0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

Phân bố theo tình hình mắc bệnh của hệ tiết niệu và tình hình mắc bệnh của hệ cơ xƣơng khớp

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH BỆNH TẬT VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI CAO TUỔI THỊ XÃ QUẢNG TRỊ TỈNH QUẢNG TRỊ (Trang 38 -40 )

Chƣơng 4 BÀN LUẬN

4.3.6. Phân bố theo tình hình mắc bệnh của hệ tiết niệu và tình hình mắc bệnh của hệ cơ xƣơng khớp

bệnh của hệ cơ xƣơng khớp

Kết quả của Bảng 3.10. cho thấy rằng phân bố theo tình hình mắc bệnh của hệ tiết niệu. Sỏi tiết niệu chiếm tỷ lệ 5,85% ở nam giới và 1,13% ở nữ. U xơ tiền liệt tuyến chiếm tỷ lệ ở nam là 3,96%. Nhiễm trùng viêm đường tiết niệu chiếm tỷ lệ chung là 2,08%. Bệnh về hệ tiết niệu-sinh dục: NCT cũng rất dễ mắc các bệnh về hệ tiết niệu- sinh dục, đặc biệt là u xơ tiền liệt tuyến hoặc ung thư tiền liệt tuyến. Những bệnh về sinh dục-tiết niệu thường có hiện tượng đi tiểu nhiều lần, tiểu dắt, tiểu són, nhất là vào ban đêm gây nhiều phiền toái cho NCT.

Theo kết quả ở Bảng 3.11. cho chúng tôi kết quả phân bố theo tình hình mắc bệnh của hệ cơ xương khớp. Thoái hóa khớp chiếm tỷ lệ ở nam là 4,15%.ở nữ chiếm tỷ lệ 1,32%. Viêm khớp chiếm tỷ lệ chung là 2,64%. Bệnh lý gân cơ chiếm tỷ lệ chung là 2,26%. đau xương, khớp, thoái hóa khớp nhất là đốt sống thắt lưng, khớp gối hoặc bệnh gút làm cho người bệnh đau đớn, lo lắng, buồn chán, nhất là khi thay đổi thời thiết.

Thoái hóa khớp gối, gây biến chứng cứng khớp gây đau khớp gối và vận động khó khăn mỗi buổi sáng lúc bắt đầu ngủ dậy. Triệu chứng đau nhức các khớp xương tương đối phổ biến ở NCT, đặc biệt là về đêm gây khó chịu ảnh hưởng đến sức khỏe và gây mất ngủ hoặc ngủ không sâu, không ngon giấc. Bệnh xương khớp là bệnh hay gặp nhất ở người cao tuổi.

Trong nghiên cứu này, đau khớp và đau lưng là hai bệnh thường gặp ở nam nhiều hơn nữ. Một số nghiên cứu cũng cho thấy hầu hết bệnh mà người già ở vùng nông thôn thường mắc là đau khớp. Các bệnh xương khớp cũng rất phổ biến trong nhân dân. Có tới 6% người từ 16 tuổi trở lên mắc bệnh xương khớp. Tuy nhiên ở những người trên 60 tuổi, tỷ lệ mắc bệnh xương khớp trở nên rất cao, lên tới 60%.

Có nhiều nguyên nhân có thể giải thích được sự gia tăng đến chóng mặt các bệnh xương khớp ở người cao tuổi. Đầu tiên đó là sự lão hoá của cơ thể. Tiếp theo là các điều kiện môi trường, xã hội, văn hóa không thuận lợi (ô nhiễm môi trường, lao động nặng nhọc, thời tiết thay đổi thường xuyên, kinh tế lạc hậu, trình độ văn hoá, nhận thức của người dân còn hạn chế). Như chúng ta đã biết, bộ máy vận động của chúng ta cấu tạo từ cơ, xương và khớp, có tác dụng tạo hình cho toàn bộ cơ thể. Hệ thống các xương của cơ thể tạo thành một khung xương vững chắc, có tác dụng bảo vệ các cơ quan có tầm quan trọng sống còn như đại não, tủy sống, các tạng trong lồng ngực, ổ bụng.

Sự phối hợp nhịp nhàng của hệ thống cơ xương khớp với nhau và với các cơ quan khác cho phép con người di chuyển được trong không gian, sinh hoạt và lao động. khi về già, ở những người cao tuổi diễn ra quá trình thoái hoá toàn bộ cơ thể, trong đó phải kể đến sự lão hóa của bộ máy vận động (cơ xương khớp). Bộ máy vận động trở nên rệu rã, như một chiếc xe máy già nua, han gỉ, khó có thể thực hiện được chức năng vận động tốt như ngày trẻ. Bộ máy vận động do vậy trở nên dễ bị tổn thương hơn, khó chống cự lại được với các yếu tố gây hại của môi trường như chấn thương, tai nạn, bệnh tật. Bên cạnh đó một số lượng đáng kể những người cao tuổi cũng đã từng bị mắc các bệnh khớp nhiều năm trước đó, để lại các di chứng nặng nề khi họ bước vào tuổi già. Kết quả là có một số bệnh khớp thường hay gặp nhiều ở những người cao tuổi. Đó là thoái hoá khớp, loãng xương, đau cột sống thắt lưng, gút, ung thư xương.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH BỆNH TẬT VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI CAO TUỔI THỊ XÃ QUẢNG TRỊ TỈNH QUẢNG TRỊ (Trang 38 -40 )

×