3. Nội dung nghiên cứu
3.4.5. Nghiên cứu ảnh hưởng của 2,4 D đến khả năng phát sinh chồi cây
khi sử dụng đoạn thân là môi trường MS cơ bản bổ sung sucrose 30 g/l + agar 8,5 g/l + BAP 1,0 mg/l và IBA 0,3 mg/l.
3.4.5. Nghiên cứu ảnh hưởng của 2,4- D đến khả năng phát sinh chồi cây Đông hầu vàng Đông hầu vàng
3.4.5.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của 2,4- D đến khả năng tạo mô sẹo của lá cây Đông hầu vàng
Kết quả nghiên cứu khả năng tạo mô sẹo từ lá Đông hầu vàng trên môi trường MS cơ bản bổ sung 2,4- D với nồng độ 0,5 đến 2,5 mg/l sau 3 tuần được thể hiện trong bảng 3.8.
Đối với mảnh lá trong môi trường 2,4- D sau 1 tuần để tối, 2 tuần để sáng bắt đầu có sự tạo thành mô sẹo ở tất cả các ngưỡng nồng độ, nhưng có sự khác nhau về tỷ lệ cụ thể. Sau khoảng 3 tuần nuôi cấy, các khối mô sẹo được hình thành ở mép cắt. Về hình thái, mô sẹo hơi xốp có màu trắng đục, sau chuyển màu vàng trong khi kéo dài thời gian nuôi cấy. Mẫu lá nuôi ở các nồng độ 2,4- D 1,5 mg/l và 2,0 mg/l, cho thấy khả năng tạo các khối mô sẹo với tỷ lệ tăng trưởng nhanh nhất (lần lượt là 93,33% và 90,0%) và chất lượng khối mô
sẹo tốt. Trong khi đó, nồng độ 2,4- D quá cao sẽ ức chế hoạt động tạo mô sẹo, cụ thể, tại các bình bổ sung nồng độ 2,4- D lên tới 2,5 mg/l tỷ lệ hình thành khối mô sẹo giảm (17,26 %).
Bảng 3.8. Ảnh hưởng của 2,4- D đến khả năng tạo mô sẹo ở lá Đông hầu vàng
Nồng độ 2,4- D (mg/l)
Tỷ lệ tạo mô sẹo (%)
Khối lượng mô
sẹo (g/mẫu) Chất lượng mô sẹo
0 0 0 Không tạo mô sẹo
0,5 76,56 1,56 ± 0,00 Mô sẹo vàng đục, hơi khô, rời rạc 1,0 86,67 1,92 ± 0,01 Mô sẹo vàng trong, hơi
xốp, mọng nước 1,5 93,33 2,18 ± 0,01 Mô sẹo vàng trong, hơi
xốp, mọng nước
2,0 90,00 2,06 ± 0,00 Mô sẹo xanh nhạt, chắc, mọng nước
2,5 17,26 1,19 ± 0,00 Mô sẹo ít, màu trắng nhạt, rời rạc
Mô sẹo ở tất cả các ngưỡng bổ sung 2,4- D sau 8 tuần nuôi cấy có sự tăng sinh từ những khối mô sẹo có sẵn phát triển lan nhanh ra toàn bộ bề mặt phiến lá, những phần lá không tạo mô sẹo có xu hướng úa vàng đi. Khối mô sẹo trong môi trường 2,4- D 2,0 mg/l tuy có sự tăng sinh chậm hơn, nhưng chất lượng mô sẹo và độ ổn định tốt hơn khối mô sẹo trong môi trường 2,4- D 1,5 mg/l. Mô sẹo được hình thành trên môi trường bổ sung 2,4- D 2,0 mg/l có dạng chắc, xanh nhạt, mọng nước và ở một số bình có hình thành rễ bất định. Do đó, môi trường tạo mô sẹo phù hợp cho lá Đông hầu vàng là môi trường MS cơ bản bổ sung sucrose 30 g/l + agar 8,5 g/l và 2,4- D 2,0 mg/l. Mô sẹo được lựa
chọn đem cắt thành những mảnh nhỏ và cấy chuyển sang môi trường mới để tiếp tục nghiên cứu tái sinh chồi.
3.4.5.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của BAP đến khả năng tái sinh chồi từ mô sẹo cây Đông hầu vàng
Mô sẹo được tạo ra từ môi trường bổ sung 2,4- D 2,0 mg/l sẽ được chọn và tái sinh trên môi trường bổ sung BAP với các nồng độ khác nhau (0,5; 1,0; 1,5; 2,0 và 2,5 mg/l). Sau 4 tuần nuôi cấy kết quả thu được thể hiện qua bảng 3.9 và hình 3.6.
Bảng 3.9. Ảnh hưởng của BAP đến khả năng tái sinh chồi từ mô sẹo cây Đông hầu vàng
Nồng độ BAP (mg/l) Số chồi/ mẫu Chất lượng chồi
0,5 0,65 ± 0,10 Chồi yếu
1,0 1,32 ± 0,11 Chồi nhỏ, xoăn, mọng nước
1,5 1,81 ± 0,10 Chồi nhỏ, xanh nhạt
2,0 3,03 ± 0,22 Chồi to, khỏe, xanh đậm
2,5 1,97 ± 0,19 Chồi to, khỏe, xanh đậm
Kết quả cho thấy môi trường có bổ sung BAP 0,5 mg/l và 1,0 mg/l có khả năng tái sinh chồi thấp (0,65 và 1,32 chồi/mẫu), chất lượng chồi không đáp ứng, chồi yếu. Ở nồng độ cao BAP cao hơn, khả năng tái sinh cao hơn, lá phát triển mạnh, xuất hiện rễ bất định (đặc biệt là ở nồng độ BAP 2,0 mg/l cho 3,03 chồi/mẫu). Do đó, môi trường MS cơ bản bổ sung sucrose 30 g/l + agar 8,5 g/l và BAP 2,0 mg/l là môi trường thích hợp cho việc tái sinh chồi từ mô sẹo ở cây Đông hầu vàng.