1. Biểu đồ nguyên nhân kết quả là gì?
Như tên gọi của biểu đồ. Dạng hình xương cá có thống kê một danh sách những nguyên nhân có thể dẫn đến kết quả. Bộ công cụ này được xây dựng vào năm 1953 tại Trường Đại học Tokyo do giáo sư Kaoru Ishikawa chủ trì. Ông đã dùng biểu đồ này giải thích cho các kỹ sư tại nhà máy thép Kawasaki về các yếu tố khác nhau được sắp xếp và thể hiện sự liên kết với nhau. Do vậy, biểu đồ nhân quả còn gọi là biểu đồ Ishikawa hay biểu đồ xương cá.
Các yếu tố hay được đưa vào biểu đồ để phân tích như 5M &1 E (Manpower - con người; Machinery - máy móc thiết bị; Material - nguyên vật liệu; Method - phương pháp; Measurement - đo lường và Environment - môi trường). Khi lập biểu đồ nhân quả thường áp dụng phương pháp động não (Brainstorming) và 5 WHY.
2. Tính chất
-Liệt kê các nguyên nhân chính và phụ có thể dẫn tới một kết quả -Thể hiện được dự liên kết của các nguyên nhân
-Không cho thấy được mức độ quan trong của từng nguyên nhân
3. Lợi ích
Biểu đồ nhân quả giúp xác định các nguyên nhân xảy ra khuyết tật. Đây là công cụ hữu hiệu sắp xếp mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả, phát hiện ra các nguyên nhân thực để phân tích và phân loại xem vấn đề tồn tại ở đâu.
Trang 25 - Bước 1: Đưa ra các vấn đề chất lượng cần xem xét, giải quyết với mục đích rõ ràng.
- Bước 2 sử dụng phương pháp “não công” (Brainstorming) để thảo luận về những yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề đó và thu thập ý kiến. Nên mô tả ý kiến trong giấy hoặc thẻ. Một số nguyên tắc cần lưu ý khi sử dụng phương pháp động não (Brainstorming) như sau:
• Không phê phán chỉ trích ý kiến của người khác; • Viết ra càng nhiều ý kiến càng tốt;
• Khuyến khích các ý kiến của tất cả mọi người cho dù không cùng quan điểm;
• Tổng hợp, sắp xếp các ý kiến thu thập được.
- Bước 3: Phân loại các yếu tố từ 4 đến 8 hạng mục và vẽ xương lớn chính. Yếu tố để xem xét các hạng mục này bao gồm: con người, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, phương pháp, đo lường, môi trường, hệ thống thông tin.
- Bước 4: Xác định các xương nhánh vừa và nhỏ. Tìm các yếu tố từ xương lớn đến xương vừa, từ xương vừa đến xương nhỏ.
- Bước 5: Đánh giá tầm quan trọng của mỗi yếu tố và đánh dấu vào các yếu tố có ảnh hưởng lớn tới vấn đề chất lượng được xem xét.
Hình 4. Biểu đồ nhân quả
Trang 26 -Quan sát những điều mới mẻ
-Chú ý những điều bình thường hàng ngày -Kết hợp nhiều ý tưởng để tạo ra ý tưởng mới -Đặt ý tưởng trong những điều kiện khác nhau -Đặt ra những giới hạn và luật lệ khi Brainstorming
5.1 Sàng lọc các nguyên nhân
Với dạng biểu đồ nhân quả này sẽ giúp tìm ra được những nguyên nhân một cách nhanh nhất cho những vấn đề. Từ đó người quản lý có thể đưa ra được những biện pháp giúp phòng ngừa và khắc phục để đảm bảo chất lượng một cách tốt nhất. Đây là một trong những công cụ được sử dụng nhiều nhất trong việc tìm kiếm ra những nguyên nhân và khuyết tật trong quá trình sản xuất. Hiện nay các khóa đào tạo thực hành Lean 6 sigma tường áp dụng dạng bảng này.
5.2 Tìm nguyên nhân gốc bằng kỹ thuật 5 Whys
5 Whys là một kĩ thuật phân tích giải quyết vấn đề tìm cách tìm ra nguyên nhân gốc rễ của sự cố một cách nhanh chóng.
Khi một vấn đề rõ ràng xuất hiện, một câu hỏi tại sao nó xảy ra được đặt ra. Khi câu hỏi tại sao được trả lời, một câu hỏi tại sao khác được đặt ra để giải quyết câu trả lời trước đó. Điều này tiếp tục cho đến khi ít nhất 5 cấp độ nguyên nhân và hậu quả cho vấn đề được phơi bày.
5 Whys thường cung cấp một cái nhìn tổng quan đầy đủ về những gì đang xảy ra và chỉ ra một giải pháp.
Hiểu theo cách đơn giản, 5 Whys là một kĩ thuật dùng để giải quyết vấn đề, giúp người sử dụng nhanh chóng tìm ra nguyên nhân gốc rễ thật sự.
6. Trường hợp áp dụng biểu đồ nguyên nhân kết quả
Nghiên cứu về một vấn đề để nhận biết và chọn lựa những nguyên nhân chủ yếu nhằm có thể tập trung nghiên cứu nó sâu hơn.
Khi có dấu hiệu của một vấn đề nào đó nhưng nguyên nhân không rõ ràng.
Khi làm việc theo nhóm để cùng nhau hiểu biết về các nguyên nhân của vấn đề và mối quan hệ giữa chúng.
Trang 27 Sử dụng nó để tìm ra những mối quan hệ ngẫu nhiên khác, ví dụ như là các rủi ro tiềm ẩn hoặc những nguyên nhân tiềm ẩn của một kết quả được yêu cầu.
Sử dụng nó để tham chiếu đến biểu đồ quan hệ (Relations diagram) khi có một vấn đề và các nguyên nhân hầu hết theo thứ bậc.
Trong ngành sản xuất, để xác định nguồn gốc của biến thể, các nguyên nhân thường được nhóm thành các loại chính dưới đây:
• Con người • Phương thức • Máy móc • Vật liệu • Dụng cụ đo lường • Môi trường
7. Những điểm cần chú ý khi áp dụng biểu đồ nguyên nhân kết quả
Đặc trưng của biểu đồ này là giúp chúng ta lên danh sách và xếp loại những nguyên nhân tiềm ẩn chứ không cho ta phương pháp loại trừ nó.