1. Phân tích các căn cứ xây dựng chiến lược
1.1. Dự báo về môi trường
1.1.1. Môi trường kinh tế: kinh tế Việt nam trong những năm qua vốn giữ được tốc độ phát triển liên tục, tốc độ tăng trưởng GDP trong những năm qua ở mức từ 9% – 10% độ phát triển liên tục, tốc độ tăng trưởng GDP trong những năm qua ở mức từ 9% – 10% mỗi năm (GDP trong kế hoạch quốc gia 1996 – 2000 là 10%/năm). Dự báo này xuất phát từ những cơ sở sau:
+ Các ngành sản xuất trong nước phát triển theo chiều hướng tốt, làm tăng đầu tư cho sản xuất kinh doanh tại Việt nam của thương gia trong và ngoài nước.
+ Đô thị hóa nông thôn, tăng năng suất trong nông nghiệp lên một bước đáng kể, sản lượng dầu khí khai thác được ngày càng tăng làm tiền đề cho các ngành khai thác có điều kiện phát triển.
+ Công ăn việc làm cho người lao động ngày càng tăng (thất nghiệp 25%), riêng Thành Phố Đà Nẵng trong kế hoạch 1996 – 2000 giảm còn 10%.
+ Nguồn vốn tín dụng quốc tế đã chú ý đến thị trường Việt nam. Chính phủ luôn tạo được những nguồn vốn ưu đãi từ nước ngoài nhằm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho đất nước.
+ Khu vực Miền Trung đã được Chính Phủ quan tâm phát triển các khu du lịch, khu chế xuất và khu công nghiệp tập trung mà Thành Phố Đà Nẵng là một trong những vùng trọng điểm sẽ được chú ý hơn trong hiện tại và tương lai.
+ Từ tình hình thục tế và khả năng trong tương lai, dự kiến tốc độ tăng trưởng kinh tế Thành Phố Đà Nẵng sẽ đạt từ 18% - 20% mỗi năm.
+ Tình hình thế giới và khu vực ASEAN có nhiều khả quan, theo dự báo kinh tế thế giới sẽ có mức tăng trưởng bình quân 2%- 3%mỗi năm.
Tóm lại, từ xu hướng đã nêu trên cho thấy môi trường kinh tế báo hiệu nhiều điều kiện thuận lợi cho các tầng lớp dân cư về việc giải quyết công ăn việc làm và thu nhập trong tương lai. Điều này sẽ dẫn đến việc gia tăng nhanh chóng chỉ tiêu của dân cư trong tương lai, đặc biệt là nhu cầu ăn, ở…
1.1.2. Môi trường chính trị - pháp luật
Chính trị ổn định, mối quan hệ ngoại giao ngày càng mở rộng và được cải thiện là yếu tố tác động tích cực đến phát triển kinh tế đất nước.
Hệ thống pháp luật, hệ thống hành chính được cải cách, hoàn thiện không ngừng. Pháp luật đã đi vào hoạt động kinh tế tạo nên môi trường thuận lợi, an toàn cho các doanh nghiệp trong kinh doanh.
Quan điểm của Đảng và Nhà Nước về vai trò chủ đạo của nền kinh tế quốc dân trong phát triển kinh tế là thuận lợi lớn cho các doanh nghiệp Nhà Nước nới chung và Công ty vật liệu xây dựng – xây lắp và kinh doanh nhà nói riêng trong những năm đến.
1.1.3. Môi trường văn hóa xã hội
Sự biến đổi kinh tế và chính trị pháp luật cũng làm chuyển biến hệ thống văn hóa xã hội, làm thay đổi thu nhập và cơ cấu chi tiêu trong dân chúng theo chiều hướng tăng
trưởng kinh tế như dự đoán, kết hợp với các chính sách xã hội của Đảng và Nhà Nước, khả năng thu nhập của dân cư trong thời gian đến sẽ được cải thiện.
Dự kiến thu nhập và chi tiêu:
Thu nhập gia tăng thêm chi tiêu của dân chúng để cải thiện đời sống về vật chất và tinh thần, trong đó có nhu cầu về xây dựng nhà ở.
Từ thực tiễn nền kinh tế nước ta bắt đầu khởi sắc, kết hợp với các phương pháp dự báo định mức và ngoại suy xu hướng, chúng ta có thể xác định xu hướng tiêu dùng của dân cư vào năm đến cũng như hiện tại.
Tỷ lệ chi tiêu so với tổng thu nhập hiện nay vào khoảng 68%, với xu hướng như hiện nay thì tỷ lệ này tăng lên 72% trong vài năm tới.
Từ kết quả này chúng ta có thể tính được tốc độ tăng tiêu dùng của dân chúng qua cách tính sau:
1.2. Dự báo về tình hình cạnh tranh trên thị trường
Từ đánh giá về môi trường làm tiền đề cho các dự báo về tình hình cạnh tranh trong nước, khu vực Miền Trung và đặc biệt là Tỉnh Quảng Nam và Thành Phố Đà Nẵng.
1.2.1. Xu hướng về tập đoàn hóa
Xu hướng này nhằm tăng cường vai trò của doanh nghiệp Nhà Nước trong bối cảnh nền kinh tế nước nhà hội nhập đầy đủ vào khối ASEAN, Nhà Nước chủ trương kiện tàon một bước các doanh nghiệp Nhà Nước nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước bằng cách nhóm gộp các doanh nghiệp với nhau để tạo thành những doanh nghiệp có quy mô lớn hơn về mọi mặt (năng lực, vốn, thiết bị, công nghệ, phạm vi hoạt động…) và ở cấp quốc gia, đó là việc thành lập các Tổng Công ty manh hơn như: Tổng Công ty điện lực, Tổng Công ty than, Tổng Công ty xi măng, Tổng Công ty xuất - nhập khẩu thuỷ sản, Tổng Công ty dầu khí… và đang thành lập các Tổng Công ty xây dựng, Tổng Công ty sản xuất vật liệu xây dựng. Điều này sẽ làm cho sức mạnh cạnh tranh của các đơn vị kinh doanh nagỳ càng tăng cường, giảm nguy cơ cạnh tranh trong nội bộ ngành.
1.2.2. Xu hướng cạnh tranh từ các thành phần kinh tế khác
Trong nền kinh tế hàng hóa của nước ta hiện nay, mọi thành phần kinh tế đếu tự do kinh doanh theo đúng pháp luật. Các hình thức sở hữu có thể hỗn hợp, đan xen với nhau tạo thành các tổ chức kinh doanh đa dạng, các doanh nghiệp không quan hệ sở hữu đều tự do kinh doanh, hợp tác cạnh tranh với nhau, bình đẳng trước pháp luật. Với môi trường kinh tế như vậy, nguy cơ cạnh tranh thường xuyên xảy ra gay gắt giữa các thành phần kinh tế, đặc biệt là đối với thị trường xây dựng đang có chiều hướng phát triển.
1.2.3. Xu hướng gia nhập thị trường xây dựng của các đối thủ nước ngoài
Việc Việt Nam hội nhập đầy đủ vào ASEAN có thể dẫn tới các Công ty của các nước trong khu vực có điều kiện tham nhập vào nước ta làm tăng các nguy cơ cạnh tranh, cho đến năm 2010 thì các doanh nghiệp trong nước phải đối đầu với nhiều đối thủ cạnh tranh mới.
Tóm lại, với xu thế trên cho thấy, môi trường cạnh tranh đối với Công ty trong tương lai sẽ có sự cải thiện đáng kể theo hướng giảm thấp áp lực cạnh tranh đối với Công ty.
1.3. Dự báo về nhu cầu thị trường
Mức tăng thu nhập
bình quân Mức độ tăng dân số
= x x
Tốc độ tăng
Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty khá đa dạng nên sản phẩm của Công ty cũng hết sức phong phú và được tiêu thụ trên địa bàn Miền Trung. Do đó quá trình nghiên cứu và dự báo nhu cầu tập trung vào thị trường trong giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2010 sẽ là:
Trước khi dự báo nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm chủ yếu của Công ty, chúng ta cần nghiên cứu và dự báo tình hình phân bổ dân cư theo thu nhập (tài liệu điều tra đời sống và kinh tế gia đình năm 1996) của quá khứ và hiện tại.
Biểu: Dự kiến cơ cấu tiêu dùng của dân cư
Nội dung chi tiêu 1998 1999 2000 2001 2005 2010
1. Chi cho ăn uống
2. Nhu cầu về nhà ở và xây dựng 3. May mặc và đi lại
4. Chi cho học hành 5. Chi cho kinh tế 6. Chi khác
Tổng chi tiêu
Căn cứ dự báo nói trên, chúng ta tiến hành dự báo các nhu cầu thị trường về vật liệu xây dựng và nhà ở mà Công ty đã và đang kinh doanh theo các mục tiêu chiến lược đề ra.
1.3.1. Dự báo về nhu cầu vật liệu xây dựng
Theo số liệu thống kê, nhu cầu xi măng trong nước ngày càng tăng mạnh mẽ từ… triệu tấn năm 1994 lên… triệu tấn năm 1995, đến năm 1997 khoảng… triệu tấn xi măng các loại, như vậy tốc độ tăng từ…% đến…%/năm, dự báo đến năm 2003 cả nước có nhu cầu từ… triệu tấn xi măng các loại. trong khi đó năng lực sản xuất của nhà máy xi măng trong cả nước chưa đảm bảo cung ứng từ… nhu cầu của cả nước, số còn lại phải nhập ngoại mới đảm bảo xi măng cung ứng toàn thị trường. Hiện nay khu vực Miền Trung được coi là khu vực tiêu thụ xi măng nhiều nhất, đặc biệt là Quảng Nam và Thành Phố Đà Nẵng. Từ đó ta dự báo lượng tiêu thụ xi măng của Công ty cho đến năm 2003 dựa trên số lượng qua các năm sau: