích liên kết 1,9ha, thuộc đồi 451, khu vực cốt 400m, Thời gian ký hợp đồng 50 năm, Vườn được hưởng 30.000.000 đồng/năm.
- Hợp đồng liên kết với Công ty cổ phần và đầu tư Ba vì (3 Vườn sưu tập Tre trúc, Cau dừa, Xương rồng), diện tích liên kết 38,5ha. Vườn được hưởng 50.000.000 đồng/năm thứ 4, từ năm thứ 5 trở đi 60.000.000 đồng/năm.
Đến nay mới có Công ty cổ phần đầu tư du lịch PICO Việt Nam hoạt động, các doanh nghiệp khách đang hoàn thiện thủ tục đầu tư [25].
3.3.Chức năng sinh thái của VQG Ba Vì
Các sản phẩm con người thu được từ các HST như lâm sản ngoại gỗ, cây thuốc, rau rừng... để phục vụ cho đời sống của cư dân vùng đệm. Việc bán các loại măng, mật ong, cây thuốc, rau rừng cho các khách du lịch tham quan cũng đóng góp 1 phần không nhỏ cho việc cải thiện cuộc sống của người dân.
Hàng năm từ tháng 5 đến tháng 8 là mùa măng, người dân ở đây chủ yếu là đồng bào dân tộc Dao lên núi lấy măng Tre, Bương, Giang. Giá bán cho các đầu mối từ 7.000-8000/1 kg măng đã luộc. Một gia đình đi một ngày lấy măng có thể lấy từ 2 đến 3 tạ măng, như vậy một ngày đồng bào có thể kiếm được từ 1 triệu đến 2 triệu đồng. Măng ở đây là do các hộ đồng bào Dao tự trồng, họ quy định với nhau các hành vi ăn trộm sẽ tính 100.000/1 củ măng nhân với số củ măng ăn trộm. Tác giả đã có một thời gian dài được làm việc cùng đồng bào Dao trong các dự án lâm sinh nhận thấy họ rất chăm chỉ, thật thà, chịu khó. Ngoài mùa măng người dân còn lên Rừng lấy quả chuối hột về bán, với giá: 10.000 – 12.000/1 kg một người đi lấy chuối có thể lấy từ 50 – 60 kg/1 ngày thu về từ 500.000-700.000/1 ngày. Dân số tại xã Ba Vì là 2.000 người/450 hộ dân. Sau khi quy hoạch VQG Ba Vì, quỹ đất canh tác của xã còn lại 200 ha, trong đó chỉ có 110 ha là đất có thể canh tác được, nhưng sản xuất nông nghiệp cũng không đem lại hiệu quả cao,trong khi việc sản xuất và kinh doanh cây thuốc của bà con người Dao ở đây lại cho nguồn thu nhập ổn định, nhất là từ khi một số sản phẩm chế biến và sản xuất từ cây thuốc nam
được tiêu thụ phổ biến trên thị trường. Hầu hết các gia đình người Dao (90% trong số 450 hộ) biết làm thuốc nam, trong đó một nửa số này chuyên làm thuốc và có nguồn thu nhập chính từ cây thuốc, nửa còn lại làm thuốc theo thời vụ. Nguồn thu nhập bằng nghề làm thuốc nam tự do chiếm 70% tổng thu nhập toàn xã. Theo thống kê của UBND xã, riêng năm 2008, tổng thu nhập từ việc sản xuất kinh doanh thuốc nam là 4,5 tỷ/5,5 tỷ đồng thu nhập, bằng 82% tổng thu nhập toàn xã, góp phần quan trọng vào việc cải thiện đời sống người Dao. Hiện nay, nguồn cung cấp cây thuốc nam chủ yếu lấy từ rừng tự nhiên (trên núi Ba Vì), còn nguồn thu hái từ nuôi trồng mới chỉ có 10 ha(trong số 110 ha đất canh tác), được trồng rải rác một số loại dược liệu.Cách thức sản xuất thuốc nam của người Dao là tự do, các hộ tự vào rừng thu hái dược liệu về và tự chế biến, vì thế sản xuất mang tính nhỏ lẻ, tự phát, không thống nhất về phương pháp, không có sự liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sảnphẩm. Chính tập tục và thói quen khai thác cây thuốc tự do, không có sự tính toán lâu dài đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính đa dạng và sự bền vững của VQG Ba Vì. Khi nhu cầu tiêu thụ tăng sẽ dẫn đến sự khai thác quá mức hồi phục của rừng, làm số lượng loài dược liệu giảm sút nghiêm trọng, một số loài có nguy cơ tuyệt chủng (Hoa tiên, Máu người, Củ dòm, Dó đất…), nguy cơ khan hiếm nguồn nguyên liệu cũng là điều đã được dự báo trước.
Lợi ích mà con người thu được từ hoạt động điều tiết của HST, bao gồm duy trì chất lượng không khí, điều tiết khí hậu, ngăn chặn lũ lụt chính vì thế VQG Ba Vì trở thành lá phổi xanh của thủ đô Hà Nội.