CUNG VƢỢT CẦU KHIẾN TỒN KHO TĂNG CAO

Một phần của tài liệu báo cáo ngành mía đường THAY đổi để tồn tại tháng 04 năm 2014 fpt securities (Trang 29 - 30)

Kể từ vụ 2001/02 đến nay, tốc độ tăng trưởng kép của tiêu thụ đường đạt khoảng 1,9%/năm trong khi sản lượng sản xuất tăng trung bình hơn 3,5%/năm. Tính đến vụ 2012/13, ngành mía đường đã chuyển từ trạng thái thâm hụt nội bộ sang thặng dư nội bộ đường, chấm dứt thâm hụt kéo dài liên tiếp trong 8 vụ trước đó. Tuy nhiên sự chênh lệch cung cầu ngày càng lớn đã đẩy giá bán đường nội địa vào xu hướng giảm.

Hình: Thặng dƣ cung cầu nội bộ (ngàn tấn)

Nguồn: FPTS ước tính; Cục Quản lý Giá; Agroinfo Theo tổng kết của Hiệp hội Mía đường Việt Nam, vụ mía đường 2012/13 cả nước sản xuất được 1,53 triệu tấn đường (+17% y-o-y). Trong khi đó tổng lượng đường các nhà máy bán ra là 1,27 triệu tấn, tăng so với cùng kỳ năm trước 58.000 tấn. Các doanh nghiệp trong nước xuất khẩu khoảng 200.000 tấn, nhập khẩu là 73.500 tấn (theo quota năm 2013). Ở phía ngược lại, mức tiêu thụ nội địa chỉ khoảng 1,4 triệu tấn, thấp hơn niên vụ trước.

Bộ NN&PTNN và Hiệp hội Mía đường Việt Nam dự báo trong niên vụ 2013/14, ngành mía đường dự kiến sản xuất 1,6 triệu tấn đường, tăng 5% so với niên vụ trước. Tồn kho đầu vụ 167.000 tấn, nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan 77.200 tấn. Như vậy, tổng nguồn cung đường trong năm khoảng 1,84 triệu tấn. Tiêu thụ nội địa khoảng 1,4 triệu tấn; xuất khẩu khoảng hơn 200 nghìn tấn, sau khi cân đối cung cầu sẽ còn thừa 260.000 tấn. Tuy nhiên theo chúng tôi, lượng đường dư thừa vào cuối vụ 2013/14 sẽ lên đến hơn 500.000 tấn do có thêm khoảng 300.000 tấn đường nhập lậu từ Thái Lan.

Trước đây, sự thiếu hụt nguồn cung đường đã dẫn đến việc quy hoạch hàng loạt nhà máy đường dưới sự hỗ trợ của chính sách. Ngành mía đường được thúc đẩy phát triển không chỉ để giải quyết nhu cầu đường nội địa mà còn phục vụ cho mục đích xã hội, tạo công ăn việc làm và xoá nghèo. Đến nay, cung nội địa đã vượt cầu nhưng cách sản xuất nông nghiệp lạc hậu đã làm cho ngành mía đường trở nên rất thiếu tính cạnh tranh so với khu vực và thế giới. Nhu cầu đường ở Việt Nam trong các năm gần đây gần như sụt giảm so với giai đoạn 2005-2008, khi việc mở rộng và phát triển ngành công nghiệp sản xuất bánh kẹo đang chững lại nhưng đường sản xuất nội địa gần như không thể xuất ra thế giới trừ thị trường Trung Quốc. Thêm vào đó, đường nhập khẩu, kể

-450-300 -300 -150 0 150 300 2001/02 2004/05 2007/08 2010/11 2013/14F Thặng dƣ

Tổng nguồn cung đường trong năm khoảng 1,84 triệu tấn. Tiêu thụ nội địa khoảng 1,4 triệu tấn; xuất khẩu khoảng hơn 200 nghìn tấn, sau khi cân đối cung cầu sẽ còn thừa 260.000 tấn.

30

www.fpts.com.vn

www:

cả chính ngạch hay nhập lậu đều có sức cạnh tranh hơn hẳn và sẽ ngày càng nhiều trên thị trường.

Với những yếu tố khách quan và yếu kém nội tại đang và sẽ tác động lên ngành, chúng tôi cho rằng giá đường và mức biên lợi nhuận của các doanh nghiệp mía đường sẽ khó có thể cải thiện trong ngắn hạn. Về dài hạn sẽ có nhiều doanh nghiệp không trụ nổi trước làn sóng đào thải do không thể cạnh tranh nổi về giá thành sản xuất và đầu ra sản phẩm. Khi nguồn cung nội địa giảm xuống sẽ là cơ hội để các doanh nghiệp còn lại cải thiện hiệu quả hoạt động.

Một phần của tài liệu báo cáo ngành mía đường THAY đổi để tồn tại tháng 04 năm 2014 fpt securities (Trang 29 - 30)