trái pháp luật
Pháp luật phải luôn phản ánh được bản chất khách quan của những mối quan hệ xã hội. Trước sự thay đổi không ngừng của những mối quan hệ đó, pháp luật cũng phải nỗ lực hồn thiện mình để theo kịp và có giá trị điều chỉnh hợp lý. Vấn đề hoàn thiện pháp luật nói chung cũng như hồn thiện pháp luật hôn nhân và gia đình nói riêng ln là mục tiêu trọng tâm tại các cuộc họp của Ban chấp hành Trung ương Đảng và được ghi rõ trong các văn kiện Đại hội Đảng tồn quốc khóa X, XI. Để thực hiện nhiệm vụ trọng tâm này, trước hết chúng ta cần có sự thay đổi sâu sắc trong cách tiếp cận vấn đề, về cách nhìn nhận, quan niệm đối với hiện tượng kết hôn trái pháp luật. Trong xu thế phát triển của xã hội Việt Nam hiện nay, có thể hồn thiện pháp luật theo những phương hướng chủ yếu sau:
Thứ nhất: Quan điểm tiếp cận vấn đề hơn nhân và gia đình cần có sự
điều chỉnh phù hợp với xu thế lấy "quyền" là mục tiêu. Như đã phân tích ở phần lý luận chung, kết hơn trước hết là quyền tự nhiên của con người. Từ thế hệ này qua thế hệ khác nó vẫn tồn tại khách quan dù có quy tắc hay pháp luật nào điều chỉnh hay không. Những quy định pháp luật ra đời cũng với mục đích điều chỉnh những quan hệ đó sao cho phù hợp với tình hình chính trị xã hội, phù hợp với những chuẩn mực đạo đức của quốc gia, dân tộc. Chính vì thế, khi đặt ra bất kỳ một quy định pháp luật nào cũng rất cần phải hướng tới bảo vệ "quyền" của con người, lấy "quyền" là mục tiêu, có như vậy pháp luật mới phản ánh được đúng bản chất khách quan của các quan hệ xã hội. Điều chỉnh pháp luật là để hỗ trợ, thúc đẩy quyền con người trong hơn nhân và gia đình được bảo đảm tốt hơn, phát triển hơn vì hạnh phúc của con người, lấy con người làm trung tâm. Song song với việc thay đổi cách tiếp cận để hướng tới bảo vệ quyền con người thì cần phải có những điều chỉnh cụ thể để thúc đẩy, bảo vệ những quyền, lợi ích chính đáng của họ, với mục đích cuối cùng là mang lại hạnh phúc cho mỗi cá nhân. Từ trước đến nay, khi tiếp cận vấn đề
91
hơn nhân và gia đình, chúng ta đều hướng tới vì lợi ích của gia đình, hạnh phúc gia đình. Tuy nhiên, suy cho cùng, mỗi cá nhân là một bộ phận của gia đình, gia đình muốn hạnh phúc thì trước hết phải đảm bảo hạnh phúc cho mỗi cá nhân. Xu hướng điều chỉnh pháp luật trong tình hình xã hội hiện nay địi hỏi chúng ta phải cá thể hóa các chủ thể để hướng tới bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho họ.
Thứ hai: Hoàn thiện pháp luật phải đảm bảo sự thống nhất và đồng bộ
của hệ thống pháp luật, thể chế hóa các quan điểm chủ trương của Đảng về xây dựng chế độ hơn nhân và gia đình Việt Nam. Những mối quan hệ xã hội mà cụ thể là quan hệ hôn nhân và gia đình có thể chịu rất nhiều những quy định của các ngành luật khác nhau, do đó, yêu cầu phát triển đồng bộ là một yêu cầu tất yếu, tránh những mâu thuẫn và xung đột pháp luật trong q trình áp dụng. Bên cạnh đó, cần phải thể chế hóa những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước để đưa những quy định đó vào áp dụng trên thực tế. Bởi những chủ trương, chính sách chỉ mang tính khái quát và mang tầm vĩ mô, để triển khai được các mục tiêu mà Đảng và Nhà nước đặt ra, địi hỏi phải có sự thể chế hóa.
Thứ ba: Quan điểm xây dựng chế độ hôn nhân và gia đình phát huy
truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Việt Nam là một quốc gia giàu truyền thống, pháp luật của nước ta từ trước đến nay bên cạnh việc hướng tới bảo vệ quyền và lợi ích cho mỗi chủ thể còn rất chú trọng tới việc bảo tồn và phát huy các văn hóa truyền thống dân tộc, hợp lý nhưng cịn phải thấu tình. Trong quan hệ hơn nhân và gia đình, điều này càng trở nên quan trọng, gia đình là cái gốc hình thành nên nhân cách của mỗi cá nhân, sự phát triển của mỗi con người khơng thể tách ra khỏi những nét văn hóa truyền thống của dân tộc. Nhất là trong xu thế hội nhập ngày nay, khi được tiếp cận với những nền văn hóa khác nhau, những tinh hoa của nhân loại mà lại khơng có ý thức tự bảo vệ và phát huy những truyền thống của quốc gia mình thì chính là đã đánh mất đi bản sắc riêng.
92