không lành mạnh gây nên
Luật Cạnh tranh mặc dù đã có quy định về các hành vi cạnh tranh khơng lành mạnh nhưng mới chủ yếu điều chỉnh các hành vi này bằng chế tài hành chính. Vấn đề bồi thường thiệt hại do hành vi cạnh tranh không lành mạnh gây ra không được quy định cụ thể trong Luật Cạnh tranh, dù chỉ là việc dẫn chiếu cụ thể đến pháp luật dân sự (Khoản 3, Điều 117 Luật Cạnh tranh). Sự dẫn chiếu đến pháp luật dân sự chỉ được quy định tìm thấy tại Khoản 2 Điều 6 Nghị định số 71/2014/NĐ-CP. Như vậy vấn đề bồi thường thiệt hại đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh sẽ được áp dụng theo các quy định về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của Bộ luật Dân sự 2015. Để các quy định về bồi thường thiệt hại liên quan đến hành vi cạnh tranh không lành mạnh được triển khai trong thực tiễn thì vấn đề pháp lý về hướng dẫn, giải thích từ ngữ từ phía cơ quan có thẩm quyền cần được đưa ra nhất là từ phía Tịa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Công thương. Một số vấn đề cần lưu ý:
Thứ nhất, cần xác minh rõ chủ thể có quyền khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại do hành vi cạnh tranh không lành mạnh gây ra
Theo nguyên tắc chung thì bất cứ ai bị thiệt hại bởi hành vi cạnh tranh khơng lành mạnh đều có quyền được yêu cầu bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên do tính đặc thù thì hành vi cạnh tranh khơng lành mạnh có thể gây ra thiệt hại cho nhiều chủ thể khác nhau cả thiệt hại trực tiếp lẫn thiệt hại gián tiếp. Trong thực tế, các đối thủ cạnh tranh là những chủ thể chủ yếu bị thiệt hại trực tiếp còn người tiêu dùng chỉ là những người bị thiệt hại gián tiếp. Chính vì vậy, pháp luật cần phải quy định rõ hơn về chủ thể có quyền được khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Theo kinh nghiệm thực tiễn một số nước, đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh chủ thể tiến hành khởi kiện chủ yếu là các đối thủ cạnh tranh. Bên cạnh đó dưới góc độ bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, theo mơ hình luật cạnh tranh hiện đại của nhiều nước, để tạo điều kiện thuận lợi cho người tiêu dùng có khả năng tự bảo vệ mình thì pháp luật cũng có quy định người tiêu dùng là một trong những chủ thể có quyền khởi kiện yêu cầu việc bồi thường thiệt hại do hành vi cạnh tranh không lành mạnh của các chủ thể gây ra.
Thứ hai, cần có sự quy định rõ chế tài dân sự nào có thể được áp dụng cho chủ thể có hành vi cạnh tranh khơng lành mạnh
Theo quy định tại Điều 11 Bộ luật dân sự 2015, khi quyền dân sự của cá nhân, pháp nhân bị xâm phạm thì chủ thể đó có quyền u cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong đó có Tịa án áp dụng một trong các hình thức sau: Cơng nhận, tơn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền dân sự của mình; buộc chấm dứt hành vi xâm phạm; buộc xin lỗi, cải chính cơng khai; buộc thực hiện nghĩa vụ, buộc bồi thường thiệt hại; hủy quyết định cá biệt trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền.
Với từng loại hành vi cạnh tranh không lành mạnh, những loại chế tài nào sẽ được áp dụng, vấn đề này cũng cần pháp luật có những quy định hướng dẫn rõ ràng.
Thứ ba, về mức bồi thường thiệt hại và xác định mức bồi thường thiệt hại
Vấn đề xác định mức bồi thường thiệt hại thực tế do hành vi cạnh tranh không lành mạnh gây ra cũng là vấn đề hết sức phức tạp. Ví dụ cụ thể nhất là trong vụ việc điều tra quảng cáo đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khác hàng của nhãn hiệu điều hòa Envio của Panasonic Nhật Bản, Cục Quản lý cạnh tranh đã điều tra và đưa đến kết luận: Quảng cáo của Panasonic với tính năng “bất hoạt đến 99,9% vi khuẩn và nấm mốc” là không đúng thực tế, trong khi doanh nghiệp mới chỉ thử nghiệm tác động kháng khuẩn với 02 loại vi khuẩn là Staphyloccus và Escherichia Coli. Tuy nhiên nếu người tiêu dùng đưa ra quyết định mua tủ lạnh Pannasonic thì mức thiệt hại của người tiêu dùng sẽ là mức kỳ vọng về sản phẩm và không thể đưa ra phép định lượng để tính tốn cụ thể cho tất cả người tiêu dùng bị vi phạm. Theo quy định Luật Cạnh tranh, đối với hành vi “Đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng” chế tài xử lý hành chính từ 80.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng và có thể bị tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm bao gồm cả tịch thu toàn bộ khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi, buộc cải chính cơng khai, khơng có quy định cụ thể về bồi thường cho người tiêu dùng. Vấn đề bồi thường thiệt hại được dẫn chiếu đến Luật Bảo vệ người tiêu dùng hoặc kiện ra Tòa theo quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (Quy định tại Chương XX, Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2015). Tuy nhiên mức thiệt hại trong trường hợp này là rất khó chứng minh xác định và mức thiệt hại cho một cá nhân là nhỏ so với toàn bộ người tiêu dùng.
Về vấn đề này, một số quốc gia đã quy định nguyên tắc lợi nhuận thu được của chủ thể có hành vi cạnh tranh khơng lành mạnh sẽ đương nhiên thuộc về chủ thể bị hành vi cạnh tranh khơng lành mạnh đó xâm hại (Điều 5 Luật chống cạnh tranh không lành mạnh của Nhật Bản). Đây cũng là kinh nghiệm tốt mà Việt Nam nên tham khảo và cần có chính sách rõ ràng về vấn đề này. Ngồi ra, Nhà nước cũng cần xây dựng các nguyên tắc riêng trong việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho các hành vi cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam.