Trong những năm 2012-2014, vốn đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật của huyện thay đổi qua các năm, và chiếm tỷ trọng ngày càng tăng trong cơ cấu vốn đầu tư. Đây là nguồn vốn rất quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng kết cấu hạ tầng của huyện , nâng cao đời sống nhân dân, góp phần tăng cường và thu hút các nguồn vốn đầu tư khác cho huyện.
B ng 2.ả 9. Kh i lố ượng công trình tri n khai th c hi n đ u t xâyể ự ệ ầ ư
d ngự trên đ a bàn huy n Phù Cátị ệ giai đo n 2012 - 2014ạ
Đơn vị tính: công trình
Nội dung Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Khối lượng công trình triển khai (kế hoạch) 56 51 64
+Khối lượng công trình chuyển tiếp 24 7 28
+Khối lượng công trình khởi công mới 32 44 36
Khối lượng công trình đã đưa vào sử dụng 45 38 43
Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Phù Cát
- Giao thông vận tải-du lịch
Giao thông vận tải là một lĩnh vực hết sức quan trọng trong hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội, cần phải đi trước một bước. Giao thông vận tải phát triển giúp việc lưu thông hàng hóa và việc đi lại thuận tiện hơn. Lĩnh vực này phát triển sẽ góp phần kích thích sự phát triển của các lĩnh vực khác.
Nhận thức được tầm quan trọng đó, trong giai đoạn 2012-2014 huyện đã rất quan tâm chú trọng đầu tư cho giao thông vận tải.
Tổng đầu tư giai đoạn này là 59.287 tr.đồng, nguồn vốn này chủ yếu đầu tư xây dựng, tu bổ, vào hệ thống giao thông giữa các huyện; xây dựng và sửa chữa sân bay Phù Cát; xây dựng hệ thống giao thông giữa các xã, thị trấn; dự án đường vành đai huyện. Du lịch cũng được đầu tư vào quảng bá, giới thiệu các danh lam thắng cảnh huyện Phù Cát. Di tu, phục hồi các di tích lịch sử văn hóa, đền, chùa. Bảo tồn
và phát huy những di tích, danh lam thắng cảnh, khôi phục các lễ hội văn hóa… nguồn vốn này được đầu tư dàn trải theo chương trình mục tiêu của Trung ương và của tỉnh
Năm 2012 tổng vốn đầu tư vào ngành du lịch - giao thông vận tải do địa phương quản lý là 18.297 tr.đồng, năm 2013 là 18.632 tr.đồng, năm 2014 là 22.358 tr.đồng, kế hoạch năm 2015 là 24.335 tr. đồng. Tất cả nguồn vốn này chỉ tập trung đầu tư cho giao thông, ngành du lịch chỉ chiếm một phần nhỏ khoảng từ 15% - 20%.
Vốn của Trung ương, tỉnh đầu tư vào ngành du lịch giao thông vận tải trên địa bàn đều đặn qua các năm, chủ yếu là đầu tư vào ngành giao thông, còn du lịch chiếm tỷ lệ ít hơn. Năm 2012 lượng vốn này là 10.421 tr.đồng, năm 2013 là 9.005 triệu đồng. năm 2014 là 11.400 tr.đồng, kế hoạch năm 2015 là 11.350 tr.đồng.
Bảng 2.10. C c u v n đ u t do đ a phơ ấ ố ầ ư ị ương qu n lý vàả
Trung ương, t nh đ u t trên đ a bàn huy n Phù Cát vàoỉ ầ ư ị ệ
ngành du l ch - giao thông v n t iị ậ ả Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Kế hoạch năm 2015 Du lịch
+ Vốn địa phương quản lý + Vốn TW, tỉnh hỗ trợ Tr.đồng ” ” 2.744 2.744 0 2.795 2.100 695 3.354 3.354 0 3.650 3000 650
Giao thông vận tải
+ Vốn địa phương quản lý + Vốn TW, tỉnh hỗ trợ Tr.đồng ” ” 15.553 5.132 10.421 15.837 6.832 9.005 19.004 7.604 11.400 20.685 9.335 11.350
Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Phù Cát
Đối với lĩnh vực giao thông, huyện đã quy hoạch tổng thể để đáp ứng được nhu cầu cơ bản về giao thông, kết nối hạ tầng kỹ thuật, thúc đẩy phát triển kinh tế.
Trong giai đoạn này, huyện đã huy động nhiều nguồn vốn tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông ở các vùng động lực kinh tế, khu công nghiệp, khu du lịch, các xã, thi trấn. Các tuyến đường đã phát huy tối đa được hiệu quả.
Biểu hiện là một loạt những dự án từ các nguồn vốn Nhà nước, vốn tín dụng, vốn ODA, vốn do dân đóng góp… xây dựng và nâng cấp các tuyến đường giao thông trong huyện đã được triển khai trong giai đoạn này. Đó là xây dựng GTNT xã Cát Hiệp từ trụ sở xã Cát hiệp cũ đến giáp đường Tây tỉnh với tổng mức đầu tư 3.615 tr.đồng, đường BTXM từ phía tây tỉnh đến trường tiểu học ( Tùng Chánh) đạt 3.226 tr.đồng, cầu Cửa Lân ở xã Cát Lâm với mức đầu tư là 1.663 tr.đồng, đường bê tông nối dài từ suối khoáng Hội Vân đến giáp đường tây tỉnh( đến trung tâm xã Cát Hiệp) 11.261 tr.đồng. Năm 2014, đường giao thông liên xã từ Cát Hanh đi Cát Lâm 14.920 tr.đồng, đường từ tỉnh lộ ĐT 634 vào làng dân tộc Sơn Lãnh xã Cát Sơn 4.338 tr.đồng…Một số công trình giao thông chuyển sang năm 2015 là tuyến đường BTXM vào nhà máy may Phù Cát( Tổng công ty may Nhà Bè), đoạn từ nhà máy may Nhà Bè đến tỉnh lộ ĐT 635 với ước tổng mức đầu tư là 8.025 tr.đồng, đường Bắc – Nam đoạn từ tỉnh lộ ĐT 635 cũ đến giáp đường 3/2 là 8.858 tr.đồng, đường nối từ đường Nguyễn Chí Thanh đến Sân vận động…
Về lĩnh vực vận tải, vận tải đã đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân.
Trong giai đoạn 2012 - 2014, huyện đã đầu tư củng cố các bến xe, nâng cấp chất lượng vận tải, hệ thống các trạm thu phí, trạm kiểm soát, trạm đăng kiểm... Bên cạnh đó, huyện đã đầu tư nâng cao hiệu quả trong công tác đăng kiểm xe cơ giới đường bộ, tăng cường các phong trào tuyên truyền phổ biến an toàn giao thông cho dân cư trong huyện. Đã đưa vào khai thác 02 tuyến xe buýt, nâng tổng số xe buýt đang khai thác lên 4 tuyến từ huyện đến xã,và từ thành phố về huyện. Mở mới 22 tuyến xe khách cố định đến các tỉnh. Số lượng phương tiện vận tải ngày càng tăng, năm 2012 đã có 170 phương tiện trong đó có 280 phương tiện vận tải đường bộ, 85 phương tiện vận tải đường thủy...
Các dự án đầu tư trong lĩnh vực giao thông vận tải được thực hiện theo hình thức đấu thầu và chủ yếu là chỉ định thầu. Tuy nhiên, việc tổ chức đấu thầu vẫn còn nhiều thiếu sót, chưa minh bạch, cần phải khắc phục trong thời gian tới.
Đối với lĩnh vực thuỷ lợi: Muốn nông nghiệp phát triển thì hệ thống thuỷ lợi
là vấn đề phải quan tâm hàng đầu. Xác định rõ điều đó, trong những năm vừa qua, huyện có chủ trương tập trung đầu tư xây mới, sửa chữa, nâng cấp hệ thống thuỷ lợi, tưới tiêu, kiên cố hoá một số hệ thống kênh mương, đê điều như xây dựng mới 6 cống qua đê, 2 nhà quản lý đê, cải tạo và xây dựng 15 điểm canh đê, cải tạo và cứng hóa 30km mặt đê. Xây dựng và nâng cấp 2 trạm bơm, mỗi năm nạo vét khoảng 500 m³ các tuyến kênh mương nội đồng, tăng thêm năng lực tưới tiêu chủ động cho đồng ruộng.
Năm 2013, tổng vốn đầu tư cho thủy lợi là 12.505 tr.đồng với 3 công trình đã hoàn thành như sữa chữa đập dâng Lọ Nồi ở xã Cát Tường (5.237 tr.đồng); sữa chữa và nâng cấp đê Đại An xã Cát Hưng và Cát Thắng với mức đầu tư (2.969 tr.đồng và 4.298 tr.đồng). Năm 2014, huyện tiếp tục đầu tư với tổng mức là 66.751 tr.đồng cho 10 công trình trong đó công trình có vốn đầu tư cao nhất là đê ngăn mặn từ dốc Gành đến cầu Ngòi xã Cát Khánh ở giai đoạn 1 là 14.956 tr.đồng, chống sạt lở kênh Bờ Bạn xã Cát Hanh 4.993 tr.đồng, đê Xã Mão( GDD1) ở Cát Tài 8.500 tr.đồng, nâng cấp và sữa chữa hồ chứa nước Chánh Hùng( sữa chữa tràn xã lũ) 9.335 tr.đồng, hồ chứa nước Hóc Xeo( sữa chữa đập đất và cổng lấy nước) 14.958 tr.đồng…
Đối với lĩnh vực cấp thoát nước, trong giai đoạn 2012-2014, huyện liên tục
đầu tư, cải tạo, nâng cấp các đường ống dẫn nước. Hoàn thành dự án cải tạo hệ thống thoát nước, khắc phục tình trạng ngập úng trong huyện. Tập trung đầu tư mạng đường ống cấp nước sạch cho các khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Tuy nhiên, bên cạnh những hoạt động đầu tư kể trên thì cho đến thời điểm hiện nay, hệ thống các công trình thoát nước ở Khu vực thị trấn vẫn chưa thực sự đồng bộ, nhiều nơi hệ thống cống, vỉa hè, rãnh thoát chưa có hoặc xuống cấp. Hệ thống thoát nước và xử lý rác thải ở huyện chưa hoàn chỉnh gây nguy cơ ô nhiễm cao.
Tổng vốn đầu tư trong các năm 2012 - 2014 là 10.200 triệu đồng, nhưng nguồn vốn này chỉ dùng để đầu tư sửa chữa, nâng cấp là chính. Vì nguồn vốn này thuộc chương trình mục tiêu của tỉnh nên kinh phí này do tỉnh hỗ trợ.
Bảng 2.11. Nguồn vốn đầu tư cho cấp nước trên địa bàn huyện từ ngân sách tỉnh giai đoạn 2012-2014
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Nguồn vốn địa phương 0 0 0
Nguồn vốn hỗ trợ của tỉnh 3.600 2.700 3.900
Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Phù Cát Đầu tư phát triển hệ thống điện lưới quốc gia
Trong giai đoạn này, huyện đã tiến hành đầu tư mở rộng hệ thống lưới điện quốc gia, cải tạo toàn bộ hệ thống lưới điện tại thị trấn, triển khai mở rộng mạng lưới điện và đa dạng hoá các loại hình kinh doanh điện…
Hàng năm, ngành điện đã đầu tư hàng tỷ đồng nhằm nâng công suất trạm biến áp, tu sửa các đường dây điện và cải tạo, sửa chữa lưới điện. Triển khai xây dựng các trạm 110 KV cấp điện cho các khu công nghiệp và dân sinh; chuẩn bị đầu tư các trạm 110 KV còn lại trong quy hoạch. Xây dựng gần 300 trạm biến áp phân phối, xây dựng mới 102 km đường dây 110 – 220 KV cung cấp điện cho các trạm và tạo mạch vòng cấp điện ổn định. Thực hiện đầu tư nâng cấp, mở rộng và cải tạo 124 km đường dây hạ áp nông thôn tại 17 xã trong huyện thuộc dự án năng lượng nông thôn II. Kết quả của những hoạt động đầu tư trên đã tạo được nguồn điện ổn định phục vụ đời sống dân cư và hoạt động sản xuất kinh doanh.
Trong năm 2013 và 2014 huyện đầu tư trang bị hệ thống đèn điện chiếu sáng ở 2 công viên khu tam giác phía Nam thuộc xã Cát Tân và phía Bắc xã Cát Trinh với tổng mức đầu tư là 3.446 tr.đồng và 7.352 tr.đồng. Với sự đầu tư và nâng cấp này của UBND huyện đã góp phần tăng thêm mỹ quang đô thị và tạo ra nhiều địa điểm vui chơi, giải trí cho nhân dân địa phương.
- Đầu tư phát triển hệ thống thông tin liên lạc
Mạng lưới bưu chính - viễn thông trong giai đoạn 2012-2014 được tập trung
đầu tư đồng bộ và mở rộng để triển khai cung cấp các loại hình dịch vụ đa dạng, tiện ích tới người dân đặc biệt là các đồng bào vùng sâu vùng xa. Đến hết năm 2012 100% xã trên địa bàn có máy điện thoại, đẩy mạnh phát triển cơ sơ hạ tầng mạng
viễn thông nông thôn.
Cùng với công tác đầu tư cho mạng lưới bưu chính viễn thông, công tác đầu tư phát triển mạng lưới viễn thông trên địa bàn huyện đã có những bước phát triển nổi bật. Đài phát thanh huyện đều được nâng cấp. Hệ thống truyền hình cáp được mở rộng tới 70% số hộ trên địa bàn huyện, thị trấn. Nhiều dịch vụ mới được đầu tư triển khai có tốc độ tăng tương đối nhanh như: dịch vụ điện thoại IP, dịch vụ điện thoại di động, dịch vụ Mega VNN, dịch vụ chuyển phát nhanh… Chất lượng dịch vụ viễn thông nông thôn được nâng cao thông qua dự án cáp quang hoá các tuyến truyền dẫn xuống xã và cụm xã, thay thế dần phương thức truyền dẫn hiện có. Nhờ vậy mà tốc độ tăng trưởng doanh thu dịch vụ bưu chính - viễn thông bình quân hàng năm đạt 5%.
Tuy nhiên, vốn đầu tư cho hệ thống thông tin – liên lạc vẫn còn thiếu và yếu, bình quân mỗi năm chỉ chiếm khoảng 7% tổng vốn đầu tư xã hội. Vì thế trong thời gian tới, huyện cần quan tâm hơn nữa tới lĩnh vực này.