Các giải pháp lập pháp

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về kết hôn trái pháp luật trong tình hình xã hội hiện nay (Trang 90 - 93)

Thứ nhất: Đó là việc quy định độ tuổi kết hơn là điều kiện của nam và

nữ. Với quy định nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên đã tồn tại từ những Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 cho đến tận Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 và cho đến nay đã là 52 năm. Trong 52 năm đó, rất nhiều yếu tố đã thay đổi, từ chính trị, văn hóa, xã hội đến cả con người. Có thể nói, ngày nay sự phát triển của con người nói chung và người Việt Nam nói riêng đã khác rất nhiều những thế hệ trước. Có thể một phần là do điều kiện kinh tế đầy đủ, song yếu tố xã hội cịn tác động nhiều hơn đến q trình phát triển về tâm sinh lý của con người. Trẻ vị thành niên phát triển rất sớm và có những biểu hiện già giặn. Đứng trước xu thế chung như vậy, việc có nên điều chỉnh về độ tuổi kết hôn của nam và nữ cũng là một vấn đề cần được nghiên cứu, xem xét để có những điều chỉnh cho phù hợp với xã hội, không chỉ phù hợp với bây giờ mà cịn có thể áp dụng cho tương lai.

Thứ hai: Liên quan đến quy định cấm kết hôn giữa những người cùng

93

mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng quy định tại khoản 3 khoản 4 Điều 10 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000. Cần bổ sung thêm những quy định về "kết hôn giữa con riêng của chồng và con riêng của vợ, giữa những người con nuôi hoặc giữa con đẻ với con nuôi trong một gia đình" [40]. Mặc dù về huyết thống khơng có ảnh hưởng tiêu cực cho nòi giống. Nhưng về mặt đạo đức chúng ta khơng thể hoặc khó chấp nhận con riêng của vợ với con riêng của chồng, các người con nuôi của cùng cha mẹ nuôi hoặc con đẻ với con nuôi kết hôn với nhau. Khi hai người kết hôn thuộc diện các đương sự trên yêu cầu chính quyền cho đăng ký kết hơn thì cán bộ hộ tịch khơng tìm ra quy định pháp luật để giải quyết. Do đó, cần có những quy định cụ thể về vẫn đề này.

Thứ ba: đó là quy định của pháp luật liên quan đến việc hủy kết hôn

trái pháp luật và hậu quả pháp lý của nó. Cụ thể là cần sửa đổi bổ sung quy định tại Điều 16 Luật Hơn nhân và gia đình năm 2000 theo hướng quy định việc pháp luật không công nhận quan hệ vợ chồng của những cặp vợ chồng kết hơn bất trái pháp luật kể từ khi họ có quan hệ trái pháp luật đó, chứ khơng phải kể từ khi có quyết định của Tịa án. Bởi như vậy mới làm rõ được bản chất của việc hủy kết hôn trái pháp luật. Trong trường hợp này có thể liên tưởng đến trường hợp vô hiệu của hợp đồng, "khi hơn nhân bị tịa án tun hủy thì nó cũng như một hợp đồng bị vơ hiệu, vơ hiệu ngay từ khi bắt đầu" [3].

Thứ tư: Trong pháp luật về hơn nhân và gia đình nói chung và chế định

kết hơn nói riêng cần được điều chỉnh và thay đổi trong xu hướng chung với các ngành luật khác, để đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ. Cụ thể là trong những quy định về xử phạt hành chính khi có những vi phạm về kết hôn trái pháp luật. Theo Nghị định số 87/2001/NĐ-CP ngày 21/11/2011 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hơn nhân và gia đình cũng đã quy định rõ:

Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Cưỡng ép người khác

94

kết hôn; Cản trở người khác kết hôn, cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác [7].

Trong tình hình xã hội hiện nay, nền kinh tế thay đổi từng ngày, từng giờ, các mức chế tài của các ngành Luật khác đều đã và đang được thay đổi cho phù hợp. Chế tài của Luật Hơn nhân và gia đình cũng cần thiết phải được điều chỉnh cho tương xứng. Cụ thể là mức phạt cần phải tăng lên. Ngoài ra cần quy định thêm những trường hợp xử phạt và xử phạt nặng để quy định pháp luật mang tính răn đe, trừng trị.

Thứ năm: Trong trường hợp xác định lại giới tính để đảm bảo quyền

được kết hơn theo đúng căn cứ pháp luật của họ. Khi giới tính đã được trả về cho họ về mặt y học, các văn phản pháp luật về hộ tịch cũng cần tạo điều kiện để họ được cải chính giới tính về mặt pháp lý. Cũng có những trường hợp vì những lý do khác nhau như lý do kinh tế, lý do sức khỏe mà một người dù biết là có sự nhầm lẫn về giới tính nhưng khơng thể tiến hành phẫu thuật để lấy lại giới tính cho mình thì pháp luật cũng cần có những quy định cụ thể công nhận hay không công nhận giới tính mới của họ để họ có cơ sở được hưởng các quyền pháp lý của mình. Đối với những trường hợp này, cần khuyến khích họ đi phẫu thuật để trở về giới tính đúng của mình về mặt y học, sau đó sẽ cơng nhận họ về mặt pháp lý. Trong trường hợp mà họ không thế thay đổi về mặt sinh học thì căn cứ pháp lý cũng nên thừa nhận họ.

Thứ sáu: Về những vấn đề còn gây nhiều tranh cãi và quan điểm như

vấn đề: Kết hôn đồng giới; Về việc cấm kết hôn trong phạm vi huyết thống bao nhiêu đời thì phù hợp… Tất nhiên, Luật Hơn nhân và gia đình năm 2000 đã có quan điểm rõ ràng, cụ thể hóa thành những quy định trong điều Luật. Tuy nhiên, để có thể giải đáp những thắc mắc, những quan điểm trái chiều, cần có một sự giải thích cụ thể để có một cách hiểu thống nhất trong q trình áp dụng pháp luật.

95

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về kết hôn trái pháp luật trong tình hình xã hội hiện nay (Trang 90 - 93)