Giá trị tài sản cố định huy động

Một phần của tài liệu Thực trạng đầu tư phát triển kinh tế xã hội huyện phù cát (Trang 53 - 55)

Đây là chỉ tiêu dùng để đánh giá kết quả đạt được của công cuộc đầu tư. Những kết quả này đóng góp trực tiếp cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Đó chính là cơ sở để phát huy tác dụng của vốn đầu tư.

Tài sản cố định huy động chính là những công trình, hạng mục công trình, đối tượng xây dựng có khả năng phát huy tác dụng độc lập mà hiện giờ đã kết thúc quá trình xây dựng, mua sắm, đã làm xong thủ tục nghiệm thu, có thể đưa vào hoạt động ngay và đã được mua săm, lắp đặt và đủ điều kiện đưa vào sử dụng. Khi các tài sản cố định được huy động vào sử dụng, chúng đã làm gia tăng năng lực sản xuất, phục vụ cho nền kinh tế.

Bảng 2.16. Giá trị tài sản cố định huy động phân theo các ngành kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Phù Cát giai đoạn 2012 – 2014

ĐVT: Triệu đồng

Năm Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Nông – lâm – ngư nghiệp 28.238 29.467 25.345

Công nghiệp – xây dựng 20.245 22.785 18.145

Dịch vụ 10.734 12.970 9.367

Giáo dục – Đào tạo 1.245 1.865 1.285

Vận tải 2.208 2.965 2.056

Y tế - Xã hội 2.210 2.905 1.865

Các ngành khác 1.125 1.148 1.075

Tổng số 66.005 74.105 59.138

Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế của huyện Phù Cát giai đoạn 2012 – 2014

Qua bảng số liệu trên, ta thấy giá trị tài sản cố định huy động được qua các năm tăng giảm không ổn định. Năm 2012 là 66.005 tr.đồng tăng lên 74.105 tr.đồng năm 2013, tuy nhiên qua năm 2014 lại giảm 59.138 tr.đồng. Nguyên nhân là do tài sản cố định chỉ được tính thêm khi bàn giao, nghiệm thu và đưa vào sử dụng nên một số ngành tuy có vốn đầu tư lớn tài tài sản cố định mới tăng thấp do công trình chưa hoàn thành, vốn đầu tư thực hiện dở dang. Để thấy rõ điều này, ta sẽ xét cơ cấu giá trị tài sản cố định huy động của các ngành.

Bảng 2.17. Cơ cấu giá trị tài sản cố định huy động phân theo ngành kinh tế trên địa bàn huyện Phù Cát giai đoạn 2012 – 2014

Đơn vị: %

Năm Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Nông – lâm – ngư nghiệp 42,78 39,76 42,86

Công nghiệp – xây dựng 30,67 30,75 30,68

Dịch vụ 16,26 17,5 15,84

Giáo dục – Đào tạo 1.89 2,52 2,17

Vận tải 3,34 4 3,48

Các ngành khác 1,7 1,55 1,82

Tổng số 100 100 100

Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Phù Cát

Nhìn vào bảng 2.16, ta thấy giá trị tài sản cố định huy động các ngành nông – lâm – ngư nghiệp, công nghiệp – xây dựng, dịch vụ chiếm tỷ trọng cao, các lĩnh vực giáo dục – đào tạo và y tế xã hội chiếm tỷ trọng thấp.

Trong giai đoạn này, một số nhóm ngành có xu hướng tăng lên về tỷ trọng giá trị tài sản cố định huy động như nông – lâm – ngư nghiệp từ 42,78 % ( 2012) lên 42,86 % (2014), công nghiệp – xây dựng từ 30,67% ( 2012) lên 30,68% ( 2014)… Tuy nhiên, vẫn có một số nhóm ngành có tỷ trọng giảm như ngành dịch vụ từ 16,26%( 2012) xuống 15,84%( 2014), y tê – xã hội từ 3,36%(2012) xuống 3,15% ( 2014)…Đối với ngành nông nghiệp thì đó là kết quả của một loạt các dự án cải tạo, nâng cấp hệ thống thuỷ lợi, các chương trình trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc, các dự án xây dựng các nhà máy chế biến nông lâm sản,… Còn với ngành công nghiệp – xây dựng là hàng loạt các dự án xây dựng khu công nghiệp, cụm công nghiệp.

Một phần của tài liệu Thực trạng đầu tư phát triển kinh tế xã hội huyện phù cát (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w