Đây là lĩnh vực chiếm tỷ trọng vốn đầu tư cao nhất và cũng là khu vực đóng góp một tỷ lệ rất lớn trong cơ cấu GDP của huyện. Đầu tư phát triển cho sản xuất kinh doanh gắn liền với đầu tư cho 3 ngành là nông - lâm - ngư nghiệp, công nghiệp – xây dựng và dịch vụ.
Bảng 2.5. Tổng vốn đầu tư phát triển của huyện Phù Cát phân theo ngành, lĩnh vực giai đoạn 2012-2014
Ngành ĐVT Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Nông-lâm-ngư nghiệp Tr.đồng 46.125 46.248 35.587
Công nghiệp-xây dựng Tr.đồng 22.276 30.875 15.745
Dịch vụ Tr.đồng 15.746 21.990 13.710
Tổng vốn đầu tư Tr.đồng 84.147 99.113 65.042
Nguồn: Tài chính- Kế hoạch huyện Phù Cát
Nhìn vào bảng số liệu trên, ta có thể đánh giá sơ bộ rằng vốn đầu tư của huyện Phù Cát trong thời gian qua tập trung nhiều vào khu vực nông – lâm – ngư nghiệp, còn khu vực dịch vụ nhận ít vốn đầu tư nhất. Nhìn chung, cả 3 khu vực đều tăng giảm không ổn định. Nông – lâm – ngư nghiệp đạt vốn đầu tư cao nhất năm 2013 với số vốn là 46.248 tr.đồng và thấp nhất vào năm 2014 với 35.587 tr.đồng. Công nghiệp – xây dựng đạt được vốn cao nhất là 30.875 tr.đồng năm 2013, đến năm 2014 giảm xuống còn 15.745 tr.đồng. Khu vực dịch vụ có vốn đầu tư cao nhất năm 2013 với 21.990 tr.đồng và thấp nhất là 13.710 tr.đồng. Năm 2012, do còn trong giai đoạn phục hồi nền kinh tế sau cuộc khủng hoảng nên vốn đầu tư còn rất hạn chế dẫn đến tình trạng thiếu vốn để phát triển các khu vực kinh tế, chỉ tập trung vào những khu vực có lợi thế và tiềm năng sẵn có.
Sau đây, ta sẽ xét cơ cấu vốn của các ngành để thấy rõ sự thay đổi vốn phân theo các ngành trong tổng vốn đầu tư của huyện.
Bảng 2.6. Cơ cấu vốn đầu tư của huyện Phù Cát phân theo ngành, lĩnh vực giai đoạn 2012 – 2014
Năm Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Nông-lâm-ngư nghiệp 54,82 46,66 54,71
Công nghiệp-xây dựng 26,47 31,15 24,21
Dịch vụ 18,71 22,19 21,08
Tổng vốn đầu tư 100 100 100
Nguồn: Tài chính- Kế hoạch huyện Phù Cát
Đối với kinh tế huyện Phù Cát, nông nghiệp vẫn là một trong những ngành chiếm vị trí quan trọng hàng đầu. Với trên 89,9% dân số sống ở nông thôn và chiếm hơn 65% trong tổng số lao động làm việc trong ngành nông nghiệp, nông nghiệp quyết định đời sống dân cư, giải quyết việc làm và tạo thu nhập cho họ. Nông nghiệp là nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm chủ yếu, đồng thời là nguồn cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, cung cấp sản phẩm hàng hóa cho xã hội.Trong cơ cấu vốn đầu tư của huyện, ngành này chiếm 54,82% (năm 2012), 46,66% (năm 2013), 54,71% (năm 2014). Nguồn vốn đầu tư cho khu vực này chủ yếu là: vốn Nhà nước đầu tư cho nông nghiệp và phát triển nông thôn, vốn ngân sách địa phương.
Đối với trồng trọt, chăn nuôi và đánh bắt thủy sản, vốn đầu tư tập trung vào những lĩnh vực sau:
- Xây dựng và tăng cường cơ sở hạ tầng phục vụ cho công tác hỗ trợ và phát triển sản xuất: như xây dựng trạm thú y, trạm khuyến nông, trạm bảo vệ thực vật… thực hiện các chương trình khuyến nông và đầu tư cho các CTMT quốc gia xây dựng nông thôn mới…
- Tăng cường cơ khí hóa, điện khí hóa trong sản xuất với việc đầu tư mua sắm các máy động cơ, phương tiện vận tải cơ giới. Đến nay, tỷ lệ cơ giới hóa khâu làm đất đạt trên 50%, dập tuốt lúa trên 97%, xay xát gạo trên 97%, nghiền trên 96%...
- Xây dựng các công trình thủy lợi và kiên cố hóa kênh mương( có thể nói, lượng vốn đầu tư cho nông nghiệp hàng năm chủ yếu tập trung vào lĩnh vực này). Trong giai đoạn 2012-2014, một loạt các công trình thủy lợi phục vụ tưới tiêu đã được xây dưng như khu tưới tiêu, hồ chứa nước, hệ thống bơm điện, hệ thống đê, kè ven sông… Huyện Phù Cát tiếp tục đầu tư tu bổ các tuyến kè, xây dựng mới 6 cống qua đê, 2 nhà quản lý đê và 15 điểm canh đê; cải tạo và cứng hóa 30 km mặt đê. Xây dựng và nâng cấp 2 trạm bơm, mỗi năm nạo vét khoảng 500m3 các tuyến kênh mương nội đồng, tăng năng lực tưới tiêu chủ động cho 1500ha.
- Ngoài ra, huyện còn thực hiện nhiều chương trình hỗ trợ sản xuất, hỗ trợ vốn vay trồng cây ăn quả và hoa màu, phát triển mô hình kinh tế chăn nuôi trang trại, thay thế và cải tạo một số giống cây trồng, vật nuôi mới.
Bảng 2.7. C c u và giá tr toàn ngành nông – lâm – ngơ ấ ị ư
nghi p, ngành CN - TTCN - GTVT-TMDV c a huy n Phùệ ủ ệ
Cát giai đo n 2012-2014ạ
DANH MỤC ĐVT Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 KH 2015
I/ Cơ cấu ngành 1/Nông – Lâm – Thủy sản % 38,02 35,5 33,6 31,7 II/Tổng giá trị sản xuất( tính theo giá cố định năm 1994) 1/ Giá trị nông, lâm, thủy sản Tr.đồng 806.346 857.134 919.456 984.116 Trong đó:+Giá trị SXNN Tr.đồng 524.804 556.475 589.221 621.215 Giá trị SX trồng trọt Tr.đồng 320.059 313.702 329.621 339.509 Giá trị SX chăn nuôi Tr.đồng 192.361 232.791 247.133 268.139 Dịch vụ NN Tr.đồng 12.384 9.982 12.467 13.567 + Giá trị SX lâm nghiệp Tr.đồng 14.517 14.561 18.408 23.010 + Giá trị thủy sản Tr.đồng 267.025 286.098 311.827 339.891 Qua bảng ta thấy, ngành nông – lâm – ngư nghiệp có tỷ trọng ngày càng giảm qua các năm từ 2012 (38,04%), năm 2013 (35,5%), năm 2014 (33,6%) và theo kế hoạch năm 2015(31,7%). Xu hướng giảm này được cho là tích cực trong cơ cấu chuyển đổi kinh tế từ phát triển nông – lâm – ngư nghiệp trong những năm trước đây sang phát triển ngành CN - TTCN – GTVT – TMDV phù hợp với định hướng phát triển đất nước theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa.
Tuy nhiên, tổng giá trị sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp tăng nhanh qua các năm từ 806.346 tr.đồng ( 2012) sang 919.456 tr.đồng (2014) và theo kế hoạch tiếp tục tăng lên 984.116 tr.đồng(2015).
Về trồng trọt: Thực hiện chính sách bảo vệ và phát triển diện tích đất trồng lúa. Khai thác và vận dụng hiệu quả nguồn nước tưới tiêu của các công trình thủy
lợi, đồng thời triển khai quyết liệt các biện pháp chống hạn, ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nhất là cơ cấu giống, đảm bảo tính thời vụ gieo trồng, thực hiện các biện pháp thâm canh, kiểm tra, dự tính và dự báo chính xác hướng phòng trừ sâu bệnh, góp phần đưa năng suất và giá trị sản xuất các vụ trong giai đoạn này tăng lên đáng kể.
Tổng sản lượng lương thực năm 2012 là 102.370 tấn, năm 2013 là 92.726 tấn đến năm 2014 là 101.561 tấn tăng lên 8.835 tấn so với 2013. Ước tính theo kế hoạch năm 2015 là 101.900 tấn.
Trên địa bàn huyện diện tích trồng lúa chiếm diện tích lớn nhất, đồng thời huyện cũng trở thành trung tâm sản xuất lương thực của toàn tỉnh.
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 KH 2015
Tổng diện tích ( ha) 17.179 15.442 16.433 16.000
Năng suất ( tạ/ha) 56,8 56,9 58,9 59
Sản lượng ( tấn) 97.524 87.853 96.855 94.460
Mặc dù diện tích trồng lúa ngày giảm do gần đây nhân dân tập trung trồng trọt các loại cây có giá trị kinh tế và năng suất cao như cây ngô, mỳ, đậu phụng… nhưng nhìn chung sản lượng thu hoạch lúa vẫn tương đối ổn định; năng suất tăng dần qua các năm. Điều nay, một phần là do huyện tập trung chú trọng đến vấn đề áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất như nhân giống các giống lúa nguyên chuẩn, giống lúa lai cấp 1 năm 2012(93,8%), năm 2013(93,2%), năm 2014(95,3%) kịp thời phòng tránh sâu bệnh gây hại…hoặc thực hiện chuyển đổi từ 3 vụ lúa bấp bênh sang sản xuất 2 vụ lúa+ 1 vụ màu nhưng đem lại sản lượng và năng suất cao.
Ngoài cây lúa, huyện còn trồng các loại cây đạt hiệu quả kinh tế cao như cây lạc với diện tích gieo trồng năm 2012 là 3.187 ha tăng lên 3.862 ha(2013) và giảm 3.349 ha( 2014) đạt năng suất 34,5 tạ/ha tăng lên 35,9 tạ /ha, cây ngô tăng 60,2tạ/ha lên 60,9 tạ/ha…
Về chăn nuôi, thú y:Đàn gia súc, gia cầm tăng lên về số lượng và chất lượng.
DANH MỤC Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 KH 2015
Đàn trâu( con) 2.252 2.268 2.293 2.300
Đàn bò( con) 45.988 46.505 47.470 50.000
Đàn lợn( con) 91.459 87.668 89.535 86.000
Đàn gia cầm ( con) 1.263.000 1.204.400 1.222.300 1.300.000
Những năm qua, huyện không ngừng huy động các nguồn lực nâng cấp, tu bổ hệ thống rừng phòng hộ; khai thác, tỉa hợp lý rừng trồng, đưa thêm cây bản địa vào trồng, làm vườn thực vật lưu giữ…
Huyện đã đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng đối với một số diện tích rừng phòng hộ, rừng đặc dụng sang rừng sản xuất để nâng cao hiệu quả khai thác tài nguyên rừng. Triển khai dự án trồng rừng thâm canh với diện tích trồng rừng tập trung 1257 ha.
Phần lớn lượng vốn đầu tư đến rừ Ngân sách Nhà nước với chương trình trồng rừng 1 triệu ha rừng mỗi năm, một phần nhỏ lại là vốn trồng cây nhân dân của Ngân sách địa phương.
Trong giai đoạn 2012- 2014, tổng diện tích rừng sản xuất năm 2012 đạt 160 ha, năm 2013 giảm còn 114 ha, năm 2014 tăng lên 278 ha, theo kế hoạch 2015 tăng lên 300ha. Tỷ lệ che phủ rừng cũng tiếp tục tăng từ 32,6% (2012) tăng lên 37% ( 2014). Điều này cho thấy, công tác quản lý và bảo vệ rừng đã có nhiều cố gắng, trong đó, tiếp tục triển khai các biện pháp quản lý, bảo vệ 9.349 rừng đặc dụng và rừng phòng hộ. Trong năm 2014, huyện đã tổ chức 17 đợt tuyên truyền các quy định về bảo vệ rừng đã có gần 2.500 lượt người dân và học sinh tham gia. Khai thác rừng trồng 950 ha, năng suất bình quân 80 tấn/ha, sản lượng trên 75.000 tấn, góp phần nâng cao thu nhập cho người trồng rừng.
Có thể nói, với sự đầu tư rất nhiều về vốn và các yếu tố khác của Nhà nước, UBND huyện đã làm cho ngành lâm nghiệp ngày càng phát triển, vừa bảo vệ môi trường sinh thái, vừa tạo thêm thu nhập cho người dân, đồng thời tạo ra nguồn nguyên liệu quý giá cho xuất khẩu hàng hóa như xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, bàn ghế…
Đối với ngư, diêm nghiệp:
Trong thời gian qua do tình hình thời tiết biển thuận lợi nên sản lượng đánh bắt xa bờ đạt khá cao, sản lượng nuôi trồng thủy hải sản được mùa nhất là nuôi công nghệ cao tại xã Cát Hải. Năm 2012, sản lượng khai thác thủy sản đạt 26.050 tấn, diện tích nuôi trồng thủy sản 619.5 ha với sản lượng nuôi trồng đạt 440 tấn. Tổng số tàu thuyền là 1.308 chiếc với công suất 80.392 CV. Những năm sau đó các con số này tiếp tục tăng lên đáng kể như năm 2013 sản lượng khai thác đạt 30.000 tấn, sản lượng nuôi trồng 700 tấn, tổng diện tích nuôi trồng đạt 617 ha. Năm 2014,
tổng số tàu thuyền đăng ký, đăng kiểm 1.019 chiếc đạt 94,35 % kế hoạch, tổng công suất 106.217 CV do huyện đang tập trung chú trọng đầu tư tăng công suất máy để giúp ngư dân thực hiện đánh bắt xa bờ. Ngoài ra, huyện cũng thực hiện chính sách hỗ trợ khai thác, nuôi trồng hải sản và dịch vụ khai thác hải sản trên các vùng biển xa theo Nghị quyết số 48/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Huyện có 289 tàu thuyền được UBND tỉnh phê duyệt đủ điều kiện, trong đó có 50 tàu tham gia 158 chuyến biển, đã nhận tiền hỗ trợ khoảng 4,7 tỷ đồng/81 chuyến biển; sản lượng khai thác, đánh bắt hải sản các loại đạt 34.000 tấn tăng 4000 tấn so với năm 2013. Sản lượng muối đã thu hoạch 14.100 tấn trong đó muối sạch khoảng 170 tấn. Hiện nay, huyện đang đầu tư triển khai thực hiện “ cánh đồng mẫu lớn” liên kết với Công ty muối Bình Định sản xuất muối kết tinh trên ruộng trải bạt tại xã Cát Minh với diện tích khoảng 35 ha.
Đối với ngành Công nghiệp – TTCN – GTVT – TMDV :
Trong cơ cấu vốn đầu tư của huyện, nhóm ngành này chiếm 23-30%, đạt giá trị cao nhất năm 2013 với tổng vốn là 14.875 tr.đồng. Hiện nay, huyện đang tập trung đẩy mạnh hướng vào phát triển vào ngành công nghiệp- TTCN. Vì trên địa bàn đang có rất nhiều khu và cụm công nghiệp hoạt động có hiệu quả, góp phần tạo thêm việc làm và thu nhập cho người dân trong địa phương.
Bảng 2.8. Cơ cấu và giá trị sản xuất ngành CN – TTCN – GTVT – TMDV huyện Phù Cát giai đoạn 2012- 2014
DANH MỤC ĐVT Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 KH 2015 I/ Cơ cấu ngành 2/CN-TTCN-GTVT- TM-DV % 61,96 64,5 66,4 68,3 II/Tổng giá trị sản xuất( tính trheo giá cố định năm 1994)
Tr.đồng
2/ Giá trị CN- TTCN- GTVT
Trong đó :+ Giá trị SX CN – TTCN
Tr.đồng 295.500 379.540 459.243 562.572 + Giao thông vận tải Tr.đồng 362.230 397.293 450.193 510.309
Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch
Nhìn chung, tỷ trọng nhóm ngành này chiếm tỷ trọng khá cao trong cơ cấu. Giá trị CN – TTCN – GTVT – TMDV tăng đều qua các năm từ 657.730 tr.đồng(2012), 776.833 tr.đồng(2013) và tiếp tục tăng nhanh lên 909.436 tr.đồng( 2014).
Đối với ngành Công nghiệp – TTCN:
Hiện nay, trên địa bàn huyện có 03 Cụm Công nghiệp đang đi vào hoạt động với tổng diện tích đất quy hoạch 90,1 ha, trong đó, đất quy hoạch cho sản xuất khoảng 61,06 ha, có 31 doanh nghiệp đầu tư sản xuất, kinh doanh, trên diện tích 36,2 ha, đạt 59,35 % diện tích đất quy hoạch cho sản xuất, giải quyết việc làm cho khoảng 1.800 lao động địa phương. Trong đó, Cụm công nghiệp Gò Mít có khoảng 23 doanh nghiệp đã lấp đầy diện tích đó giải quyết việc làm khoảng 250 lao động; Cụm công nghiệp Cát Nhơn có 5 doanh nghiệp đạt 52 % diện tích đất quy hoạch sản xuất giải quyết 600 lao động; Cụm công nghiệp Cát Trinh thu hút 3 doanh nghiệp, đạt 50% diện tích đất quy hoạch sản xuất giải quyết việc làm cho 950 lao động; Cụm công nghiệp Cát Hiệp đã thông qua phương án thiết kế quy hoạch chi tiết 1/500, tổng diện tích 50 ha, đang kêu gọi thu hút đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật; Cụm công nghiệp chế biến thủy sản Cát Khánh đang trình UBND tỉnh bổ sung vào quy hoạch xây dựng. Ngoài ra, huyện còn phối hợp với Trung tâm khuyến công và tư vấn phát triển công nghiệp triển khai 03 đề án đào tạo nghề cho 110 lao động với tổng kinh phí được hỗ trợ 220 tr.đồng. Chú trọng và phát triển làng nghề truyền thống tạo điều kiện cho các hộ sản xuất tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi lãi suất để mở rộng quy mô, cải biến mẫu mã, tham gia bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu. Kết quả nón ngựa Phú Gia đạt 03 giải, túi xách học sinh được chứng nhận sản phẩm tiêu biểu cấp tỉnh.
Với phương châm cải thiện cơ sở hạ tầng để thu hút và thúc đẩy vốn đầu tư trong và ngoài nước, huyện Phù Cát đã dành phần lớn nguồn Ngân sách và vốn tín dụng Nhà nước để đầu tư cho lĩnh vực này. Trong 3 năm qua, một loạt các công trình đã được xây mới như : xây dựng các khu công nghiệp xã Cát Khánh, quy
hoạch cụm công nghiệp xã Cát Hiệp … Các công trình này đã đẩy tỷ trọng vốn đầu tư của khu vực công nghiệp – xây dựng lên một cách đáng kể.
Đối với ngành Thương mại- Dịch vụ:
Ttrong những năm qua, do tình hình kinh tế còn khó khăn nên vốn đầu tư còn thấp. Tuy nhiên, huyện cũng tập trung hết nguồn lực để tiến hành nâng cấp, xây dựng kiến cố và bán kiên cố các chợ ở Thị trấn Ngô Mây để phát huy vai trò trung tâm thương mại của huyện như nhà lồng bán thực phẩm tươi sống chợ Phù Cát với