BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ SỬ DỤNG MÁY THI CÔNG

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY TNHH TK – XD – TM THIÊN AN (Trang 68 - 70)

XL DDCKGiá dự toán của

CÔNG TY TNHH TK – XD – TM THIÊN AN

BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ SỬ DỤNG MÁY THI CÔNG

Tháng... năm....

Công trình: ...

TT Tên xe, máy Số CT Ngày CT Diễn giải ĐVT SL Thành tiền

Giải pháp 12: Theo dõi, hạch toán các khoản làm giảm giá thành.

Công ty nên tổ chức theo dõi, hạch toán các khoản giảm giá thành, đặt biệt là chi phí nguyên vật liệu. Hiện tại, Công ty không tiến hành hạch toán các khoản làm giảm giá thành, điều này không chỉ gây lãng phí và thất thoát lớn cho doanh nghiệp mà còn không phù hợp với chế độ kế toán, đồng thời không phản ánh đúng giá thành thực tế của từng công trình. Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam – chuẩn mực 15 – Doanh thu của hợp đồng xây dựng, “chi phí liên quan trực tiếp đến từng hợp đồng có thể được giảm nếu có các khoản thu khác không bao gồm trong doanh thu hợp đồng. Ví dụ: các khoản thu từ việc bán nguyên vật liệu, vật liệu thừa, thanh lý máy móc thiết bị, công cụ dụng cụ thi công khi kết thúc hợp đồng.”

Doanh nghiệp nên tổ chức theo dõi, quản lý các vật tư, công cụ dụng cụ, máy móc thiết bị... sau khi hoàn thành công trình và hạch toán phù hợp. Cụ thể:

 Với vật liệu, công cụ dụng cụ sử dụng cho thi công từng công trình:

Khi công trình hoàn thành, các đội nên lập bảng kê vật tư sử dụng cho công trình, biên bản kiểm kê vật tư còn lại cuối kỳ... Kế toán căn cứ vào các chứng từ liên quan ghi giảm chi phí:

 Nếu vật liệu thừa, phế liệu thu hồi nhập kho: Nợ TK 152

Có TK 154

 Nếu vật liệu thừa, phế liệu thu hồi đem bán: Nợ TK 111, 112

SVTH: Nguyễn Lê Thanh Ngân – MSSV: 08125059 69

Có TK 154 Có TK 3331

 Với máy móc thiết bị đã khấu hao xong, công cụ dụng cụ chuyên dùng cho công trình:

Khi kết thúc hợp đồng, doanh nghiệp tiến hành thanh lý, căn cứ vào các chứng từ liên quan kế toán ghi:

 Phản ánh các khoản thu thanh lý: Nợ TK 111, 112, 131

Có TK 154 Có TK 3331

 Phản ánh các khoản chi thanh lý (nếu có): Nợ TK 154

Nợ TK 133

Có TK 111, 331...

Giải pháp 13: Sử dụng phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng.

Doanh nghiệp nên áp dụng thêm phương pháp tính giá thành theo ĐĐH. Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất, đặc điểm của sản phẩm xây lắp và yêu cầu của công tác quản lý, Công ty đang áp dụng phương pháp trực tiếp để tính giá thành sản phẩm là hợp lý. Song thực tế là ngoài công việc xây dựng mới các công trình, Công ty còn thực hiện nhiều hợp đồng cải tạo, nâng cấp các công trình. Các hợp đồng này có đặc điểm là thời gian thi công ngắn, giá trị khối lượng xây lắp nhỏ nên bên chủ đầu tư thường thanh toán một lần sau khi hợp đồng kết thúc. Nếu doanh nghiệp vẫn áp dụng phương pháp trên để tính giá thành thì sẽ không hợp lý. Doanh nghiệp nên áp dụng thêm phương pháp tính giá thành theo ĐĐH. Ưu điểm của phương pháp này là cho phép quản lý chi phí và giá thành theo ĐĐH một cách chi tiết, chặt chẽ. Việc tính giá thành trở nên đơn giản và nhanh chóng.

Cụ thể việc sử dụng phương pháp tính theo ĐĐH tại doanh nghiệp có thể được tiến hành như sau:

 Khi bắt đầu khởi công thì mỗi ĐĐH được mở một bảng tính giá thành.

 Hàng tháng, căn cứ vào các số liệu được phản ảnh về CP NVLTT, CP NCTT, CP SDMTC, CP SXC kế toán lập bảng tổng hợp chi phí cho tất cả các ĐĐH.

 Số liệu từ bảng tổng hợp này sẽ được chuyển vào bảng tổng hợp tính giá thành tương ứng. Khi ĐĐH hoàn thành được bên chủ đầu tư nghiệm thu và chấp nhận thanh toán thì toàn bộ CPSX đã tập hợp là giá thành sản phẩm.

 Căn cứ vào bảng tính giá thành và giá trị dự toán của ĐĐH đó, kế toán có thể phân tích giá thành ĐĐH theo các khoản mục chi phí. Từ đó đề ra các biện pháp thích hợp nhằm giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm.

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY TNHH TK – XD – TM THIÊN AN (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)