3.3.4.1. Cơ sở đề ra giải pháp
Việt Nam cũng đang vào thời kỳ “dân số vàng” với số người trong độ tuổi lao động lớn, chính là cơ hội để tạo ra bước đột phá phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đây cũng là nguồn lực lao động dồi dào đáp ứng nguồn lao động cho các doanh nghiệp đặc biệt là cho các doanh nghiệp dệt may đòi hỏi nhu cầu lao động khá lớn. Do đó, tận dụng cơ hội nguồn nhân lực của yếu tố môi trường bên ngoài, Silver Lion cần quan tâm duy trì và phát triển nguồn nhân lực của mình, đó là: nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao trong môi trường cạnh tranh ngày nay và có chế độ đãi ngộ hợp lý và hấp dẫn cho cán bộ công nhân viên, giữ chân người lao động gắn bó lâu dài cùng công ty xây dựng và phát triển, tuyển chọn đội ngũ nhân lực có chất lượng, đáp ứng yêu cầu mởrộng sản xuất của Silver Lion.
3.3.4.2. Nội dung của giải pháp Duy trì và củng cố nguồn nhân lực Duy trì và củng cố nguồn nhân lực
Tạo cơ hội thăng tiến cho những người có khả năng thực sự trong các lĩnh vực, điều kiện cho họ học tập nâng cao trình độ. Công tác đào tạo, huấn luyện đối với đội Ngũ công nhân trực tiếp sản xuất cần chú trọng thực hiện thường xuyên, nhằm cập nhật và bổ sung, bồi dưỡng nâng cao trình độ tay nghề cho cán bộ công nhân viên trong điều kiện sự thay đổi về công nghệ sản xuất diễn ra thường xuyên, liên tục. Hình thức đào tạo phù hợp với các đối tượng này là đào tạo tại chỗ do các nhân viên có kỹ năng nghề nghiệp khá giỏi của Công ty đảm nhận hoặc gửi đến các trường Cao đẳng, Đại học.
Đối với lãnh đạo chủ chốt của Công ty, hàng năm Công ty nên đăng ký tham gia các hội thảo chuyên đề sản xuất, kinh doanh trong nước và ngoài nước, tham quan, học hỏi kinh nghiệm từ các công ty may lớn, qua hội thảo và tham quan thực
tế các lãnh đạo có thể tiếp thu những kinh nghiệm trong chuyên môn, trong quản lý điều hành và ứng dụng trong thực tiễn để điều hành Công ty hiệu quả hơn. Tạo điều kiện cho các cán bộ quản lý cập nhật những thông tin, kiến thức mới trong các lĩnh vực như: phương pháp quản lý, kinh doanh tiên tiến của thế giới hiện nay, kiến thức về vật liệu mới trong ngành May mặc, kiến thức marketing, thương mại quốc tế… Từ đó, họ có tầm nhìn, tư duy phù hợp hơn trong kinh doanh theo cơ chế thị trường. Cần xây dựng hệ thống bản mô tả công việc cho từng công việc cụ thể, từng phòng ban, qua đó giúp công tác tuyển dụng, đào tạo cũng như việc kiểm tra đánh giá mức độ hoàn thành công việc sẽ hiệu quả hơn.
Xây dựng chế độ đãi ngộ hợp lý và hấp dẫn
Tiếp tục phát huy chế độ chính sách tiền lương, ưu đãi trong lương bổng, tiền thưởng, phúc lợi và thật sự là đòn bẩy kinh tế tạo sự gắn bó công nhân với công ty. Các mức thưởng xứng đáng cho những người có thành tích tốt trong hoạt động của họ đem lợi ích cho công ty.
Cần cải thiện môi trường làm việc cho nhân viên (ánh sáng, tiếng ồn, nhiệt độ...), đặc biệt là cho công nhân trực tiếp sản xuất. Đây là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tâm sinh lý của người công nhân. Nếu muốn họ gia tăng năng suất cần phải tạo tâm lý thoải mái trong công việc. Do đó, tại các xí nghiệp may, xí nghiệp thiêu, công ty cần trang bị thêm máy hút hơi nóng, máy hút bụi, đèn tại các phân xưởng…
Ưu tiên giữ lao động có tay nghề bằng các chính sách đãi ngộ vật chất và tinh thần. Tạo môi trường và tâm lý làm việc thoải mái cho người lao động: Silver Lion thường xuyên tổ chức các cuộc thi tay nghề, khuyến khích những nhân viên giỏi tham gia, tổ chức các chương trình ca nhạc, quan tâm, động viên người lao động, hỗ trợ khi họ hoặc gia đình họ gặp khó khăn, tổ chức du lịch cho nhân viên để phục hồi sức khỏe và tinh thần.
Thực hiện nghiêm túc cơ chế giám sát, kiểm tra và có cơ chế thưởng hợp lý để kích thích các bộ phận hoạt động có hiệu quả. Tạo cơ hội cho tất cả mọi người học tập, nghiên cứu để phát triển, thăng tiến trong nghề nghiệp. Phối hợp với tổ chức công đoàn xây dựng nhà ở tập thể cho công nhân, giúp họ an tâm làm việc.
Thực hiện tốt các giải pháp trên giúp cho Silver Lion ổn định nguồn nhân lực, nâng cao năng suất lao động, thu hút lao động có chất lượng cao, giảm thiểu tình trạng “chảy máu chất xám” ở một số công ty. Đáp ứng yêu cầu trước mắt cũng như lâu dài cho sự phát triển bền vững của Công ty khi mà chất lượng nguồn nhân lực ngày càng đóng vai trò quan trọng trong xu thế hội nhập toàn cầu, cạnh tranh gay gắt.
3.4. KIẾN NGHỊ
3.4.1. Về phía Hiệp hội Dệt May Việt Nam
Vai trò của Hiệp hội Dệt May Việt Nam được xác định là tăng cường hỗ trợ cho hoạt động của doanh nghiệp thông qua các giải pháp sau:
- Cần tiếp tục kiện toàn bộ máy tổ chức để thực hiện tốt vai trò là người hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm thị trường, nguồn nguyên liệu, giúp liên kết các doanh nghiệp với nhau để mở rộng năng lực sản xuất, là đại diện hữu hiệu để phản ánh nhu cầu, yêu cầu của doanh nghiệp tới Chính phủ.
- Cần có bộ phận, nhóm tổ chức thu thập, phân tích và xử lý thông tin về thị trường, yêu cầu của nhà nhập khẩu, chính sách nhập khẩu của thị trường nhập khẩu và sự biến động của chính sách nhằm cập nhật kịp thời cho doanh nghiệp, về đối thủ cạnh tranh để tư vấn, hỗ trợ Silver Lion cũng như các doanh nghiệp trong công tác tiếp cận thị trường. Từ đó, có chiến lược tổ chức sản xuất và xuất khẩu cho phù hợp.
- Phân nhóm doanh nghiệp, đồng thời đề xuất những giải pháp về chuyên môn hóa nhằm giúp những doanh nghiệp có cùng ngành hàng hoặc ngành hàng hỗ trợ liên kết với nhau thành từng nhóm, chia sẻ kinh nghiệm tổ chức quản lý, công nghệ, công tác xúc tiến thương mại, đào tạo nguồn nhân lực và phát triển thị trường.
- Với tư cách đại diện cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam, Hiệp Hội Dệt May Việt Nam phải làm đầu mối tiếp xúc những tổ chức như Hiệp hội dệt may các nước trong khu vực và các thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam, những tổ chức dệt may của thế giới… nhằm hỗ trợ thông tin cho doanh nghiệp trên tầm vĩ mô, giúp nâng cao công nghệ sản xuất và công nghệ quản lý của doanh nghiệp. Hiệp hội có thể làm vai trò đầu mối để góp phần đẩy
mạnh công tác xúc tiến thương mại, tổ chức các hội chợ quốc tế chuyên ngành trong và ngoài nước.
3.4.2. Kiến nghị với Tập đoàn Dệt May
- Tăng cường phát triển công nghệ phụ trợ và ngành công nghiệp thời trang: Đầu tư nhiều hơn cho ngành dệt, nguyên phụ liệu khác. Trong những năm qua, ngành may đã có nhiều tiến bộ vượt bậc, ngược lại ngành công nghiệp dệt và sản xuất phụ liệu lại rất kém phát triển. Chính vì vậy, các doanh nghiệp may chủyếu sử dụng vải và phụ liệu từ nước ngoài nên xảy ra hiện tượng giá thành sản phẩm cao, thời gian đưa sản phẩm ra thị trường chậm, thiếu chủ động trong việc quản lý đơn hàng… Để ngành may phát triển ổn định thì ngành dệt và công nghiệp phụ trợ cũng phải phát triển một cách tương ứng, bổ sung cho nhau, tương lai ngành dệt phải đảm bảo nguyên liệu cho ngành may. Có thể hỗ trợ phát triển ngành dệt cũng như các ngành công nghệ phụ trợ khác bằng cách đầu tư cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị kỹ thuật và đẩy mạnh quá trình cổ phần hoá các nhà máy dệt.
- Việc đầu tưmáy móc thiết bị hiện đại, năng suất cao phải nhập từ nước ngoài cần đòi hỏi vốn lớn. Vì vậy, Tập đoàn cần có chính sách cho vay với lãi suất ưu đãi (thấp hơn lãi suất cho vay của ngân hàng thương mại) để các doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Từnhững phân tích những mặt mạnh–yếu, cơ hội – nguy cơ và ma trận SWOT về năng lực cạnh tranh của Silver Lion; tác giả tập trung lựa chọn các giải pháp để thực hiện thành công các mục tiêu, sứ mạng của Công ty trong giai đoạn từ nay đến năm 2020. Tác giả đã đề xuất 3 nhóm giải pháp nhằm nâng cao năng lực kinh doanh cho Công ty Silver Lion đến năm 2020, đó là:
Nhóm giải pháp cải thiện điểm yếu: Giải pháp phát triển thị trường; giải pháp đổi mới cơ cấu tổ chức, nâng cao chất lượng quản lý; giải pháp Marketing nhằm khẳng định vị thế thương hiệu Silver Lion; giải pháp về hệ thống thông tin quản lý.
Nhóm giải pháp duy trì và phát huy điểm mạnh: Giải pháp duy trì, củng cốvà phát triển nguồn nhân lực; giải pháp vềtài chính; giải pháp về công nghệ; giải pháp cắt giảm chi phí không phù hợp.
Nhóm giải pháp hỗ trợ.
Đồng thời, tác giả có một số kiến nghị góp phần thực hiện tốt các giải pháp trên.
KẾT LUẬN CHUNG
Trước xu hướng hội nhập kinh tế thế giới, ngành dệt may Việt Nam là một trong những ngành được Chính phủ đặc biệt quan tâm, hỗ trợ trong quá trình phát triển kinh tế đất nước. Thực tế cho thấy trong nhiều năm qua, ngành dệt may Việt Nam có những đóng góp tích cực vào tốc độ tăng trưởng GDP của đất nước và đem lại những lợi ích kinh tế- xã hội khác. Là một thành viên của ngành dệt may Việt Nam, Công ty Silver Lion đã đạt những thành tựu đáng khích lệ trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, trong xu thế hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, đặc biệt khi Việt Nam trở thành thành viên của AEC, quá trình cạnh tranh trong ngành dệt may tiếp tục diễn ra gay gắt và không có điểm dừng. Ngành dệt may Việt Nam nói chung và Công ty Silver Lion nói riêng đang đứng trước nhiều cơ hội cùng với những thách thức cho sự phát triển của doanh nghiệp. Để giúp Silver Lion giữ vững sự phát triển của mình, bên cạnh lý thuyết đã được học, tác giả đã kết hợp với thực tiễn hoạt động kinh doanh của Công ty Silver Lion thực hiện đề tài: “Thực trạng năng lực cạnh tranh và một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Silver Lion đến năm 2020”. Quá trình thực hiện đề tài, nội dung của luận văn đã làm rõ:
Trình bày lý thuyết về cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh, năng lực cạnh tranh, tầm quan trọng của nâng cao năng lực cạnh tranh, tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh, chuỗi giá trịvà năng lực cốt lõi của doanh nghiệp.
Giới thiệu về lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Silver Lion. Trình bày thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty, hoạt động chuỗi giá trịvà năng lực lỗi của Silver Lion, từ đó, tác giả đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty trong thời gian qua; các yếu tố môi trường tác động đến
năng lực cạnh tranh của Silver Lion, xác định cơ hội và nguy cơ Công ty gặp phải.
Từ những nội dung trên, tác giả đưa ra những giải pháp mang tính thực tiễn cao, bao gồm các nhóm giải pháp như: Nhóm giải pháp cải thiện điểm yếu, nhóm giải pháp duy trì và phát huy điểm mạnh, nhóm giải pháp hỗ trợ. Các giải pháp này đều có mối quan hệ với nhau và khi thực hiện sẽ đem lại hiệu quả cho công ty. Tác giả mong rằng với những giải pháp này sẽ giúp Công ty nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững trong thời gian sắp đến.
TÀI LIỆU THAM KHẢO - Sách
1. Nguyễn Thị Liên Diệp, Phạm Văn Nam (2003), Chiến lược & chính sách kinh doanh, NXB Thống Kê
2. Lê Đăng Doanh, Nguyễn Thị Kim Dung, Trần Hữu Hải (1998), Nâng cao năng lực cạnh tranh bảo hộ sản xuất trong nước, NXB Lao động.
3. Lê Văn Tâm,2008. Giáo trình Quản trị chiến lược. Hà Nội: Nhà xuất bản thống kê
4. Trần Văn Tùng, 2004. Cạnh tranh kinh tế: Lợi thế cạnh tranh quốc gia và chiến lược cạnh tranh của Công ty. Hà Nội: Nhà xuất bản thế giới.
5. Trần Kim Dung (2009), Quản trị nguồn nhân lực, NXB Thống kê, Hà Nội. 6. Bùi Hữu Phước (2009), Tài chính doanh nghiệp, NXB Tài chính, Tp HCM 7. Tôn Thất Nguyễn Thiêm (2004),Thị trường, Chiến lược, Cơ cấu: Cạnh tranh về
giá trị gia tăng, Định vị và phát triển doanh nghiệp, NXB Tổng hợp TP.HCM.
8. Nguyễn Văn Tuấn (2007), Phương pháp nghiên cứu khoa học, Lưu hành nội bộ, Trường Sư phạm kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh, Tp HCM.
- Các website
1. Công ty An Phước, http://www.anphuoc.com.vn 2. Tổng Cục Thống kê, http://www.gso.gov.vn.
3. Công ty CP May Nhà Bè, http://www.nhabe.com.vn
4. Công ty cổphần May Phương Đông, http://www.pdg.com.vn/
5. Tập đoàn dệt may Việt Nam, http://vinatex.com
6. Hiệp hội dệt may Việt Nam, http://www.vietnamtextile.org
7. Tập đoàn dệt may Việt Nam, http://www.vinatex.com.vn/vi/gioi-thieu/so-do-
tochuc/8451/so-do-to-chuc/newsdetail.aspx.
8. Cơ sở lý luan chung vè canh tranh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp - http://123doc.org/document/682280-co-so-ly-luan-chung-ve-canh-tranh-va-nang-luc- canh-tranh-cua-doanh-nghiep.htm
9. Khái niệm năng lưc cạnh tranh - http://luanantiensi.com/khai-niem-nang-luc-canh- tranh
10.Mô hình 5 áp lưc cạnh tranh của Michael Porter - http://marketingbox.vn/Mo-hinh- 5-ap-luc-canh-tranh-cua-Michael-Porter.html
11.Kinh tế Việt Nam tăng trưởng lien tục và ổn định http://tapchitaichinh.vn/kinh-te- vi-mo/kinh-te-dau-tu/30-nam-doi-moi-kinh-te-viet-nam-tang-truong-lien-tuc-va-on- dinh-49322.html