Kỹ thuật chọn mẫu

Một phần của tài liệu toan-van (Trang 46 - 49)

2.4.3.1. Phương pháp chọn mẫu cho điều tra ngang

Chọn mẫu theo phương pháp nhiều giai đoạn (Multistages sampling process):

- Bước 1: chủ động chọn huyện An Lão, Hải Phòng

- Bước 2: chọn ngẫu nhiên 02/ xã trong 15 xã và 2 thị trấn của huyện. Các xã đó là Trường Thọ và An Thắng.

- Bước 3: chọn ngẫu nhiên đối tượng nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu được lựa chọn theo phương pháp ngẫu nhiên hệ thống. Quá trình chọn mẫu hệ thống như sau:

+ Lập danh sách toàn bộ trẻ 0 - <5 tuổi của 2 xã Trường Thọ và An Thắng là 2 xã nghiên cứu. Tổng số trẻ trong độ tuổi nghiên cứu là 1,345 trẻ (An Thắng: 591, Trường Thọ: 754).

+ Tính khoảng cách mẫu k: lấy toàn bộ số trẻ 0-<5 tuổi/cỡ mẫu nghiên cứu (1.345/406 ≈ 3).

+ Lấy ngẫu nhiên trẻ số 1, 2, 3 (trong số khoảng cách mẫu) được số 2. Trẻ đầu tiên được đưa vào nghiên cứu là trẻ số 2, trẻ thứ 2 là 2 + 2 =4, trẻ số 3 là 4 + 2 = 6…cứ như vậy cho đến khi đủ cỡ mẫu nghiên cứu là 406 trẻ.

Bảng 2.1. Danh sách trẻ 0 - <5 tuổi của các xã được chọn vào nghiên cứu

TT Tên xã Số trẻ 0 - <5 tuổi

1 Trường Thọ 591

2 An Thắng 754

Hình 2.2. Chọn mẫu nhiều giai đoạn (Multistage Sampling Process)

2.4.3.2. Phương pháp chọn mẫu cho nghiên cứu can thiệp

Trong số 2 xã nghiên cứu đã tham gia ở giai đoạn 1, chúng tôi chọn 1 xã để can thiệp và 1 xã làm xã chứng theo phương pháp ngẫu nhiên đơn. Xã Trường Thọ được chọn là xã can thiệp (NCT) và xã An Thắng được chọn làm xã chứng (NC).

Bảng 2.2. Danh sách trẻ 0 - <5 tuổi của các xã được chọn vào nghiên cứu giai đoạn 2.

TT Tên xã Số trẻ 0-<5 tuổi

1 Trường Thọ (NCT) 207 (7 loại vì nồng độ vitamin D <20 ng/ml) 2 An Thắng (NC) 190 (2 loại vì nồng độ vitamin D <20 ng/ml) Tổng 397 Huyện An Lão Xã Trường Thọ Xã An Thắng Số trẻ lý thuyết n = 203 Số trẻ lý thuyết n = 203 Chủ động chọn huyện Chọn ngẫu nhiên xã Chọn số trẻ

Tất cả các trẻ của NCT (Trường Thọ) (214 trẻ) và của NC (An Thắng) (192 trẻ) được đưa vào nghiên cứu.

Theo kết quả điều tra ngang ở Trường Thọ có 7 và An Thắng có 2 trẻ có nồng độ vitamin D < 20 ng/ml. Những trẻ này bị loại khỏi nghiên cứu để điều trị tại bệnh viện.

Ở NC chúng tôi theo dõi toàn bộ 190 trẻ 0-<5 tuổi, không tiến hành bất cứ can thiệp nào. Tuy nhiên ở xã này có các chương trình dinh dưỡng, tiêm chủng…các đối tượng này vẫn được hưởng đầy đủ theo tiêu chuẩn của các chương trình.

- Chọn mẫu cho nhóm can thiệp:

+ Bước 1. Lập danh sách trẻ 0-<5 tuổi của xã Trường Thọ. Số trẻ này tương đương số trẻ trong nghiên cứu ngang trừ đi trẻ thiếu vitamin D hay từ danh sách trẻ uống vitamin D. Tổng số trẻ là 207.

+ Bước 2. Tính khoảng cách mẫu (k) của xã can thiệp : tổng số trẻ 0-<5 tuổi / cỡ mẫu can thiệp (82).

k=207/82 ≈ 2. Bốc ngẫu nhiên 1 số từ 1 đến 2, được số 2. Từ danh sách lấy trẻ thứ 1 là số 2, trẻ số 2 là trẻ số 2 cộng thêm 2 là trẻ thứ 4, cứ làm vậy cho đến khi đủ 82 trẻ.

- Chọn mẫu cho nhóm chứng:

+ Bước 1. Lập danh sách trẻ 0-<5 tuổi của xã An Thắng. Số trẻ này tương đương trẻ trong nghiên cứu ngang trừ đi trẻ thiếu vitamin D. Tổng số trẻ là 190.

+ Bước 2. Tính khoảng cách mẫu (k) của xã chứng: tổng số trẻ 0-<5 tuổi / cỡ mẫu can thiệp (82).

k=190/82 ≈ 2. Bốc ngẫu nhiên 1 số từ 1 đến 2, được số 1. Từ danh sách lấy trẻ thứ 1 là số 1, trẻ số 2 là trẻ số 1 cộng thêm 2 là trẻ có số thứ tự 3, cứ làm vậy cho đến khi đủ 82 trẻ.

Một phần của tài liệu toan-van (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)