4. Bố cục luận văn
3.1.2. Các tuyến du lịch khám phá thiên nhiên
a) Tuyến hoa dã quỳ
- Vị trí: Đi cuối khu du lịch cốt 400m, rẽ trái 250m sẽ đến rừng hoa dã quỳ. - Mô tả hành trình, sản phẩm du lịch: Rừng hoa dã quỳ gồm 5 khu, diện tích hơn 7 ha. Đường đi bộ giữa rừng hoa, được lát bê tông rộng 1,2 đến 1,5m dài khoảng 2km, nối với đường trục chính đối diện lối rẽ động Ngọc Hoa.Vào cuối tháng 10 đầu tháng 11 hoa cúc quỳ nở thu hút 1 lượng lớn khách du lịch lên tham quan, ngắm hoa, chụp ảnh.
b) Tuyến suối Ngọc Hoa
- Vị trí: Đối diện lối rẽ vào rừng hoa dã quỳ, đi bộ khoảng 500m sẽ tới tuyến Suối Ngọc Hoa.
- Mô tả hành trình, sản phẩm du lịch: Du khách đi bộ (trekking) trong rừng, được nghe tiếng suối chảy róc rách đem lại cảm giác nhẹ nhàng tận hưởng không khí trong lành mát mẻ, đây là cách thư giãn của rất nhiều du khách đến với Vườn.
3.1.3. Các tuyến, điểm nghiên cứu khoa học, thực tập a) Tuyến đỉnh Tiểu đồng- quần thể Bách xanh cổ thụ
Tuyến đỉnh Tiểu đồng thu hút rất nhiều sinh viên ở các trường đến với Vườn để thực tập, bởi nơi đây có 1 quần thể bách xanh cổ thụ, Vườn đang làm hồ sơ để trình lên công nhận cây Bách xanh nghìn tuổi đang có tại nơi đây, đây là khu thuần loài rất có giá trị nghiên cứu khoa học và học tập.
b) Tuyến Vườn thực vật
Đây là tuyến các học sinh, sinh viên các trường đến thực tập đều đi, ở Vườn thực vật có đa dạng các loài cây giúp các em có thể học tập, nghiên cứu. 3.1.4. Các phế tích thời Pháp thuộc
a) Khu trại hè Pháp
- Vị trí: nằm ở cốt 700 m - 800
- Mô tả hành trình, sản phẩm du lịch: Khu trại hè dành cho con em người Pháp và các quan lại chính quyền thuộc địa thời kỳ 1930-1954, gồm 4
khu nhà cấp 4 được xây dựng kiên cố bằng đá. Nằm giữa khu rừng tự nhiên với nhiều loài cây gỗ lớn như sồi, dẻ, cà lồ, kháo..., trên có nhiều loài cây treo bám tạo nên khung cảnh nên thơ, kỳ ảo, thu hút khách du lịch tới tham quan và chụp ảnh (Phụ lục hình 2.2).
b) Tuyến vách đá trắng - Nhà tù thời Pháp thuộc
- Vị trí: Tuyến dài khoảng 4 kmtừ khu vực cốt 1100 m xuống đến cốt 900 m.
- Mô tả hành trình, sản phẩm du lịch: Từ cốt 1000m – 1100m tại sườn Tây đỉnh Tản Viên là một hệ thống nhà tù chính trị bí mật được xây dựng kiên cố. Nhà tù được bố trí thành 3 khu: khu 1 giành cho 60 cai tù; khu 2, khu 3 là nơi giam giữ phạm nhân. Theo tài liệu thu thập được, khu vực rộng gần 2.500m2 có thể giam giữ 250 phạm nhân. Bên cạnh khu 1 và khu 3, mỗi khu có một chiếc cối đá lớn, cốt xay ở khu 3 đường kính gần 4m, dùng để tra tấn phạm nhân. Bên trong nhà tù còn lưu giữ nhiều dấu ấn của xiềng xích, gông cùm… khiến cho nhiều người không thể ngờ rằng cách đây đến gần trăm năm, nơi này đã trở thành địa ngục trần gian đến như vậy (Phụ lục hình 2.3,2.4).
Qua khu vực nhà tù du khách sẽ đi bộ tiếp đến khu Vách đá trắng rất đẹp, vách đá dựng thẳng với dây leo của các cây tạo nên sự hùng vĩ, quý khách sẽ được tận mắt trông thấy những cây khoảng chục người ôm dọc theo tuyến đi.
c) Di tích căn cứ điểm 600
Để đập tan âm mưu và kế hoạch Tát-si-nhi của thực dân Pháp, ngày 24/11/1951 Ban chấp hành Trung ương Đảng ra chỉ thị nêu rõ: “Đây là cơ hội để ta đánh địch trên mặt trận Hòa Bình, trên các mặt trận khác và sau lưng địch”. Chấp hành chỉ thị của Trung ương Đảng, chiến dịch Hòa Bình đã được mở ra và việc tiêu diệt địch trên cứ điểm cốt 600 Ba Vì là một trận đánh quan trọng( Phụ lục hình 2.5).
Đến nay đã hơn 50 năm, địa điểm chiến thắng trên cốt 600 Ba Vì cỏ mọc um tùm, lau sậy san sát. Thời gian qua đi, nhưng dấu tích lịch sử vẫn còn đó. Con đường, nền móng cổng chính, nền móng bờ tường, rồi hầm ngầm, đường ngầm… vẫn còn nguyên gốc. Đó là những dấu son ngời sáng trong trang sử hào hùng của quân và dân ta. Năm 2001, UBND tỉnh Hà Tây đã có quyết định xếp hạng di tích lịch sử đối với cứ điểm cốt 600 Ba Vì. Đây là hành lang pháp lý bảo vệ và phát huy giá trị của di tích [28].
d) Trại cô nhi Viên
Khu cốt 800 m diện tích khoảng 5 ha còn lại phế tích của khu cô nhi viện thời Pháp thuộc, một số biệt thự nhỏ nằm phía sâu so với đường chính và đặc biệt có nhà thờ vẫn còn tường, nền nhà tương đối nguyên vẹn. Hiện tại mới chỉ có 1,2 km đường bê tông xi măng rộng 3,5m dẫn từ đường trục chính vào khu cô nhi viện.
3.1.5. Một số khu du lịch
a) Khu du lịch cốt 400m
Khu du lịch cốt 400mđược quy hoạch với diện tích 60 ha, có độ cao khoảng 400m so với mực nước biển, nằm trên đường trục chính lên đỉnh núi Ba Vì. Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch sinh thái bao gồm các công trình do Vườn đầu tư xây dựng, cải tạo đến nay có 6 nhà khách với tổng số khoảng 80 gường; một sân tennis; 2,2km đường trục Vườn thực vật, nhà ăn 100m2; giải khát 60 m2; nhà hội thảo 200 chỗ ngoài ra còn có 2 km đường đi bộ trong vườn thực vật, các bãi cỏ, sân đốt lửa trại…và phế tích các công trình xây dựng, biệt thự từ thời Pháp thuộc.
Hạ tầng kỹ thuật đã được đầu tư hệ thống điện lưới lưới quốc gia, hệ thống lọc, cấp nước từ suối về phục vụ sinh hoạt và các hoạt động khác với quy mô tạm đủ cho nhu cầu vào mùa mưa, vào các tháng mùa khô (tháng 01 đến tháng 04) vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu du khách sử dụng hiện tại.
b) Khu du lịch cốt 600-700m
Khu cốt 600-700 m diện tích khoảng 80 ha có khoảng gần 100 công trình cũ thời Pháp thuộc, được xây dựng vào những năm 1930 - 1940. Những công trình này chủ yếu là biệt thự loại nhỏ, ngoài ra còn có các công trình
công cộng tương đối lớn như câu lạc bộ, trại lính, sân bay trực thăng…Hạ tầng khu vực đã được đầu tư bằng vốn ngân sách tuyến đường trục 3,3km đường nhựa rộng 3,5m. Đơn vị liên kết đã đầu tư hệ thống điện lưới và khôi phục lại một số đoạn đường đi bộ từ thời Pháp thuộc.
Theo một số tài liệu thì khu vực 600-700 m vốn được quy hoạch để trở thành một khu căn cứ đầu não của Pháp trong cuộc chiến với Nhật, trường hợp Hà Nội không còn được an toàn. Dù giả thiết này đúng hay sai thì việc người Pháp đã đầu tư xây dựng đường sá và những hạng mục công trình này ở đây từ những thời kỳ giao thông còn rất khó khăn và khu vực này rất hẻo lánh, hoang vu cho thấy tầm quan trọng và tiềm năng của núi Ba Vì. Chỉ riêng một sân bay trực thăng cho thấy đối tượng phục vụ của khu vực này thời đó phải là những nhân vật rất cao cấp. Hiện tại có 9 công trình quản lý bảo vệ diện tích 2700m2 đã được cải tạo, nâng cấp đủ điều kiện đón khách du lịch, nghỉ dưỡng. Tại đây cảnh quan môi trường tự nhiên đã được chăm sóc, vệ sinh đem lại cảnh quan môi trường hấp dẫn du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng [27].
c) Khu du lịch cốt 1.100m
Cốt 1100 m hiện có một số công trình quản lý bảo vệ, đón tiếp khách, dịch vụ du lịch được xây dựng nhằm phục vụ khách tham quan lên đền Thượng và đền thờ Bác Hồ. Bao gồm: Công trình quản lý bảo vệ kết hợp đón tiếp khách diện tích 70 m2; hầm để xe 372 m2; bếp, nhà ăn 303 m2 và 2 nhà bán đồ lưu niệm 118 m2, 2 nhà vệ sinh công cộng 140 m2. Ngoài ra còn có hệ thống bể chứa nước, mái hầm để xe và mái nhà vệ sinh làm sàn để xe máy phục vụ khách tham quan.
3.2. Kết quả hoạt động du lịch của VQG Ba Vì
3.2.1. Kết quả hoạt động của Vườn
Do vị trí thuận lợi gần với thủ đô Hà Nội, thêm vào đó là sự đa dạng về sinh thái và loại hình du lịch của VQG Ba Vì, lượng khách về tham quan, nghỉ dưỡng, nghiên cứu khoa học năm sau tăng hơn năm trước tương đối lớn.
Sau đây là các biểu tổng hợp khách du lịch vào VQG Ba Vì trong 5 năm qua (Bảng 3,4; Hình 5,6). Bảng 3. Lƣợng khách đến Ba Vì từ 2011-2015 Đơn vị tính: Triệu đồng Stt Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015 1 Lượng khách 100.168 124.093 139.601 148.924 216.050 vào Vườn 2 Doanh thu 1.954 2.805 5.386 6.113 8.502 3 Nộp ngân sách 192 358 1.032 1.125 1.538 Nguồn: [26].
Hinh 5. Biểu đồ lượng khách đến VQG Ba Vì từ 2011-2015
Lượng khách quốc tế : Bảng 4. Lƣợng du khách quốc tế đến Ba Vì từ 2011-2015 Năm 2011 2012 2013 2014 2015 Số lƣợng du khách quốc tế (ngƣời) 538 620 1.350 1.635 2.043 Nguồn: [27]
Nguồn: [27]
Hình 6. Biểu đồ lượng khách nước ngoài đến VQG từ năm 2011-2015
Như vậy nhìn vào hình 5, từ năm 2011-2015 lượng du khách đến với Vườn quốc gia Ba Vì tăng vọt. Ở hình 5, chỉ trong 5 năm, từ 100.168 du khách năm 2011 lên 216.050 du khách năm 2015 ( tăng 115.882 du khách = 215 %). Để đạt được thành công đó là cả 1 sự cố gắng của Ban Giám đốc cũng như toàn thể cán bộ công nhân viên chức trong Vườn. Các hạng mục đầu tư bước đầu cho du lichsinh thái đã có hiệu quả.
Tuy nhiên nhìn vào hình 6, lượng khách quốc tế đến với Vườn quốc gia Ba Vì vẫn còn hạn chế, từ 2011 cho đến 2015 số lượng du khách quốc tế tăng nhưng không đáng bao nhiêu so với tổng lượng du khách. Như vậy ta có thể thấy còn hạn chế trong việc quảng cáo, tuyên truyền thu hút đối với khách quốc tế.
3.2.2. Cho thuê môi trường rừng (Cho đơn vị khác thuê môi trường rừng hoạtđộng DLST) động DLST)
Năm 2003, VQG Ba Vì được Thủ tướng Chính phủ đồng ý thực hiện thí điểm đề án cho thuê môi trường rừng để kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái kết hợp bảo vệ rừng.
Sau khi lập đề án, có 2 đơn vị đủ điều kiện để VQG Ba Vì ký hợp đồng là: Công ty cổ phần xây dựng và du lịch Bình Minh, với diện tích thuê là 252ha rừng. Công ty du lịch Thác Đa, với diện tích 71 ha. Mức kinh phí 500.000 đồng/ha/năm. Nhìn chung công tác cho thuê môi trường rừng hoạt động có hiệu quả. Tuy nhiên đến nay chỉ còn Công ty cổ phần xây dựng và du lịch Bình Minh hoạt động. Tổng doanh thu năm 2015 từ hoạt động du lịch của đơn vị thuê môi trường rừng gần 20 tỷ/ năm và năm sau tăng hơn năm trước khoảng (10-:-15)%. Công ty du lịch Thác Đa ngừng hoạt động vì do chủ hợp đồng thuê môi trường rừng gặp sự cố đặc biệt [25].
Năm 2014, VQG Ba Vì ký hợp đồng thuê môi trường đặc dụng để phát triển du lịch sinh thái tịa khu vực núi Da Dê-VQG Ba Vì với ông ty cổ phần Hóa dầu quân đội, diện tích 200ha, mức kinh phí 500.000đồng/ha/năm. Đến nay, dự án đang trong quá trình hoàn thiện thủ tục, chưa hoạt động.
Theo báo cáo tổng kết đề án thì điểm sử dụng môi trường rừng để phát triển DLST và giáo dục hướng nghiệp tại VQG Ba Vì năm 2008 đã đem lại một số kết quả cụ thể như sau:
- Hoạt động du lịch đúng hướng, đúng quy định quản lý ngành, đúng luật bảo vệ và phát triển rừng.
- Rừng được quản lý và bảo vệ tốt, không để xảy ra cháy rừng, người và gia súc phá hoại. Hàng năm, VQG (nhà nước) không phải bỏ tiền thuê quản lý bảo vệ rừng. Vườn thu được tiền cho thuê môi trường rừng để tái đầu tư bảo vệ rừng.
- Vườn (nhà nước) không phải cấp kinh phí đầu tư trồng rừng mới trên diện tích đất trộng. Đơn vị thuê môi trường rừng đã tự bỏ vốn trồng mới, cải tạo, nuôi dưỡng làm giàu rừng với lượng kinh phí hàng tỷ đồng.
- Tăng thu cho ngân sách địa phương thông qua kết quả hoạt động kinh doanh du lịch hàng tỷ đồng.
- Mở ra thi trường tại chỗ để tiêu thụ nông sản, thực phẩm và hàng hóa do người dân địa phương sản xuất. Góp phần cải thiện và nâng cao đời sống
vật chất, tinh thần cho cộng đồng các dân tộc trong khu vực (hàng năm tiêu thụ hàng trăm tấn lương thực, hàng trăm tấn thịt, cá và nhiều rau củ quả do nhâ dân vùng đệm sản xuất).
Do hiệu quả mang lại từ hoạt động thí điểm cho thuê môi trường rừng, cơ quan có thẩm quyề đã xây dựng nhiều chính sách mới khuyến khích phát triển lâm nghiệp và cho nhân rộng cho thuê môi trường rừng để kinh doanh dịch vụ du lịch trên phạm vi cả nước [25].
3.2.3. Liên doanh, liên kết
Theo tài liệu từ thời Pháp thuộc, núi Ba Vì là một trong bốn khu du lịch núi cao nổi tiếng thời Pháp thuộc (Đà Lạt, Sa Pa, Tam Đảo và Ba Vì); theo thống kê, trong Vườn có trên 200 phế tích, biệt thự thời Pháp, chủ yếu nằm ở khu vực cốt 400, 600, 700 và 800m; nơi đây rất có giá trị về lịch sử, là nơi nghỉ dưỡng lý tưởng nhưng chưa được tận dụng để phát huy giá trị của nó.
Từ khi thành lập Vườn đến năm 2008 VQG Ba Vì với tư cách chủ rừng đã tự tổ chức hoạt động dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng nhưng là đơn vị hành chính sự nghiệp không có điều kiện đầu tư cơ sở hạ tầng nên các dịch vụ nghỉ dưỡng hoặc thuê phòng nghỉ lưu trú qua đêm còn quá ít so với nhu cầu (chủ yếu dựa vào sự kết hợp các công trình quản lý bảo vệ, nhà khách của Vườn được đầu tư bằng vốn ngân sách). Cơ sở phục vụ nhu cầu khách du lịch vui chơi giải trí còn đơn điệu và thiếu chuyên nghiệp. Trong những năm qua, VQG Ba Vì ký hợp đồng liên kết kinh doanh du lịch sinh thái kết hợp bảo vệ rừng trên địa bàn Vườn với 4 đơn vị:
- Hợp đồng liên kết với Công ty TNHH Phát triển công nghệ, diện tích 56,05ha khu vực cốt 400, 600, 700, 800m. Thời gian ký hợp đồng 50 năm, Vườn được hưởng 150.000.000 đồng/năm.
- Hợp đồng liên kết với Công ty cổ phần đầu tư du lịch PICO Việt Nam diện tích 37,5ha, khu vực cốt 400m. Thời gian ký hợp đồng 50 năm, Vườn được hưởng 320.000.000 đồng/năm.
- Hợp đồng liên kết với Công ty TNHH Quảng Long. Diện tích liên kết 1,9ha, thuộc đồi 451, khu vực cốt 400m, Thời gian ký hợp đồng 50 năm, Vườn được hưởng 30.000.000 đồng/năm.
- Hợp đồng liên kết với Công ty cổ phần và đầu tư Ba vì (3 Vườn sưu tập Tre trúc, Cau dừa, Xương rồng), diện tích liên kết 38,5ha. Vườn được hưởng 50.000.000 đồng/năm thứ 4, từ năm thứ 5 trở đi 60.000.000 đồng/năm.
Đến nay mới có Công ty cổ phần đầu tư du lịch PICO Việt Nam hoạt động, các doanh nghiệp khách đang hoàn thiện thủ tục đầu tư [25].
3.3.Chức năng sinh thái của VQG Ba Vì
Các sản phẩm con người thu được từ các HST như lâm sản ngoại gỗ, cây thuốc, rau rừng... để phục vụ cho đời sống của cư dân vùng đệm. Việc bán các loại măng, mật ong, cây thuốc, rau rừng cho các khách du lịch tham quan cũng đóng góp 1 phần không nhỏ cho việc cải thiện cuộc sống của người dân.
Hàng năm từ tháng 5 đến tháng 8 là mùa măng, người dân ở đây chủ yếu là đồng bào dân tộc Dao lên núi lấy măng Tre, Bương, Giang. Giá bán cho các đầu mối từ 7.000-8000/1 kg măng đã luộc. Một gia đình đi một ngày lấy măng có thể lấy từ 2 đến 3 tạ măng, như vậy một ngày đồng bào có thể kiếm được từ 1 triệu đến 2 triệu đồng. Măng ở đây là do các hộ đồng bào Dao