Di tích lịch sử gắn với thời kỳ kháng chiến chống Mỹ * Nghĩa trang quốc tế Việt Lào

Một phần của tài liệu sáng kiến kinh nghiệm KHAI THÁC và sử DỤNG tư LIỆU các DI TÍCH LỊCH sử của HUYỆN ANH sơn vào dạy học LỊCH sử TRONG CHƯƠNG TRÌNH TRUNG học PHỔ THÔNG (Trang 27 - 30)

b. Di tích lịch sử đền Trương Hán

4.6. Di tích lịch sử gắn với thời kỳ kháng chiến chống Mỹ * Nghĩa trang quốc tế Việt Lào

“Việt - Lào hai nước chúng ta,Tình sâu hơn nước Hồng Hà, Cửu Long”. Đó là câu nói bất hủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh về tình hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào. Trải khắp dải đất hình chữ S thân yêu cũng như trên đất nước Triệu Voi có không biết bao nhiêu địa danh, công trình lưu giữ những chứng tích cho mối quan

hệ đặc biệt của hai dân tộc anh em Việt Nam - Lào. Nghĩa trang liệt sỹ

Hình 10: Cổng Nghĩa Trang Việt - Lào

Năm 1945 ngay sau khi nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ra đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh mời Hoàng thân Xuphanuvông đang ở Vinh ra Hà Nội và tiếp Hoàng thân vào ngày 4/9/1945. Cuộc gặp gỡ đã có tác động mạnh mẽ, quyết định đối với Hoàng thân trong việc chọn lựa con đường làm cách mạng. Ngày 30/10/1945, Chính phủ Lào Ít-xa-la và Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa chính thức ký kết bản “Hiệp định hợp tác tương trợ Việt - Lào” và quyết định thành lập “Liên quân Lào - Việt” nhằm bảo vệ nền độc lập ở mỗi nước mà hai dân tộc vừa giành được. Hiệp định và quyết định trên là cơ sở pháp lý đầu tiên về mối quan hệ liên minh chiến đấu giữa hai dân tộc với tư cách hai nhà nước.

Ngày 16/5/1948, Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương quyết định thành lập Ban Cán sự hải ngoại của Đảng với nhiệm vụ giúp nhân dân Lào xây dựng phong trào cách mạng, đẩy mạnh kháng chiến ở phía Tây. Ngày

30/10/1949, Bộ Chính trị Trung ương Đảng ra Quyết định chỉ rõ "Các lực lượng quân sự Việt Nam chiến đấu và công tác giúp Lào tổ chức thành hệ thống riêng và lấy danh nghĩa là Quân tình nguyện".Trong những năm kháng chiến, hàng ngàn quân tình nguyện Việt Nam đã dũng cảm rời quê hương sang nước bạn chiến đấu.Trải qua hai cuộc kháng chiến giúp nước bạn Lào chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Các chiến sỹ ta đã coi đất nước Lào như quê hương thứ hai của mình và thực hiện đúng lời Bác Hồ kính yêu đã dạy: “Phải biết yêu thương sông núi, cỏ cây, nhân dân Lào như yêu thương chính cỏ cây, sông núi, nhân dân Tổ quốc Việt Nam”... Chính vì vậy mà quân tình nguyện Việt Nam đi đến đâu cũng nhận được tình cảm yêu mến của nhân dân Lào.

Hình 11: Toàn cảnh Nghĩa Trang quốc tế Việt - Lào

Để ghi nhớ và tri ân các anh hùng liệt sỹ quân tình nguyện Việt Nam đã kề vai sát cánh với quân giải phóng Pa-thét chiến đấu bảo vệ 2 đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã cho xây dựng một nghĩa trang đặc biệt mang tên cả 2 Tổ quốc để làm nơi yên nghỉ cho những người lính tình nguyện Việt Nam đã chiến đấu và hy sinh trên đất nước Lào. Đó là Nghĩa trang liệt sỹ Việt - Lào.

Hình 12: Lễ tri ân các liệt sỹ tại nghĩa trang Việt - Lào

Nằm sát quốc lộ 7 đường lên cửa khẩu Nậm Cắn (biên giới Việt - Lào), Nghĩa trang liệt sỹ Việt - Lào nằm yên bình giữa trung tâm thị trấn huyện Anh

Với diện tích gần 7 ha, Nghĩa trang liệt sỹViệt – Lào là nghĩa trang lớn nhất quy tập các mộ liệt sỹ của quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam từng tham gia chiến đấu và hy sinh tại Là .Đây cũng là nghĩa trang duy nhất của Việt Nam mang tên hai quốc gia, hai dân tộc. Nghĩa trang được xây dựng từ năm 1976. Đến năm 1982, với tình cảm uống nước nhớ nguồn, Đảng và Nhà nước ta đã quyết định đưa toàn bộ hài cốt liệt sỹ hy sinh ở nước bạn Lào về nước, quy tập tại Nghĩa trang liệt sỹ Việt - Lào. Nghĩa trang có 2 khu: Khu A và khu B. Trong đó, khu A gồm 9 lô liệt sỹ với tổng số 5.381 mộ. Khu B gồm có 13 lô mộ liệt sỹ với tổng số 5.219 mộ và một lô mộ tử sỹ có 11 mộ. Tính từ khi xây dựng cho đến nay, nghĩa trang đã tiếp nhận và chăm sóc gần 11.000 hài cốt các liệt sỹ hi sinh trên chiến trường nước bạn

Từ năm 2008, Nghĩa trang liệt sỹ Việt - Lào được tôn tạo và nơi đây đã trở thành chốn đi về của thân nhân liệt sỹ và cũng là địa điểm gần gũi của người dân quanh khu vực. Hàng năm, Ban Quản lý Nghĩa trang đón tiếp hàng vạn khách đến thắp hương thăm viếng tưởng nhớ các Anh hùng liệt sỹ đã hy sinh anh dũng cho cả hai dân tộc.

Hình 13: Lễ hội uống nước nhớ nguồn tại Nghĩa Trang quốc tế Việt - Lào

Cùng với thời gian, những hoạt động của Quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam giúp Lào trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc mãi mãi là biểu tượng cao đẹp, trong sáng về tình đoàn kết đặc biệt, liên minh chiến đấu Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam hiếm có trong lịch sử quan hệ giữa các quốc gia, dân tộc trên thế giới đúng như lời của đồng chí Cay-xỏn Phôm-vi-hản: “Trong mọi sự thành công của cách mạng Lào, đều có sự đóng góp trực tiếp của cách mạng Việt Nam; trên mỗi chiến trường của Tổ quốc thân yêu của chúng tôi, đều có xương máu của các chiến sỹ quốc tế Việt Nam hòa lẫn với xương máu của cán bộ, chiến sỹ và nhân dân các bộ tộc Lào chúng tôi”.

Nghĩa trang liệt sỹ Việt – Lào là công trình biểu tượng tình đoàn kết thủy chung, son sắt của hai dân tộc anh em. Chiến tranh đã lùi xa, nhưng dư âm của nó vẫn còn trong mỗi làng quê, con phố khắp đất nước Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: “Máu đào của các chiến sỹ đã nhuốm lá cờ cách mạng thêm đỏ chói. Sự hy sinh của các liệt sỹ đã chuẩn bị cho đất nước nở hoa độc lập, kết quả tự do”. Và không chỉ chiến đấu cho đất nước mình, những chiến sỹ tình nguyện Việt Nam đã không tiếc tuổi thanh xuân của mình cho nhiệm vụ quốc tế cao cả, cho tình hữu nghị giữa Việt Nam với các nước láng giềng bè bạn...

5. Cách thức khai thác và sử dụng tư liệu các di tích lịch sử tiêu biểu của huyện Anh Sơn vào dạy học lịch sở ở trường THPT

Một phần của tài liệu sáng kiến kinh nghiệm KHAI THÁC và sử DỤNG tư LIỆU các DI TÍCH LỊCH sử của HUYỆN ANH sơn vào dạy học LỊCH sử TRONG CHƯƠNG TRÌNH TRUNG học PHỔ THÔNG (Trang 27 - 30)