Đối tượng bị áp dụng chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh là các chủ thể thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Cạnh tranh thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm.
Căn cứ dựa theo Điều 2 Luật Cạnh tranh Việt Nam, và theo như phân tích ở mục 1.2.2.2 về chủ thể thực hiện hành vi cạnh tranh khơng lành mạnh, đối tượng có thể bị áp dụng chế tài có thể là tổ chức, cá nhân kinh doanh như công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân; Hợp tác xã; Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi; Doanh nghiệp của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; hộ kinh doanh; cá nhân khơng có đăng ký kinh doanh như người bán hàng rong, làm dịch vụ có thu nhập thấp và Hiệp hội ngành nghề (Khoản 2 Điều 3 Luật Cạnh tranh) thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm.
Qua những phân tích trên có thể thấy đối tượng bị áp dụng chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo Luật Cạnh tranh Việt Nam vẫn còn những điểm chưa hợp lý. Cụ thể, các doanh nghiệp tham gia hoạt động kinh doanh trên thị trường bao gồm mọi tổ chức hay cá nhân tham gia hoạt động tìm kiếm lợi nhuận một cách thường xuyên và chuyên nghiệp vừa là chủ thể thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh vừa là đối tượng có thể bị áp dụng chế tài. Những đối tượng còn lại như các đơn vị sự nghiệp, các tổ chức của người tiêu dùng, các tổ chức phi kinh tế, các đơn vị truyền thông...
không phải là đối tượng bị áp dụng chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Đôi khi trong thực tế lại có những phát sinh tình huống có những tổ chức phi kinh tế, các đơn vị truyền thông... lại thực hiện những hành vi xâm phạm đến quyền cạnh tranh lành mạnh của doanh nghiệp như tung tin không trung thực về doanh nghiệp cũng như về hàng hóa, dịch vụ. Các hoạt động này tuy liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động cạnh tranh của các doanh nghiệp nhưng theo pháp luật hiện hành thì đây lại khơng phải là hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Pháp luật điều chỉnh ở đây có thể là pháp luật dân sự hoặc cũng có thể là pháp luật báo chí hoặc thuộc lĩnh vực điều chỉnh của lĩnh vực pháp luật khác. Do vậy, nên chăng cần có sự mở rộng đối với phạm vi chủ thể thực hiện cũng như đối tượng áp dụng chế tài đối với hành vi cạnh tranh khơng lành mạnh để pháp luật cạnh tranh có thể được bao quát được hết các chủ thể vi phạm trên thực tế còn tồn đọng hiện nay.