Phiếu kiểm soát (Check sheet)

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU HUẤN LUYỆN HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP NÂNG CAO NĂNG SUẤT CHẤT LƯỢNG VÀ ĐỔI MỚI SÁNG TẠO NĂM 2020 TRÊN ĐỊA BÀN Tp. HỒ CHÍ MINH (Trang 29 - 31)

1. Phiếu kiểm soát gì?

Đây là một phương tiện lưu trữ đơn giản giúp thống kê dữ liệu cần thiết giúp Doanh nghiệp xác định được thứ tự ưu tiên của sự kiện. Phiếu kiểm tra có thể là một dạng hồ sơ của các hoạt động trong quá khứ, Đây cũng là phương tiện theo dõi cho phép bạn thấy được xu hướng hoặc hình mẫu một cách khách quan.

Các loại phiếu kiểm soát thông thường bao gồm:

Trang 29 • Phiếu kiểm soát các hạng mục khuyết tật

• Phiếu kiểm soát các nguyên nhân khuyết tật • Phiếu kiểm soát nơi gây ra khuyết tật

• Phiếu kiểm soát quá trình khuyết tật -Phiếu kiểm tra bảo dưỡng máy móc thiết bị.

2. Các nguyên tắc và các bước để tạo ra một Phiếu kiểm soát

-Lập kế hoạch thu thập dữ liệu -Thiết kế Phiếu kiểm soát -Tiến hành thu thập dữ liệu - Xem xét và điều chỉnh

3. Trường hợp áp dụng Phiếu kiểm soát

- Để thu thập dữ liệu một cách dễ dàng nhất

- Sau khi thu thập, có thể đưa vào sử dụng ngay mà không phân tích hay sắp xếp lại.

- Việc thu thập các phiếu kiểm tra này sẽ giúp theo dõi sự kiện theo trình tự thời gian hoặc vị trí. Sau đó chúng có thể được sử dụng làm dữ liệu đầu vào của Biểu đồ tập trung, Biểu đồ Pareto.

- Ví dụ về các vấn đề cần theo dõi có thể là: số lần tràn đổ/tháng, cuộc gọi bảo dưỡng sửa chữa /tuần, rác thải nguy hại thu được/giờ làm việc, v.v…

4. Những điểm cần chú ý khi tạo Phiếu kiểm soát

- Chú ý tránh trường hợp “nhiều dữ liệu nhưng rất ít thông tin” (DRIP- data rich and information poor) và những bảng thu thập dữ liệu chỉ mang tính ghi chép và khó nhìn được thông tin hữu ích.

- Khi thiết kế một Phiếu kiểm soát cần phải suy nghĩ mục đích của nó.

- Sử dụng Bảng kiểm tra là bước đầu tiên trong kiểm soát chất lượng hoặc giải quyết vấn đề, nhờ đó mô tả 1 vài khía cạnh của quá trình, giảm chủ quan, nắm rõ hơn bức tranh biến đổi của quá trình

Trang 30 - Khi diễn dịch kết quả từ thông tin thu thập được, tránh các loại sai lầm thường để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng như: 1) Sai lệch do thiếu sót dữ liệu; 2) Sai lệch do tương tác lẫn nhau; 3) Sai lệch do.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU HUẤN LUYỆN HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP NÂNG CAO NĂNG SUẤT CHẤT LƯỢNG VÀ ĐỔI MỚI SÁNG TẠO NĂM 2020 TRÊN ĐỊA BÀN Tp. HỒ CHÍ MINH (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)