Xuất khẩu phụ thuộc vào thị trƣờng Trung Quốc

Một phần của tài liệu báo cáo ngành mía đường THAY đổi để tồn tại tháng 04 năm 2014 fpt securities (Trang 28 - 29)

Các doanh nghiệp trong nước có thể xuất khẩu đường thông qua hai hình thức: theo đường chính ngạch (qua cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính) và đường tiểu ngạch (lối mòn, lối mở) qua Trung Quốc. Việc xuất khẩu đường chính ngạch tuy không có quy định cấm hoặc yêu cầu phải xin giấy phép, doanh nghiệp được xuất khẩu theo nhu cầu tuy nhiên với giá bán thiếu cạnh tranh nên hoạt động này vẫn còn có quy mô rất nhỏ. Xuất qua đường tiểu ngạch thì bắt buộc phải tuân thủ theo chính sách biên mậu, đây còn là mặt hàng thiết yếu cần cân đối cung cầu để bình ổn thị trường nên không khuyến khích xuất khẩu qua cửa khẩu phụ, lối mở biên giới nằm ngoài khu kinh tế cửa khẩu.

Trung Quốc là thị trường nhập khẩu đường lớn nhất của Việt Nam, với tỷ trọng lên đến 95%, tiếp sau đó là Campuchia (2,2%) và Singapore (1,5%). Giá bán đường tại Việt Nam đang cao hơn so với thế giới, việc đường nội địa xuất khẩu được sang Trung Quốc là do nguồn cung tại quốc gia này hiện đang thiếu hụt so với nhu cầu tiêu thụ. Vụ 2013/14 ước tính Trung Quốc thiếu hụt khoảng 2 triệu tấn đường và đến 2014/15 sẽ gia tăng đến 2,8 triệu tấn. Trong năm 2014 Bộ Công Thương cho phép xuất khẩu tiểu ngạch 200.000 tấn đường đến cuối tháng 6, tuy nhiên với việc tồn kho được dự báo rất lớn (trên 540.000 tấn) cùng với nhu cầu nhập khẩu đường đang tăng cao tại Trung

Trung Quốc là thị trường nhập khẩu đường lớn nhất của Việt Nam, với tỷ trọng lên đến 95%, tiếp sau đó là Campuchia (2,2%) Singapore (1,5%).

29

www.fpts.com.vn

www:

Quốc, việc mở rộng thêm hạn ngạch xuất đường là cần thiết và hợp lý để giải toả áp lực lên các doanh nghiệp mía đường trong nước.

Một phần của tài liệu báo cáo ngành mía đường THAY đổi để tồn tại tháng 04 năm 2014 fpt securities (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)