Quy trình xây dựng lưới địa chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng hệ thống định vị toàn cầu xây dựng lưới địa chính cụm 07 xã, thị trấn, huyện tĩnh gia, tỉnh thanh hóa​ (Trang 42)

3. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI

3.2.1. Quy trình xây dựng lưới địa chính

Sơ đồ 1

Hình 3.2. Quy trình xây dựng lưới địa chính 3.2.2. Thiết kế lưới địa chính

3.2.2.1. Tư liệu trắc địa, bản đồ

Trong khu vực nghiên cứu có các điểm tọa độ địa chính cơ sở được dùng làm cơ sở tính truyền tọa độ về khu đo và hệ thống tư liệu bản đồ phục vụ khảo sát, thiết

Tính Baseline

Đạt

Đạt Không đạt

Không đạt

Lập báo cáo kết quả đo GPS Thiết kế lưới, chọn điểm, chôn mốc

Lập lịch đo Thiết kế ca đo Đo đạc thực địa Kiểm tra Xử lý nâng cao Đo đạc bổ sung

Kiểm tra lưới Kiểm tra

Bình sai lưới GPS

Kiểm tra kết quả bình sai

Đạt

Không đạt

Đạt Không đạt

kế lới; cụ thể như sau.

a. Hệ thống các điểm toạ độ địa chính cơ sở dùng đo nối gồm:

- Điểm ĐCCS có số hiệu: 220431 chôn tại thôn Bình Sơn, xã Phú Sơn – huyện Tĩnh Gia;

- Điểm ĐCCS có số hiệu: 220446 chôn tại thôn Bái Sim, xã Phú Sơn – huyện Tĩnh Gia;

- Điểm ĐCCS có số hiệu: 220419 chôn tại thôn 5, xã Phú Sơn – huyện Tĩnh Gia; - Điểm ĐCCS có số hiệu: 220408 chôn tại thôn Kỳ Long, xã Định Hải – huyện Tĩnh Gia;

- Điểm ĐCCS có số hiệu: 220413 chôn tại thôn Chan, xã Hải Nhân – huyện Tĩnh Gia;

- Điểm ĐCCS có số hiệu: 220416 chôn tại thôn Đông Trung, xã Bình Minh – huyện Tĩnh Gia;

Các điểm này được xây dựng theo hệ toạ độ VN-2000, kinh tuyến trục 105000’00” múi chiếu 300.

b. Tư liệu bản đồ phục vụ khảo sát, thiết kế lưới

- Bản đồ địa hình tỷ lệ 1/25.000 hệ toạ độ VN-2000, kinh tuyến trục 1050, múi chiếu 600.

- Bản đồ địa giới hành chính (thực hiện theo Chỉ thị 364/CT của Chính phủ), tỷ lệ 1/20.000 hệ toạ độ HN-72, kinh tuyến trục 1050, múi chiếu 600.

- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất huyện Tĩnh Gia năm 2014, tỷ lệ 1/25.000. - Bản đồ địa giới hành chính 364 của các xã, thị trấn

- Bản đồ địa hình của khu vực - Bản đồ giải thửa

- Bản đồ thổ nhưỡng

3.2.2.2. Các văn bản áp dụng trong thiết kế thi công

- Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 5 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về bản đồ địa chính.

- Quy định kỹ thuật sử dụng máy thu vệ tinh Trimble Navigation 4000 ST để xây dựng các mạng lưới trắc địa (1991) - Cục Đo đạc và Bản đồ Nhà nước.

- Công văn số 1139/ĐĐBĐVN-CNTĐ ngày 26 tháng 12 năm 2011 của Cục Đo đạc và bản đồ Việt Nam về việc sử dụng công nghệ GPS/GNSS trong đo lưới khống chế trắc địa.

- Thông tư số 973/2001/TT-TCĐC do Tổng cục Địa chính (nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường) ban hành ngày 20 tháng 6 năm 2001 về việc hướng dẫn áp dụng hệ quy chiếu và hệ tọa độ quốc gia VN-2000.

- Thông tư số 49/2016/TT-BTNMT ngày 28 tháng 12 năm 2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định về công tác giám sát, kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu công trình, sản phẩm trong lĩnh vực quản lý đất đai.

3.2.2.3. Thiết kế lưới địa chính

Gần khu vực thi công có 06 điểm toạ độ ĐCCS có số hiệu: 220408, 220413, 220416, 220419, 220431, 220446 Đảm bảo đủ điểm cho việc phát triển mạng lưới khống chế đo vẽ, phục vụ công tác đo vẽ bản đồ địa chính các tỷ lệ 1/1000, 1/2000, 1/5000 phủ trùm 07 xã, thị trấn: Nguyên Bình, Hải Hòa, Hải Nhân, Hải Thanh, Phú Lâm, Phú Sơn và Thị trấn Tĩnh Gia.

- Theo quy định tại điểm 8.1, Điều 5, Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 5 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về bản đồ địa chính, để đo vẽ bản đồ tỷ lệ 1:500 - 1:2000 bằng phương pháp đo vẽ trực tiếp ở thực địa thì trung bình từ 100 ha đến 200 ha có một điểm khống chế tọa độ xác định tương đương điểm địa chính trở lên. (Do địa hình có nhiều đồi núi).

- Qua công tác khảo sát điều tra thực tế, tôi thấy trong khu đo có các loại đất (đất đo vẽ tỷ lệ 1/1000, đất đo vẽ tỷ lệ 1/2000) nằm xen kẽ nhau, địa hình bị chia cắt bởi gò, đống, hệ thống sông, kênh mương; bên cạnh đó còn bị che khuất bởi thực phủ, cây cối. Do đó, nếu thành lập lưới toạ độ địa chính bằng phương pháp đường chuyền hoặc mạng lưới truyền thống sẽ mất nhiều điểm trung gian không sử dụng vào việc phát triển lưới đo vẽ, gây tốn kém về kinh phí và thời gian. Để tiết kiệm kinh phí và đẩy nhanh tiến độ thi công, lưới tọa độ địa chính được thiết kế thành mạng lưới gồm các cặp điểm, từng cặp điểm được thông hướng với nhau và được

đo theo công nghệ GNSS. Các điểm của mạng lưới tọa độ địa chính được đo nối với điểm tọa độ địa chính cơ sở. Với đặc điểm khu đo như trên, để đảm bảo đo vẽ hết diện tích khu đo theo quy phạm hiện hành, diện tích khống chế 1 điểm lưới địa chính P = 201 ha.

- Tổng số điểm lưới địa chính cần thành lập mới của khu đo: N = N1 + N2 + N3 + N4 + N5 + N6 +N7;

- Tổng diện tích khu đo là: 11,268,94 ha. Như vậy, tổng số điểm cần xây dựng là: N = Tổng diện tích khu đo/P = 11.268.94 ha/201 ha = 56 điểm.

Trên cơ sở số điểm cần thiết tôi đã tiến hành thiết kế 56 điểm khống chế địa chính phủ trùm trên toàn bộ ranh giới hành chính 7 xã, thị trấn huyện Tĩnh Gia; Nguyên Bình, Hải Hòa, Hải Nhân, Hải Thanh, Phú Lâm, Phú Sơn và Thị trấn Tĩnh Gia Phân bố cụ thể số lượng điểm địa chính cho 07 xã như sau:

Để đảm bảo mật độ lưới và độ chính xác cao chúng tôi đã thiết kế thêm 1 điểm thuộc xã Ninh Hải, huyện Tĩnh Gia

Bảng 3.2. Bảng số lượng điểm địa chính thiết kế trong khu vực nghiên cứu STT Tên đơn vị hành

chính cấp xã

Diện tích tự nhiên (ha)

Số lượng điểm địa chính thiết kế 1 Xã Nguyên Bình 3318.89 10 2 Xã Hải Hòa 637.60 6 3 Xã Hải Nhân 1551.53 11 4 Xã Hải Thanh 270.54 4 5 Xã Phú Lâm 1917.63 6 6 Xã Phú Sơn 3447.78 12 7 Thị Trấn 124.97 2 8 Xã Ninh Hải 663.5 1 Tổng cộng 11268,94 56

3.2.3. Chọn điểm, chôn mốc địa chính

3.2.3.1. Chọn điểm địa chính

- Đảm bảo góc nhìn xung quanh điểm không bị che khuất là 150o. Trường hợp có hướng bị che khuất khi lập lịch đo phải chọn đủ 5 vệ tinh chung cho các trạm đo đồng thời có quỹ đạo không đi qua hướng đó.

- Cách xa các trạm phát sóng mạnh như trạm vi ba, trạm biến thế điện > 500m. - Từng cặp điểm phải thông hướng với nhau.

- Quy định đánh số hiệu điểm: Để tiện cho việc lưu trữ quản lý và khai thác sau này, điểm tọa độ địa chính được đánh theo cách sau: Đầu tiên là tên viết tắt của cụm từ “địa chính” (ĐC) tiếp theo là tên huyện (TH) cuối cùng là số thứ tự điểm:

ĐC QX-01

Mốc tọa độ địa chính có cấu tạo và được chôn theo quy định tại Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 5 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về bản đồ địa chính. cụm 7 xã, thị trấn Nguyên Bình, Hải Hòa, Hải Nhân, Hải Thanh, Phú Lâm, Phú Sơn và thị trấn Tĩnh Gia

Bảng 3.3: Số điểm thiết kế trên địa bàn khu đo

STT Hạng mục công việc Đơn vị tính Khối lượng

I Điểm khởi tính

1 Tìm, tiếp điểm hạng cao Điểm 6 2 Chôn mốc Điểm 56 3 Đo lưới GPS Điểm 56 4 Tính toán bình sai Điểm 62

II Khối lượng chi tiết

1 Xã Nguyên Bình Điểm 10 2 Xã Hải Hòa Điểm 6 3 Xã Hải Nhân Điểm 11 4 Xã Hải Thanh Điểm 4 5 Xã Phú Lâm Điểm 6 6 Xã Phú Sơn Điểm 12 7 Thị trấn Tĩnh Gia Điểm 2 7 Xã Ninh Hải Điểm 1

Bảng 3.4: Toạ độ các điểm gốc

TT Số hiệu điểm Tọa độ Độ cao

X (m) Y (m) h (m)

TT Số hiệu điểm Tọa độ Độ cao X (m) Y (m) h (m) 2 220413 2152058,740 579428,190 2,584 3 220416 2149161,785 585028,884 92,023 4 220419 2148112,957 571949,341 35,716 5 220431 2153518,681 570785,272 35,165 6 220446 2152073,673 568174,717 84,217

3.2.3.2. Đúc mốc, chôn mốc, xây tường vây, lập ghi chú điểm

Việc đúc mốc đảm bảo bê tông đạt mác 200 (theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4453-1995).

Quy cách mốc, tường vây tuân thủ theo Phụ lục 06 - kèm theo Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 5 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về bản đồ địa chính, cụ thể: - Kích thước mốc địa chính: + Đáy dưới: 40.0 cm x 40.0 cm + Đáy trên: 20.0 cm x 20.0 cm + Chiều cao: 50.0 cm - Nắp mốc có kích thước: 20 cm x 20 cm, cao 10 cm.

Hình 3.3: Quy cách mốc địa chính

(Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành năm 2014)

- Chôn mốc: Khảo sát thực địa để chuyển bản thiết kế ra thực địa sau khi chọn điểm theo thiết kế và điều kiện địa hình thực tế, tiến hành đóng cọc đánh dấu hoặc đào hố đánh dấu điểm đã chôn.

- Tất cả các mốc địa chính đều được xây tường vây bảo vệ theo đúng qui cách mốc qui định, bề mặt tường vây ghi chú theo đúng quy trình quy phạm.

Hình 3.4: Sơ đồ chọn điểm, chôn mốc

- Sau khi chôn mốc, xây tường vây xong tiến hành lập biên bản bàn giao mốc theo mẫu trong Phụ lục 08 - kèm theo Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 5 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

- Lập ghi chú điểm: ghi chú điểm địa chính được lập theo mẫu ở Phụ lục số 07 - kèm theo Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 5 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

3.2.4. Tổ chức đo GPS

3.2.4.1. Lập lịch đo

Đối với máy GPS một tần, việc lập lịch đo tuân thủ theo quy định tại tiết c, mục 18.2, khoản 18, điều 9 Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 5 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường; cụ thể như sau:

- Thời gian đo ngắm đồng thời tối thiểu của ca đo: 60 phút; - Số vệ tinh tối thiểu cần quan sát: 4 vệ tinh;

- PDOP lớn nhất cho phép quan sát: 4,0; - Ngưỡng góc cao vệ tinh lớn hơn: 150;

Hòa, Hải Nhân, Hải Thanh, Phú Lâm, Phú Sơn và thị trấn Tĩnh Gia được thực hiện thông qua module Planing của phần mềm Trimble Business Center (TBC 2.0);

- Các chỉ tiêu kỹ thuật tổ chức đo GPS được quy định tại Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 5 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Các bước thực hiện như sau:

Bước 1: Khởi động chương trình lập lịch và chon chức năng Planning xuất hiện cửa sổ như hình 3.5:

Hình 3.5: Cửa sổ chương trình Trimble Geomatics office

Bước 2: Sau khi chọn chức năng Planning xuất hiện cửa sổ như hình 3.6:

Hình 3.6: Cửa sổ Planning

Của sổ này cho phép người sử dụng chọn khu vực thi công (File → Station): - Chọn trên bản đồ hoặc nhập kinh độ và vĩ độ (ở đây là được nhập kinh vĩ độ); - Nhập đo cao khu đo: ở đây 6m;

chướng ngại vật có ở khu vực lập lưới GPS, ở đây nhập 150; - Chọn ngày đo (4/7/2018);

- Chọn thời gian bắt đầu đo: 7h 30' sáng;

- Chọn biểu thời gian 12 hoặc 24 giờ ngày: chọn 24h/ngày; - Chọn thời gian đo 1 ca: đây chọn 75 phút;

- Chọn múi giờ (Time zone): Việt nam ở múi UTC +7 (như hình ); Nhập xong → Apply → ok

Bước 3: Vào Lists → Intervals: Xuất biểu thời gian và sai số PDOP, xuất hiện bảng như hình 3.7:

Hình 3.7: Cửa sổ Planning (Lists Intervals)

Vào Lists → Elevation/Azimuth: Xuất biểu thời gian tương ứng với góc ngưỡng, xuất hiện bảng như hình 3.8:

Hình 3.8: Cửa sổ Planning (Lists Elevation/Azimuth)

Vào Lists → DOP values: Xuất biểu thời gian tương ứng với các sai số tương ứng, xuất hiện bảng như hình 3.9:

Hình 3.9: Cửa sổ Planning (Lists of DOP values)

- Căn cứ vào thời gian đo hợp lý của công tác lập lịch đo, hệ thống giao thông, thủy lợi của khu đo, dựa vào số lượng máy đo đểtiến hành lập ca đo.

- Các chỉ tiêu kỹ thuật tổ chức đo GPS được quy định tại Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 5 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

3.2.4.2 Thiết kế ca đo

Thiết kế ca đo theo phạm vi từng xã, mỗi xã đều có liên kết cạnh với xã bên tạo thành mạng lưới khép kín, thống nhất phương thức liên kết cạnh. Số lượng máy sử dụng để lập lưới là 06 máy. Các ca đo được bố trí hợp lý, thuận lợi cho công tác di chuyển máy giữa các ca đo.

Áp dụng công thức tính số lượng ca đo: n = m*s/r; Trong đó:

- s là tổng số điểm trong lưới; - r là số máy thu sử dụng để đo;

- m là số lần đặt máy lặp trung bình tại điểm (m không nhỏ hơn 2).

Thiết kế ca đo theo phạm vi từng xã, mỗi xã đều có liên kết cạnh với xã bên tạo thành mạng lưới khép kín, thống nhất phương thức liên kết cạnh. Số lượng máy sử dụng để lập lưới là 06 máy. Các ca đo được bố trí hợp lý, thuận lợi cho công tác di chuyển máy giữa các ca đo.

Áp dụng công thức tính số lượng ca đo: n = m*s/r; Trong đó:

- s là tổng số điểm trong lưới; - r là số máy thu sử dụng để đo;

- m là số lần đặt máy lặp trung bình tại điểm (m ≥ 2).

Theo bảng số liệu trên căn cứ tình hình thi công thực tế, để xây dựng được lưới địa chính cho cụm 7 xã, thị trấn Nguyên Bình, Hải Hòa, Hải Nhân, Hải Thanh, Phú Lâm, Phú Sơn và thị trấn Tĩnh Gia, tôi đã thiết kế 12 ca đo cho 56 điểm GPS mới và 6 điểm gốc địa chính cơ sở; trong đó:

- Gọi A, B, C, D, E, F là các máy thu (06 máy); - m là số lần đặt máy (m ≥ 2)

Bảng 3.5: Thiết kế ca đo Session Máy thu A B C D E F 1 TG-09 TG-26 TG-27 TG-07 TG-08 220431 2 TG-09 TG-26 TG-27 TG-31 TG-28 220446 3 TG-31 TG-28 TG-29 TG-30 TG-44 220446 4 TG-30 TG-29 TG-41 TG-42 TG-49 TG-28 5 TG-41 TG-44 TG-42 TG-45 TG-46 220419 6 TG-45 TG-46 TG-41 TG-44 TG-48 220419 7 TG-42 220419 TG-47 TG-48 TG-45 TG-41 8 TG-47 TG-48 TG-45 TG-46 TG-49 TG-50 9 TG-49 TG-50 TG-15 TG-17 TG-32 TG-39 10 TG-32 TG-39 TG-17 TG-38 TG-40 TG-43 11 TG-40 TG-43 TG-36 TG-37 TG-55 TG-56 12 TG-36 TG-37 TG-21 TG-23 TG-54 TG-55 13 TG-53 TG-54 220416 TG-24 TG-25 TG-37 14 TG-24 TG-25 TG-51 TG-52 TG-22 TG-23 15 TG-22 TG-23 TG-11 TG-12 TG-23 TG-24 16 TG-11 TG-12 TG-06 TG-05 TG-13 TG-14 17 TG-20 TG-21 TG-18 TG-19 TG-35 220413 18 TG-10 220413 TG-34 TG-18 TG-01 TG-02 19 TG-01 TG-02 TG-03 TG-04 220408 TG-10 20 TG-03 TG-04 220431 220408 TG-01 TG-15 21 TG-15 TG-16 TG-37 TG-38 TG-04 220413

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng hệ thống định vị toàn cầu xây dựng lưới địa chính cụm 07 xã, thị trấn, huyện tĩnh gia, tỉnh thanh hóa​ (Trang 42)