Hình thức sử dụng:

Một phần của tài liệu sáng kiến kinh nghiệm KHAI THÁC và sử DỤNG tư LIỆU các DI TÍCH LỊCH sử của HUYỆN ANH sơn vào dạy học LỊCH sử TRONG CHƯƠNG TRÌNH TRUNG học PHỔ THÔNG (Trang 30 - 32)

b. Di tích lịch sử đền Trương Hán

5.1. Hình thức sử dụng:

Khi sử dụng tư liệu các di tích lịch sử địa phương giáo viên phải nghiên cứu kỹ nội dung chương trình môn lịch sử đang hiện hành ở trường THPT, tìm hiếu kỹ

về năng lực, đặc điểm tâm sinh lí, khả năng, nhu cầu học tập bộ môn của các em học sinh; điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường để sử dụng những hình thức dạy học cho phù hợp. Về cơ bản có hai hình thức sử dụng, đó là sử dụng vào bài học nội khóa và hoạt động ngoại khóa.

- Sử dụng tư liệu các di tích lịch sử vào dạy học nội khóa bao gồm:

+ Thư nhất: Những bài học lịch sử trong chương trình thông sử có những nội dung liên quan đến các di tích lịch sử như về lĩnh vực nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, những bài học có các sự kiến gắn liền các di tích lịch sử địa phương liện quan đến những sự kiện đó

+ Thứ hai: Sử dụng trong chuyên đề lịch sử địa phương: Chuyên đề 3: Lịch sử Nghệ An qua các di tích tiêu biểu

- Sử dụng tư liệu các di tích lịch sử vào dạy học Ngoại khóa: Tùy vào mục đích, năng lực, nhu cầu học sinh,thời gian, địa điểm, quy mô mà có thể tiến hành dưới nhiều hình thức ngoại khóa khác nhau. Cơ bản có các hình thức sau

+ Thứ nhất: Đọc sách, là hình thức nhằm bổ trợ thêm kiến thức cho học sinh sau những giờ học trên lớp. Để đạt hiệu qủa, giáo viên phải lập các danh mục đầu sách học sinh cần đọc, Phải có tài liệu có thể do nhà trương hoặc giáo viên trực tiếp cung cấp hoặc huy động tài liệu từ tìm kiếm, sưu tầm của các em học sinh. Từ đó giáo viên hướng dẫn các em cách đọc sách để lĩnh hội những tri thức nhằm phục vụ học tập, có thể đọc sách tại phòng đọc thư viện ngoài giờ học chính khóa, có thể đọc sách ở nhà. Sau khi đọc sách, giáo viên nên cho học sinh viết bài thu hoạch qua một số bài tập để kiểm tra mức độ lĩnh hội tri thức của học sinh

+ Thứ hai: Kể chuyện lịch sử, là một hình thức khá hấp dẫn và có tính giáo dục rất cao nhằm chuyển tải kiến thức lịch sử qua các câu chuyện lịch sử đảm bảo tính chính xác, khoa học, chân thực, tuyệt đó hong được hư câu, lì kỳ. Kể chuyện lịch sử trong giờ ngoại khóa thường gắn với một sự kiện trọng đại của dân tộc có liên quan đến một nhân vật lịch sử hoặc mọt di tích lịch sử nào đó của của dân tộc

Ví dụ: Tổ chức hoạt động ngoại khoa kỷ niệm ngày thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam. Giáo viên có thể kể những câu chuyện về Nguyễn Ái Quốc liên quan đến quá trình hoạt động cứu nước tiến tới thành lập Đảng cộng sản Việt Nam, Liên hệ tại địa phương trong thời kỳ này, Giáo viên kể một số câu chuyện về Hiệu Yên Xuân – Chi bộ cộng sản đầu tiên tại Huyện Anh Sơn

+ Thứ ba: Tổ chức học sinh trải nghiệp sáng tạo, hình thức này gắn với tham quan lịch sử, tổ chức cho các em học sinh đi tham quan các bảo tàng lịch sử, các di tích, nơi ghi dấu một sự kiện lịch sử tiêu biểu nào đó. Hình thức học tập này giúp các em tận mắt nhìn thấy được, cụ thể hóa những kiến thức từ sách vở, tạo ấn tượng sâu sắc trong tâm trí và tạo hứng thú, phát huy tính tích cực trong học tập

Ví dụ: Khi học sinh lớp 12 học về thời kỳ kháng chiến chống Mỹ ( 1954 – 1975), Giáo viên có thể tổ chức các em tham quan Nghĩa trang Quốc tế Việt – Lào. Sau buổi tham quan, giáo viên cho học sinh viết bài thu hoạch về cá vấn đề như: hãy trình bày những hiểu biết của em về nghĩa trang Quốc tế Việt – Lào; cảm nhận của em về sự hi sinh của các chiến sĩ trong kháng chiến chống Mỹ qua Nghĩa trang Quốc tế Việt – Lào? ….Qua đó không chỉ giúp các em biết cụ thể về nghĩa trang Việt – Lào, hiểu sâu sắc hơn về kiến thức lịch sử thời kỳ chống Mỹ cứu nước mà còn giáo dục các em lòng yêu nước niềm tự hào dân tộc, lòng biết ơn những người đã hi sinh anh dũng để bảo vệ nền độc lập của dân tộc. qua đó rèn luyện kỹ năng quan sát,khám phá, tìm hiểu lịch sử, ký năng viết bài thu hoạch,…

+ Ngoài các hình thức trên, hoạt động ngoại khóa còn có các hình thức khác, như: Dạ hội lịch sử, gặp gỡ các nhân chứng lịch sử, trò chơi lịch sử, dạ hội lịch sử, thảo luận về các vấn đề lịch sử

Song, dù tổ chức dưới hình thức nào cũng đều nhằm đảm bảo các mục đích – yêu cầu sau:

Về kiến thức: Những tư liệu lịch sử địa phương nói chung và tư liệu các

di tích lịch sử nói riêng giúp học sinh tiếp nhận những tri thức lịch sử dần tộc toàn diện hơn, mở rộng tầm nhìn, khả năng hiểu biết của học sinh trong quá trình tiếp nhận môn học, đặc biết hiểu biết cụ thể, chi tiết những di tịch lịch sử tiêu biểu của Huyện nhà.

Về kỹ năng: Qua sử dụng tư liệu lịch sử địa phương sé giúp học sinh rèn

luyện kỹ năng tự học, tự khám phá, tập hợp tài liệu, viết bài thu hoach gắn “ học đi đôi với hành”, phát huy tốt kỹ năng thực hành bộ môn.

Về tư tưởng: Góp phần giáo dục các em biết trân trọng, gìn dữ những giá

trị lịch sử, văn hóa mà cha ông ta đã tạo dựng nên, bồi dưỡng thêm cho các em lòng yêu quê hương, yêu đất tổ quốc, biết ơn sâu sắc những anh hùng đã ngả xuống vì nền độc lập dân tộc. Từ đó các em sẽ có ý thức yêu quê hương – nơi chôn rau cắt rốn nhiều hơn, cố gắng lao động và học tập tốt hơn để sau này góp phần nhỏ bé của mình vào xây dưng và phát triển quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp

Tác giả đề tài rất muốn nghiên cứu tất cả các hình thức sử dụng được nêu trên nhưng do thời lượng không cho phép và căn cứ vào phạm vi đề tài nên tôi chỉ tập trung nghiên cứu khai thác và sử dụng các di tích tiêu biểu trên địa bàn của huyện nhà vào dạy học nội khóa.

Một phần của tài liệu sáng kiến kinh nghiệm KHAI THÁC và sử DỤNG tư LIỆU các DI TÍCH LỊCH sử của HUYỆN ANH sơn vào dạy học LỊCH sử TRONG CHƯƠNG TRÌNH TRUNG học PHỔ THÔNG (Trang 30 - 32)