KẾT HÔN VỚI NGƢỜI ĐANG CÓ VỢ HOẶC CÓ CHỒNG

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về kết hôn trái pháp luật trong tình hình xã hội hiện nay (Trang 52 - 58)

Trên cơ sở Điều 64 Hiến pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 quy định: "Nhà nước bảo hộ hơn nhân và gia đình. Hơn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng" [27]. Điều 2 Luật Hơn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 cũng đã một lần nữa khẳng định một trong những ngun tắc của hơn nhân đó là hơn nhân một vợ - một chồng. Do đó, người nào đang có vợ, có chồng mà kết hơn với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hơn với người đang có chồng hoặc đang có vợ là kết hôn trái pháp luật. Khác với chế độ quần hôn của thời nguyên thủy, trải qua những bước tiến thăng trầm của thời đại và lịch sử, hôn nhân xã hội chủ nghĩa là hôn nhân tiến bộ với bản chất là hôn nhân một vợ, một chồng, và chỉ có hơn nhân một vợ - một chồng mới đảm bảo được hạnh phúc gia đình, đảm bảo thực hiện tốt những chức năng của gia đình, đảm bảo sự chăm sóc, thương yêu giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con cái. Ph.Ăngghen đã chỉ rõ: "Vì bản chất của tình u là khơng thể chia sẻ…cho nên hôn nhân dựa trên tình yêu giữa nam và nữ do ngay bản chất của nó là hơn nhân một vợ một chồng" [2, tr. 340]. Đây chính là bản chất tạo nên sự khác biệt cơ bản giữa pháp luật về hơn nhân và gia đình của nước ta - một nước xã hội chủ nghĩa so với nhà nước phong kiến hoặc tư sản. Trong xã hội cũ cho phép người đàn ơng có quyền lấy nhiều vợ, điều này cũng được phản ánh khá đầy đủ trong đời sống xã hội ngày trước, trong một gia đình nhất là những gia đình vua chúa, quan lại tình trạng năm thê, bảy thiếp là một hiện tượng phổ biến. Từ việc đa thê, đa thiếp sẽ dẫn đến những việc ép gả, gả bán để làm lẽ, làm thiếp. Trong những chế độ như vậy, người phụ nữ ln là người chịu thiệt thịi, hạnh phúc của bản thân khơng được tự mình quyết định. Ngày nay, tại một số quốc gia đạo Hồi cũng vẫn còn giữ tư tưởng này. Chỉ cần chứng minh được tình trạng tài chính của bản thân, người đàn ơng có quyền lấy nhiều vợ. Chính pháp luật của Nhà nước tư sản, mặc dù về hình thức cũng quy định là hôn nhân một vợ - một chồng nhưng trên thực tế lại bị

55

chính những yếu tố xã hội làm cho biến thể. Tình trạng ngoại tình, mại dâm cơng khai làm thay đổi bản chất của gia đình. Chính Ph.Ăngghen đã nhận định: thực chất hôn nhân của giai cấp tư sản thật ra là chế độ cộng thê. Có thể nói là do phong cách sống phương tây hoàn toàn khác so với lối sống của người Á Đông, họ quan niệm về gia đình, tình u một cách phóng khống đến mức những giá trị gia đình gần như bị coi nhẹ.

Theo hướng dẫn tại điểm c1, mục 1 Nghị quyết số 02/2000/NĐ-HĐTP ngày 23 tháng 12 năm 2000 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hơn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 thì người đang có vợ hoặc có chồng được hiểu là:

- Người đã kết hôn với người khác theo đúng quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nhưng chưa ly hơn;

- Người chung sống với người khác như vợ chồng từ trước ngày 03/01/1987 và đang chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn

- Người chung sống với người khác như vợ chồng từ ngày 03/01/1987 đến trước ngày 01/01/2001 và đang chung sống với nhau như vợ chồng mà có đủ điều kiện kết hơn nhưng không đăng ký kết hôn (trường hợp này chỉ áp dụng từ ngày Nghị quyết này có hiệu lực cho đến trước ngày 01/01/2003).

Như vậy, pháp luật Việt Nam cũng đã quy định rõ chỉ những người chưa kết hôn, người đã kết hôn nhưng vợ hoặc chồng đã chết hoặc đã ly hơn thì mới có quyền kết hơn với người khác. Nghiêm cấm những người đang có vợ hoặc chồng mà kết hơn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác nhằm giữ vững hạnh phúc gia đình, giữ gìn sự ổn định của trật tự, kỉ cương xã hội.

Tuy nhiên, trên thực tế cuộc sống vẫn luôn tồn tại những trường hợp vơ cùng phức tạp, địi hỏi các nhà làm luật, những chủ thể áp dụng pháp luật phải rất linh hoạt trong quá trình vận dụng những quy định pháp luật nhằm điều chỉnh những quan hệ này. Theo pháp luật Việt Nam thì một người đã có vợ hoặc có chồng nhưng vợ hoặc chồng đã chết thì được kết hơn với người

56

khác. Sự kiện một người chết có thể hiểu theo hai ý: đó là chết sinh học và chết pháp lý. Điều cần lưu ý ở đây chính là trường hợp chết pháp lý, tức là một người bị Tòa án tuyên bố chết. Theo quy định tại Điều 82 Bộ luật dân sự năm 2005: "Khi quyết định của Tịa án tun bố một người là đã chết có hiệu lực pháp luật thì quan hệ về hơn nhân, gia đình và các quan hệ nhân thân khác của người đó được giải quyết như đối với người đã chết" [31]. Như vậy, sau khi tun bố của Tịa án có hiệu lực, quan hệ vợ chồng của họ đương nhiên chấm dứt, vợ hoặc chồng của người đó có quyền kết hơn với người bị tun bố với người khác, đó được thừa nhận là hơn nhân hợp pháp. Một thời gian sau, nếu người bị Tòa án tuyên bố chết trở về thì Tịa án phải ra quyết định hủy quyết định tun bố người đó đã chết, cịn việc vợ hoặc chồng của họ đã kết hơn với người khác thì hiệu lực của cuộc hơn nhân sau vẫn tồn tại; "nếu vợ hoặc chồng của họ chưa kết hơn thì quan hệ hơn nhân của họ đương nhiên được khôi phục " [18, tr. 49]. Một trường hợp nữa vẫn tồn tại ở Việt Nam đến tận bây giờ đó là những quan hệ hơn nhân xác lập trước ngày Nghị quyết số 76 ngày 25 tháng 3 năm 1977 của Quốc hội về việc "Thống nhất pháp luật giữa hai miền Nam Bắc" và công nhận một số ít trường hợp quan hệ đa thê đối với những cán bộ miền nam tập kết ra bắc mà lấy vợ hoặc chồng khác. Khi giải quyết những trường hợp này, quyền và lợi ích của tất cả các bên đều được pháp luật quan tâm, bảo vệ. Như vậy, từ những phân tích trên đây có thể thấy điều kiện cấm kết hơn với những người đang có vợ hoặc có chồng là một điều kiện ngun tắc của Luật Hơn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000, bảo vệ hành phúc gia đình, góp phần xây dựng xã hội.

Vấn đề cần đặt ra là xử lý những trường hợp kết hôn do vi phạm chế độ một vợ - một chồng này như thế nào? Theo nguyên tắc xử lý chung của Luật Hơn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 thì mọi trường hợp kết hơn với những người đang có vợ hoặc chồng, tức là người đó đã có quan hệ hơn nhân với người khác (kể cả quan hệ "hôn nhân thực tế") thì đều bị Tịa án tuyên bố hủy nếu có u cầu. Pháp luật về hơn nhân và gia đình đã có những

57

quy định rất rõ ràng về cách xử lý những trường hợp này, thậm chí trong Bộ luật hình sự năm 1999 cịn hình sự hóa quan hệ này nhằm răn đe và trừng trị một cách mạnh mẽ. Tuy nhiên, hiện tượng này vẫn còn đang tồn tại trên thực tế, ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình, đến trật tự xã hội. Kết hôn chưa được bao lâu thì vợ chồng anh T, chị H phát sinh mâu thuẫn. Do suy nghĩ nông nổi nên chị H đã bỏ về nhà mẹ đẻ sinh sống. Tuy giận chồng bỏ đi, nhưng chị vẫn mong anh T đến đón về sum họp gia đình. Nào ngờ, anh T khơng đối hồi đến chị nữa. Biết đã lỡ bước ra đi thì rất khó quay trở về nên chị H làm đơn yêu cầu Tòa án nhân dân huyện TH giải quyết cho chị được ly hôn anh T. Sau khi thụ lý vụ án, Tòa án nhân dân huyện TH đã triệu tập anh T đến để hịa giải, nhưng anh T cố tình vắng mặt. Tịa án phải cử cán bộ về địa phương để xác minh và phối hợp với các tổ chức, đồn thể tiến hành hịa giải. Khi nhóm cán bộ của Tòa án đến trụ sở Ủy ban nhân dân xã thì được biết, anh T. đã cưới vợ khác và sắp sinh con. Nguyên nhân của tình trạng này có thể kể đến bao gồm những nguyên nhân sau:

Nguyên nhân thứ nhất đó là do lối sống của người Việt Nam với cách nghĩ "Một điều nhịn là chín điều lành" hay khơng muốn "vạch áo cho người xem lưng" không muốn làm to chuyện, hàng xóm chê cười, dư luận xã hội lên án… Chính vì thế họ có thể tự thỏa thuận với nhau, một bên, hai bên hoặc cả ba bên sẽ phải chấp nhận những thiệt thòi. Và trong những trường hợp này thì người phụ nữ thường là người chịu thiệt hơn cả. Đôi khi là để giữ một vỏ bọc yên ấm cho gia đình, giữ cho các con mình một người cha, họ đã chấp nhận cảnh "chồng chung" mà không mấy khi u cầu Tịa án can thiệp. Do đó, số lượng án thụ lý trong trường hợp này cũng như các trường hợp khác thường là vẫn ít.

Ngun nhân thứ hai có thể kể đến là nguyên nhân từ phía các cơ quan quản lý về hộ tịch. Trong trường hợp người đã có đăng ký kết hơn, chưa ly hôn hay chấm dứt hôn nhân mà lại tiếp tục đăng ký với người khác thì cơ quan quản lý hộ tịch từ cấp xã, phường đến các cấp cao hơn phải nắm được và

58

không cho đăng ký tiếp theo. Nhưng trên thực tế thì vẫn cho đăng ký tạo ra nhiều những quan hệ hôn nhân trái pháp luật. Mặc dù để nâng cao hiệu quả công tác của Ủy ban nhân dân - Cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hơn, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12 quy định về đăng ký và quản lý hộ tịch trong đó ghi rõ: Đăng ký kết hơn Ủy ban nhân dân phải xác minh về tình trạng hơn nhân của hai bên nam nữ và chỉ tiến hành đăng ký kết hơn khi cả hai bên đầu khơng có vợ hoặc có chồng. Hiện tượng ra Ủy ban nhân dân xin xác nhận về tình trạng hơn nhân rất nhanh gọn, cán bộ hộ tịch không tiến hành xác minh theo đúng quy định của pháp luật mà chỉ hỏi một câu rất đơn giản "Đã kết hôn chưa" và dễ dàng cấp giấy xác nhận, tình trạng này hiện nay là phổ biến. Vậy họ căn cứ vào đâu để ban hành những giấy xác nhận như vậy, và vấn đề trách nhiệm của cán bộ được đặt ở đâu? Đó là chưa kể đến những trường hợp thân quen, nhờ cậy và cố ý làm trái với quy định của pháp luật.

Nguyên nhân thứ ba có thể kể đến là một nguyên nhân nằm sâu trong chính nội tình của vấn đề. Pháp luật quy định cấm một người kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với những người đang có vợ hoặc chồng. Những trường hợp đã tiến hành kết hơn trái pháp luật thì cịn có thể thống kê được, nhưng nhức nhối hơn cả là những trường hợp chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hơn thì giải quyết cịn phức tạp hơn nhiều. Làm sao để thống kê những trường hợp như những phần băng chìm của tảng băng trong xã hội và xử lý như thế nào?

Theo quy định tại Nghị quyết số 02/2000/NĐ-HĐTP ngày 23 tháng 12 năm 2000 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hơn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 tại điểm d.3 cũng đã chỉ rõ: Nếu thuộc trường hợp cán bộ và bộ đội miền Nam tập kết ra miền Bắc hồi năm 1954, đã có vợ, có chồng ở miền Nam mà lấy vợ, lấy chồng ở miền Bắc thì vẫn xử lý theo Thông tư số 60/TATC ngày 22/02/1978 của Tòa án nhân dân tối cao "Hướng dẫn giải quyết các trường

59

hợp cán bộ, bộ đội trong Nam tập kết ra Bắc mà lấy vợ, lấy chồng khác". Nếu một người đang có vợ hoặc có chồng, nhưng tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài mà đã kết hôn với người khác thì lần kết hôn sau thuộc trường hợp cấm kết hôn tại khoản 1 Điều 10 Luật Hơn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000. Tuy nhiên khi có yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật, họ đã ly hôn với người vợ hoặc chồng của lần kết hơn trước thì khơng quyết định xử hủy đối với việc kết hôn trái pháp luật của lần kết hôn sau. Nếu mới phát sinh mâu thuẫn và có u cầu Tịa án giải quyết việc ly hơn thì Tịa án thụ lý vụ án để giải quyết ly hôn theo thủ tục chung.

Khi giải quyết yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật mà xét thấy hành vi vi phạm có dấu hiệu cấu thành tội phạm thì Tịa án u cầu Viện kiểm sát cùng cấp khởi tố vụ án hình sự. Nếu Viện kiểm sát khơng đồng ý thì Tịa án có thể kiến nghị với Viện kiểm sát cấp trên xem xét; nếu Viện kiểm sát cấp trên cũng khơng đồng ý thì Tịa án tiếp tục giải quyết u cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật theo thủ tục chung. Trong trường hợp Viện kiểm sát đồng ý khởi tố vụ án hình sự thì Tịa án ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án. Sau khi vụ án hình sự được xét xử xong và bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật thì Tịa án tiếp tục giải quyết theo thủ tục chung.

Vấn đề là làm sao để những quy định này đi vào được thực tiễn cuộc sống, để người dân nhận thức và hiểu rõ được, họ phải thay đổi từ ngay trong suy nghĩ và tư tưởng của bản thân thì mới có thể hạn chế được vi phạm này trên thực tế. Và khi đã có vi phạm thì họ phải tự nhận thức được những quyền lợi chính đáng của mình để có thể yêu cầu các cơ quan pháp luật đứng ra bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân. Điều này pháp luật vẫn còn hạn chế. Minh chứng là trong một cuộc điều tra xã hội học trong giới sinh viên, có đến 70% các bạn trẻ ngày nay cho rằng việc chung sống không cần đăng ký kết hơn là điều bình thường. Khi đó, việc chung sống như vợ chồng đối với những người đã có vợ hoặc có chồng là điều khơng thể tránh khỏi, những vi phạm đó cần có một biện pháp mạnh hơn nữa đề có thể xử lý một cách triệt để.

60

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về kết hôn trái pháp luật trong tình hình xã hội hiện nay (Trang 52 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)