Đặc điểm tình hình, điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng hệ thống định vị toàn cầu xây dựng lưới địa chính cụm 07 xã, thị trấn, huyện tĩnh gia, tỉnh thanh hóa​ (Trang 36 - 40)

3. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI

3.1.1. Đặc điểm tình hình, điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

- Vị trí địa lý:

+ Từ 1050 41’ 24’’ đến 1050 46’ 54’’ kinh độ Đông + Từ 190 25’ 02’’ đến 190 28’ 31’’ vĩ độ Bắc

+ Phía Bắc giáp xã Các Sơn, Định Hải, Ninh Hải; + Phía Đông giáp Biển Đông;

+ Phía Nam giáp xã Tân Trường, Tùng Lâm, Trúc Lâm, Xuân Lâm, Hải Bình; + Phía Tây giáp huyện Như Thanh;

Hình 3.1 Sơ đồ vị trí khu đo

Theo số liệu thống kê đất đai năm 2018 của huyện Tĩnh Gia, khu vực 07 xã, Nguyên Bình, Hải Hòa, Hải Nhân, Hải Thanh, Phú Lâm, Phú Sơn và thị trấn Tĩnh Gia, huyện Tĩnh Gia tỉnh Thanh Hóa có diện tích tự nhiên và diện tích các loại đất

như sau:

Bảng 3.1. Tổng hợp diện tích các loại đất của khu vực nghiên cứu

STT Tên loại đất loại đất Diện tích theo đơn vị hành chính cấp xã TT Còng (ha) Nguyên Bình (ha) Hải Hòa (ha) Hải Nhân (ha) Hải Thanh (ha) Phú Lâm (ha) Phú Sơn (ha) I Tổng diện tích tự nhiên 124.97 3318.89 637.60 1551.53 270.54 1917.63 3447.78 1 Nhóm đất nông nghiệp NNP 33.69 2781.63 349.58 1222.94 77.37 1578.90 2734.33

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 33.52 741.62 329.92 612.90 10.49 312.74 714.30 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 18.00 637.71 244.00 530.31 10.49 300.03 410.27

1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 14.22 535.06 181.08 487.19 9.17 163.86 168.43

1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 3.78 102.65 62.92 43.12 1.32 136.17 241.84

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 15.52 103.92 85.92 82.60 12.71 304.03

1.2 Đất lâm nghiệp LNP 2011.59 17.86 565.96 61.83 1264.14 2012.78 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 1969.57 9.06 140.31 25.58 1140.14 2012.78 1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 42.02 8.80 425.65 36.25 124.00 1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 0.17 28.41 1.80 44.07 5.04 2.01 7.24 1.4 Đất làm muối LMU 1.5 Đất nông nghiệp khác NKH

2 Nhóm đất phi nông nghiệp PNN 91.08 498.24 217.86 298.71 161.61 337.52 590.82

2.1 Đất ở OCT 37.76 201.39 116.92 175.17 78.11 138.64 69.37

2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 201.39 116.92 175.17 78.11 138.64 69.37

2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 37.76

2.2 Đất chuyên dùng CDG 53.04 193.17 74.18 108.74 33.90 129.47 495.85

2.2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 6.40 1.96 0.42 1.18 0.83 0.72 0.39

2.2.2 Đất quốc phòng CQP 0.45 13.63 3.56 2.61 32.33

2.2.3 Đất an ninh CAN 0.70

2.2.4 Đất xây dựng công trình

sự nghiệp DSN 16.21 24.13 6.63 5.24 2.82 2.45 5.55

2.2.5 Đất sản xuất, kinh doanh

phi nông nghiệp CSK 2.35 8.14 14.97 9.48 18.83 2.11

2.2.6 Đất sử dụng vào mục đích

công cộng CCC 26.93 145.30 48.59 102.32 18.16 75.14 487.79

2.3 Đất cơ sở tôn giáo TON 1.87 0.79

2.4 Đất cơ sở tín ngưỡng TIN 3.27 0.32 0.05

2.5 Đất nghĩa trang, nghĩa địa,

nhà tang lễ, nhà hỏa táng NTD 0.28 26.32 17.11 14.00 8.54 9.62 8.92

2.6 Đất sông, ngòi, kênh,

rạch, suối SON 59.25 5.49 38.84 35.40 8.11

2.7 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 14.84 3.84 0.75 0.33 24.39 7.79

2.8 Đất phi nông nghiệp khác PNK

3 Nhóm đất chưa sử dụng CSD 0.20 39.02 70.15 29.88 31.57 1.22 122.63

3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 0.20 20.66 38.88 29.88 31.57 115.12

3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 19.95 1.22 7.52

3.3 Núi đá không có rừng cây NCS 18.36 11.32

II Đất có mặt nước ven biển MVB

1 Đất mặt nước ven biển

nuôi trồng thuỷ sản MVT

2 Đất mặt nước ven biển có

3 Đất mặt nước ven biển có

mục đích khác MVK

(Số liệu năm 2018 do văn phòng đăng ký huyện Tĩnh Gia)

3.1.1.3. Địa hình, giao thông, thủy hệ

a. Địa hình

Huyện Tĩnh Gia ở vị trí thuận lợi có đường quốc lộ IA và đường sắt Bắc Nam chạy qua với chiều dài hơn 35 km. Ngoài ra với hơn 42 km bờ biển, 3 cửa lạch lớn: Lạch Ghép, Lạch Bạng và lạch Hà Nẫm, đặc biệt là có cảng biển nước sâu Nghi Sơn.

Khu đo có địa hình đồng bằng. Tương đối thuận tiện cho việc thi công công trình. * Thủy Văn

Trên địa bàn huyện có 3 con sông lớn chảy qua và hàng loạt các hồ đập lớn nhỏ. - Sông Lạch Bạng: Bắt nguồn từ phía Nam vùng rừng núi Như Thanh dài 34,5km đổ ra biển ở cửa Bạng (Du Xuyên).

- Sông Yên: Nằm ở phía cực Bắc Tĩnh Gia, ranh giới huyện Tĩnh Gia với huyện Quảng Xương, sông Yên đổ ra biển ở cửa Hàn.

- Sông Cầu Đáy: Từ sông Cầu Yên chảy vào giữa huyện theo hướng Bắc Nam, nối với kênh Than để vào Nghệ An trong hệ thống kênh nhà Lê xưa tới sông Bà Hòa.

Ngoài hệ thống sông ngòi, trên địa bàn huyện còn có kênh Xước từ núi Xước ở xã Mai Lâm, chảy đổ vào cửa Bạng, có 46 đập hồ lớn nhỏ. Trên địa bàn Tĩnh Gia còn có nguồn nước ngầm với trữ lượng lớn ở Tân Trường, Trường Lâm.

Hệ thống sông ngòi, kênh, hồ nước là những yếu tố giải quyết cho những nhu cầu tưới tiêu, thủy lợi. Đồng thời, có thể phát triển dịch vụ du lịch sông nước.

* Chất đất

Chất đất của khu đo chủ yếu là đất cát, đất thịt pha cát. Nhìn chung nền địa chất trên toàn khu vực ổn định.

* Thực vật

Thực phủ tương đối đa dạng và phong phú. Trong khu dân cư các xã thực phủ tương đối dày đặc, hầu hết là trồng lúa và hoa màu.

Thời tiết khí hậu cụm 7 xã, thị trấn có các đặc trưng của vùng khí hậu đồng bằng ven biển tỉnh Thanh Hoá, chịu ảnh hưởng của vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm mưa nhiều. Chia ra làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 11; mùa khô kéo dài 5 tháng từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.

* Nhiệt độ, không khí

- Tổng nhiệt độ năm 8.500 - 8.6000C;

- Nhiệt độ không khí trung bình năm 23,10C. - Biên độ nhiệt độ trong năm là 12 - 130C.

- Nhiệt độ tối cao trung bình các tháng từ 28,30C – 40,90C, tối thấp trung bình các tháng từ 14,60C – 26,20C.

- Biên độ nhiệt bình quân các tháng từ 4,0 – 7,20C.

- Nhiệt độ trung bình cao nhất trong năm vào tháng 7 khoảng 29,10C. - Nhiệt độ trung bình thấp nhất trong năm vào tháng 1 khoảng 16,50C. * Lượng mưa

-Vùng ven biển Tĩnh Gia thường có mưa rào trong thời gian ngắn, với lượng mưa nhiều khi vượt quá 200 mm /ngày, mưa lớn thường xảy ra vào tháng 8, 9 và 10.

- Tổng lượng mưa trung bình năm; 1.874 mm.

- Lượng mưa trung bình cao nhất ; 495 mm vào tháng 9 hàng năm; - Lượng mưa trung bình thấp nhất; 33 mm vào tháng 12 hàng năm; - Số ngày mưa trong năm cộng dồn 127 ngày;

- Mùa khô hanh từ tháng (12- 4) năm sau, lượng mưa chiếm 11,6% cả năm, * Độ ẩm, không khí

Trên thực tế độ ẩm phụ thuộc chủ yếu vào độ cao tọa độ địa lý, càng lên cao độ ẩm tuyệt đối càng giảm:

- Độ ẩm trung bình của năm trong phạm vi 85 - 87 % . - Độ ẩm trung bình cao nhất 93% vào tháng 3.

- Độ ẩm trung bình thấp nhất 79% vào tháng 7.

Đặc biệt vào những tháng có gió Tây Nam khô nóng (tháng 4-7), độ ẩm không khí tối thấp tuyệt đối xuống rất thấp (61% tại tháng 7); Đồng thời trong thời gian gió Tây Nam phát triển mạnh lượng bốc hơi nước rất nhanh (98,3-138,2) mm vào tháng 5; 6; 7). Đây là yếu tố cực đoan đối với cây trồng, vật nuôi của vùng quy

hoạch; trong quá trình sản xuất nông, lâm nghiệp cần quan tâm đến thời điểm này làm cơ sở để xác định cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp nhất.

* Hướng gió

- Gió mùa Đông Bắc thổi vào mùa đông, thổi theo đợt, mỗi đợt kéo dài (3 – 4) ngày, tốc độ gió trung bình cấp 3, 4. Vào mùa đỉnh điểm tháng (12; 1; 2) tốc độ gió cao nhất có thể lên đến cấp 6, 7. Gió mùa Đông Bắc có thời gian hoạt động từ tháng (10 – 4) năm sau. Đặc điểm thời tiết khi có gió mùa Đông Bắc thường kéo theo mưa phùn, đây là điều kiện thuận lợi cho cây trồng nông nghiệp, song đối với cây trồng lâm nghiệp sẽ hạn chế quá trình quang hợp, hạn chế khả năng sinh trưởng, phát triển và khả năng ra hoa kết quả của cây trồng.

- Gió Tây Nam thổi vào mùa hè theo từng đợt (2 – 3) ngày có khi kéo dài vài tuần lễ. Gió Tây Nam khô, nóng thổi từ tháng 5 đến tháng 7. Khi có gió Tây Nam nhiệt độ không khí thường lên cao, khô và nóng ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát triển của cây trồng vật nuôi.

Trong những năm qua, thời tiết khí hậu có nhiều diễn biến phức tạp, gây rất nhiều khó khăn trong sản xuất trồng trọt, chăn nuôi và thuỷ sản. Sản xuất nông nghiệp chịu sự ảnh hưởng của gió Tây Nam khô nóng vào mùa hè, mùa đông chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc gây ra những đợt rét đậm và kéo dài. Sự chênh lệch nhiệt độ giữa 2 mùa lớn, dễ gây ra nhiều dịch bệnh đối với cây trồng, vật nuôi ảnh hưởng tới năng suất cũng như hiệu quả sản xuất nông nghiệp, gây thiệt hại lớn về kinh tế.

Tuy có khó khăn nhưng nhìn chung khí hậu và thời tiết của khu đo tương đối thuận lợi. Đặc biệt do lượng mưa phân bố đều trong năm, tập trung chủ yếu vào các tháng mùa hè - thu tháng (5-10), đây cũng là thời vụ chính trong sản xuất nông nghiệp tại địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng hệ thống định vị toàn cầu xây dựng lưới địa chính cụm 07 xã, thị trấn, huyện tĩnh gia, tỉnh thanh hóa​ (Trang 36 - 40)