0
Tải bản đầy đủ (.doc) (115 trang)

Phương pháp dạy học tự học

Một phần của tài liệu DẠY HỌC PHƯƠNG TRÌNH-BẤT PHƯƠNG TRÌNH MŨ VÀ LÔGARIT CHƯƠNG TRÌNH GIẢI TÍCH LỚP 12-BAN CƠ BẢN THEO HƯỚNG TÍCH CỰC HOÁ HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH (Trang 28 -30 )

10. Cấu trúc luận văn

1.3.5. Phương pháp dạy học tự học

Chúng ta đều biết rằng xã hội không ngừng biến đổi và ngày càng phát triển. Cuộc sống luôn đòi hỏi con người không ngừng mở rộng sự hiểu biết. Không có trường học nào có thể cung cấp cho người học tất cả tri thức để có thể làm việc suốt đời. Để thực hiện một hoạt động đạt hiệu quả, không phải lúc nào cũng chỉ có tái hiện tri thức sẵn có, sử dụng những kĩ năng sẵn có, mà còn cần những tri thức mới, kĩ năng mới nên cần phải biết tự học. Quá trình sống và hoạt động của con người là quá trình con người dần dần bước lên những bậc thang mới của sự hiểu biết. Bước đi này dễ hay khó, cao hay thấp phụ thuộc vào khả năng tự học của mỗi người. Khả năng này có thể và cần được rèn luyện khi còn ngồi trên ghế nhà trường phổ thông. Muốn vậy, quá trình dạy học phải bao hàm cả dạy tự học, phải biến quá trình dạy học thành quá trình tự học.

Tự học là quá trình chủ thể nhân thức tự mình hoạt động lĩnh hội tri thức và rèn luyện kĩ năng thực hành, không có sự hướng dẫn trực tiếp của giáo viên và sự quản lý trực tiếp của cơ sở giáo dục đào tạo.

Quá trình tự học là quá trình chủ thể nhận thức biến đổi bản thân để chiếm lĩnh tri thức, dựa vào năng lực, hành động của chính bản thân chứ không nhờ hành động của người khác. Quá trình tự học là quá trình xuất phát từ nhu cầu nhận thức, chủ thể dựa vào các phương tiện nhận thức, tự nhận thức được, tiếp thu được những tri thức.

Trong phương pháp học thì cốt lõi là phương pháp tự học. Phương pháp tự học là cầu nối giữa học tập và nghiên cứu khoa học. Một yếu tố quan trọng đảm bảo thành công trong học tập và nghiên cứu khoa học là khả năng phát hiện kịp thời và giải quyết hợp lí những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn. Nếu rèn luyện cho học sinh

có được phương pháp, kĩ năng, thói quen tự học, biết linh hoạt vận dụng những điều đã học vào những tình huống mới, biết tự lực phát hiện đặt ra và giải quyết những vấn đề gặp phải trong thực tiễn thì sẽ tạo cho họ lòng ham học, chuẩn bị cho họ tiếp tục tự học khi vào đời, dễ dàng thích ứng với cuộc sống, công tác, lao động trong xã hội. Rèn luyện phương pháp học tập cho học sinh không chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là một mục tiêu dạy học. Từ lâu, các nhà sư phạm đã nhận thức được ý nghĩa của việc dạy phương pháp học.

Dạy học tự học cho học sinh có thể diễn ra dưới sự điều khiển trực tiếp hoặc không trực tiếp của người thầy. Người học có thể tự học với tài liệu, tự học với sách điện tử, qua Internet… có thể tự học ở mọi nơi, mọi lúc. Hoạt động tự học diễn ra thầm lặng, không có sự sôi nổi, sinh động bởi không có sự trao đổi, thảo luận với bạn, với thầy. Nhưng tự học là hình thức học ít tốn kém nhất, không cần phải đến trường, đến lớp người học có thể học ở mọi nơi, mọi lúc phù hợp với quỹ thời gian của bản thân. Đặc biệt, tự học phát huy cao độ tính độc lập của người học, phát triển năng lực tự học, năng lực làm việc độc lập với sách - một năng lực cần thiết cho mọi người để có thể học tập suốt đời.

Nhà trường phổ thông không thể cung cấp cho con người một vốn liếng tri thức cho suốt cả cuộc đời , nhưng nó có thể cung cấp một nhân lõi nào đó của các tri thức cơ bản. Nhà trường phổ thông có thể và cần phải phát triển hứng thú, năng lực nhận thức của học sinh, cung cấp cho họ những kĩ năng cần thiết của việc tự học.

Những kĩ năng cần thiết của người tự học là:

- Đào sâu suy nghĩ, biết khai thác, đặc biệt hoá, tổng quát hoá… - Tự tổng kết các vấn đề.

- Biết ghi chép sau khi đọc một tài liệu, một quyển sách, một vấn đề.

Có thể nói, ngoài giờ lên lớp, các thời gian học sinh học tập ở nhà, không có sự hướng dẫn trực tiếp của giáo viên đều là tự học. Các em tự ôn lại bài, tự luyện tập hoặc ở mức độ cao hơn là tự đọc sách tham khảo để bổ sung, mở rộng kiến thức, rèn luyện kĩ năng, tự tổng kết… đó là tự học những tri thức đã biết. Với kinh nghiệm của mình, giáo viên có thể trao đổi, hướng dẫn hoặc tổ chức những buổi toạ

đàm, trao đổi, thảo luận chung về phương pháp tự học trong những trường hợp này cho các em.

Trên lớp, giáo viên có thể hướng dẫn, rèn luyện cho học sinh phương pháp tự đọc (những tri thức chưa biết). Để rèn phương pháp tự đọc cho học sinh cần có những hoạt động sau:

- Xác định rõ mục tiêu: Đọc một nội dung nào đó để nắm được những vấn đề gì? Trả lời được những câu hỏi nào? Làm được việc gì?

- Hoạt động làm mẫu: Giáo viên có thể hướng dẫn tại lớp cách đọc, cách ghi chép một chương, một bài nào đó trong sách giáo khoa.

- Rèn luyện các kĩ năng: Đào sâu suy nghĩ, tự tổng kết; biết ghi chép sau khi đọc,…

Để hướng dẫn học sinh tự đọc, giáo viên yêu cầu học sinh đọc một đoạn trong SGK để trả lời được các câu hỏi đặt ra của giáo viên. Muốn vậy, giáo viên phải chuẩn bị trước các câu hỏi. Nếu các câu hỏi được đặt ra trước khi đọc thì có tính áp đặt, buộc học sinh phải đọc và có ý nghĩa hướng đích cho người đọc. Nếu các câu hỏi được đặt ra sau khi đọc thì đề cao tính tự giác chủ động, tích cực của học sinh hơn, nhưng kết quả đọc có thể thấp hơn. Phương pháp này thường dùng khi người giáo viên không muốn nói lại đúng những điều đã được trình bày trong SGK.

Một phần của tài liệu DẠY HỌC PHƯƠNG TRÌNH-BẤT PHƯƠNG TRÌNH MŨ VÀ LÔGARIT CHƯƠNG TRÌNH GIẢI TÍCH LỚP 12-BAN CƠ BẢN THEO HƯỚNG TÍCH CỰC HOÁ HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH (Trang 28 -30 )

×