Di tích khảo cổ Hang Đồng Trương

Một phần của tài liệu sáng kiến kinh nghiệm KHAI THÁC và sử DỤNG tư LIỆU các DI TÍCH LỊCH sử của HUYỆN ANH sơn vào dạy học LỊCH sử TRONG CHƯƠNG TRÌNH TRUNG học PHỔ THÔNG (Trang 33)

- Giáo viên sử dụng vào dạy mục 2 (Bài 13- Lịch sử 10 cơ bản): Sự hình thành

và phát triển của công xã thị tộc.

- Mục đích: Giúp học sinh hiểu sâu sắc thêm về sự hình thành và phát triển của công xã thị tộc sau khi đã học xong bài 13, lịch sử 10 cơ bản, đồng thời giúp các em biết được thời nguyên thủy vùng đất Anh Sơn đã có con người cư trú.

- Hình thức: Dạy bài mới trên lớp qua tích hợp, lồng ghép trong bài 13 – Lịch sử 10 cơ bản

- Phương pháp: Giáo viên sử dụng hình thức: Triển lãm các thành tựu khảo cổ học về chủ đề: dấu tích người nguyên thủy trên đất Anh sơn

- Thời gian chuẩn bị của học sinh: Khoảng 5 đến 7 ngày. Yêu cầu học sinh sưu tầm hình ảnh về các hiện vật của hang Đồng Trương dán vào tờ giấy Ao có ghi chú

- Sau đó đến giờ học, phần tích hợp đã nêu ở trên, GV cho học sinh treo phần triển lãm của nhóm mình.

- GV sẽ nhận xét và tổng kết phần nội dung qua các thành tựu đã triển lãm đó Trong đợt khai quật do Viện Khảo cổ học Việt Nam chủ trì đã thu được các loại di vật gồm có: đồ đá: 1.176 di vật đá ; đồ gốm: 4.457 mảnh gốm; đồ đất nung: 16 dọi xe chỉ; đồ đồng: 24 tiêu bản (trong đó 16 di vật đồng mang đặc trưng đồ đồng văn hóa Đông Sơn

Ngoài các di vật trên, trong hố khai quật di chỉ hang Đồng Trương còn phát hiện được 05 bếp lửa, 10 mộ táng và một số tàn tích xương răng động vật và vỏ nhuyễn thể thuộc lớp văn hóa Hòa Bình.

Anh Sơn là nơi chứng kiến những bước đi đầu tiên của loài người thuộc thời kỳ văn hóa Hòa Bình và thuộc giai đoạn đầu của nền văn hóa Đông sơn

Một phần của tài liệu sáng kiến kinh nghiệm KHAI THÁC và sử DỤNG tư LIỆU các DI TÍCH LỊCH sử của HUYỆN ANH sơn vào dạy học LỊCH sử TRONG CHƯƠNG TRÌNH TRUNG học PHỔ THÔNG (Trang 33)